tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 10-04-2016

  • Cập nhật : 10/04/2016

Giá dầu 35 USD là "ranh giới sống còn" cho các công ty dầu Mỹ

gia dau 35 usd la "ranh gioi song con" cho cac cong ty dau my

Giá dầu 35 USD là "ranh giới sống còn" cho các công ty dầu Mỹ

Theo Goldman Sachs, giá dầu 35 USD/thùng là không quá thấp và không quá cao, vừa đủ để cổ phiếu của các công ty sản xuất dầu ở Mỹ trở nên hấp dẫn.

Chuyên gia phân tích của Goldman Sachs, Brian Singer cho biết mặc dù giá dầu ở mức trên đã có thể giúp các nhà sản xuất có lãi, nó sẽ ngăn sản lượng dầu đá phiến tăng trở lại quá sớm. Với giá từ 30 đến 35 USD/thùng, các công ty dầu của Mỹ sẽ giữ nguyên sản lượng và nâng giá dầu WTI lên 55-60 USD/thùng trong năm 2017.

“Chúng tôi cho rằng giá dầu trong quý hai năm 2016 đang ở trạng thái lý tưởng”, báo cáo của ngân hàng cho biết. “Chúng tôi sẽ tận dụng tình hình hiện nay để mua thêm cổ phiếu của các công ty dầu đá phiến hoạt động hiệu quả nhất”.

Goldman Sachs cho biết ngân hàng này ưa chuộng cổ phiếu của các công ty sản xuất dầu ở Mỹ như EOG Resources, Diamondback Energy và PDC Energy. Ngân hàng này dự đoán giá dầu WTI sẽ đạt mức trung bình 35 USD trong quý hai năm nay, 38 USD trong cả năm 2016 và 57,50 USD trong năm 2017.

Cơn sốt dầu đá phiến

Sau khi cơn sốt dầu đá phiến châm ngòi cho sự lao dốc của giá dầu từ hơn 100 USD/thùng vào giữa năm 2014, số dàn khoan dầu ở Mỹ đã tụt xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 2009 do tác động của tình trạng thừa cung trên toàn cầu. Giá dầu đã tăng trở lại từ giữa tháng hai trước những đồn đoán rằng các nước sản xuất dầu thuộc và không thuộc OPEC sẽ đạt được một thỏa thuận đóng băng sản lượng.

Tuy nhiên, Goldman Sachs tỏ ra nghi ngờ khả năng OPEC sẽ duy trì việc đóng băng hoặc cắt giảm sản lượng. Ngân hàng dự đoán sản lượng của tổ chức này sẽ tăng 600.000 thùng/ngày trong năm 2016 và 500.000 thùng/ngày trong năm tiếp theo.

Ả Rập Xê-út đã tuyên bố sẽ chỉ đóng băng sản lượng nếu các nước sản xuất dầu khác gồm cả Iran cùng tham gia trong khi Kuwait úp mở rằng nước này sẽ không làm theo đề nghị của Ả Rập Xê-út. Trong khi đó, Iran đã có kế hoạch tăng sản lượng lên 4 triệu thùng/ngày vào cuối tháng 3/2017.

Giá dầu phục hồi

Theo Goldman Sachs, sản lượng dầu của Mỹ có thể giảm 725.000 thùng/ngày trong năm 2016. Cục quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) cho biết từ đầu tháng tư năm nay, sản lượng dầu của nước đạt mức 9 triệu thùng/ngày.

“Sự phục hồi của giá dầu trong năm 2017 sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ giảm sản lượng đủ để cân bằng lại thị trường toàn cầu”, báo cáo của Goldman Sachs nhận định.


Nhãn, chanh Đồng Tháp xuất sang 
Hàn Quốc

Cuối tháng 5, lô nhãn Edor đầu tiên sẽ được xuất sang thị trường Hàn Quốc. Các doanh nghiệp cũng sẽ xuất sang thị trường này khoảng 25 tấn chanh một tháng.

Chia sẻ với VnExpress, ông Trương Văn Rồi - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nhãn Châu Thành (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) cho biết vừa ký biên bản ghi nhớ với Công ty In Jae (Hàn Quốc) về việc tiêu thụ nông sản. Theo đó, cuối tháng 5, lô nhãn Edor đầu tiên sẽ được xuất sang thị trường này.

Hiện chưa có số lượng nhập cụ thể vì công ty Hàn Quốc đang trong quá trình hoàn thiện nhà máy. Nếu lô hàng đầu tiên thuận lợi, lượng hàng cho các đợt sau đó có thể sẽ tăng lên vì đơn vị này hứa hẹn ngoài bán hàng tươi họ còn muốn chế biến nhãn khô đóng hộp.

Bên cạnh mặt hàng trên, mới đây hợp tác xã chanh ở Đồng Tháp cũng sẽ xuất sản phẩm này sang Hàn Quốc khoảng 25 tấn chanh một tháng nếu chất lượng chanh đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu, như có kích cỡ đồng đều, trọng lượng khoảng 30-40gram một trái và không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Trước đó, đoàn công tác của Công ty In Jae đã đến khảo sát vùng nguyên liệu trồng nhãn tại Châu Thành và tham quan vùng trồng chanh tại huyện Cao Lãnh để chuẩn bị việc nhập khẩu hai loại nông sản này.

Hiện Đồng Tháp có 50ha trồng chanh đạt tiêu chuẩn VietGAP, đạt sản lượng hơn 2.000 tấn chanh một năm.


“Không nên đầu tư vào công nghệ lạc hậu của Trung Quốc”

“Không nên đầu tư vào công nghệ lạc hậu của Trung Quốc”
Ông Đặng Ngọc Tùng trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội (Ảnh: T.Chung)
Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (Đại biểu Quốc hội Đồng Nai) nói như vậy với báo chí bên lề Quốc hội sáng 9.4, sau khi Quốc hội đã phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng về việc bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng và 18 Bộ trưởng, trưởng ngành.

Đặt nhiều kỳ vọng vào các thành viên Chính phủ mới, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn lao động Việt Nam nhấn mạnh: Tôi đặt rất nhiều kỳ vọng vào Chính phủ mới được Quốc hội phê chuẩn lần này. Tôi thấy có nhiều đồng chí trong Chính phủ mới gần gũi với người lao động và nhân dân, am hiểu về tình hình của đất nước.

Tôi hy vọng Chính phủ mới trên cơ sở nguyện vọng, trên cơ sở thực tế, phấn đấu đưa đất nước của chúng ta phát triển trong thời gian sắp tới. Đặc biệt, Chính phủ mới phải cương quyết hơn nữa trong việc đấu tranh chống tệ nạn xã hội, phòng chống tham nhũng vốn là những ung nhọt trong xã hội.

Ông Đặng Ngọc Tùng cũng cho biết: Chính phủ mới phải xây dựng nền kinh tế đất nước của chúng ta bền vững, tự chủ, không lệ thuộc vào nền kinh tế của bất kỳ nước lớn nào. Điều này rất quan trọng. Đất nước ta ở kế bên Trung Quốc là một nước lớn. Những năm vừa qua, kinh tế của ta lệ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc. Nhập siêu ngày càng tăng. Các công trình Trung Quốc trúng thầu ở ta thường bị kéo dài tiến độ, chất lượng không tốt. Điều này làm lụi bại, trì trệ nền kinh tế đất nước của chúng ta. Tôi cho rằng về đầu tư, chúng ta cần tập trung vào các công nghệ hiện đại của các nước tiên tiến trên thế giới chứ không nên đầu tư vào công nghệ lạc hậu của Trung Quốc.

“Một điều nữa chúng tôi kỳ vọng là Chính phủ phải làm sao bảo vệ, tạo điều kiện cho ngư dân bám biển, đặc biệt ở khu vực Hoàng Sa và Trường Sa, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển. Điều này đòi hỏi Chính phủ phải cương quyết, vững vàng, trên cơ sở ý nguyện của nhân dân. Tôi tin rằng nhiệm kỳ này Chính phủ sẽ có những bước tiến, là một Chính phủ hành động, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân cả nước” – ông Tùng nói.

Còn đại biểu Đặng Thành Tâm (TP.HCM) cũng cho rằng, nhiệm kỳ 5 năm tới của Chính phủ có những thuận lợi khó khăn nhất định. Chính phủ “thừa hưởng” di sản rất nặng nề của tham nhũng, lãng phí và theo tôi Chính phủ phải giải quyết vấn đề này rất triệt để, trên cơ sở đó mới tiết kiệm chi phí, chi tiêu vào việc hữu ích hơn.

Trong thời kỳ hội nhập sâu rộng như hiện nay, Việt Nam lại đang nằm trong nhóm nước có mức phát triển yếu nhất trong TPP, tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao nên nếu chúng ta không quyết liệt, không có chính sách thì doanh nghiệp không vươn lên được. Trong chính sách đó phải làm sao có sự hòa nhập giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp quốc tế, phải có sự mở cửa của chính doanh nghiệp trong nước sẵn sàng liên doanh liên kết với doanh nghiệp nước ngoài. Trên cơ sở đó chúng ta mới tồn tại.

“Đặc biệt, nòng cốt của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chúng ta đã đưa ra nhiều chính sách đột phá kinh tế, nhưng phải quyết liệt hơn nữa. Muốn doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển được, chúng ta phải mở cửa cho họ tiếp cận với tài nguyên đất nước, đi cùng xây dựng cơ chế chính sách. Giới doanh nghiệp chúng tôi đặt nhiều tin tưởng, kỳ vọng vào Chính phủ mới sẽ có những đột phá mới, mạnh mẽ” – ông Tâm nói.

Chia sẻ kỳ vọng của mình, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) cũng kỳ vọng Chính phủ mới phải cải tổ được chính mình. Ông Quốc nói: Nhìn vào danh sách nhân sự mới của Chính phủ, tôi đặt nhiều hy vọng, bởi với con người mới. Nếu những yếu tố mới đó biết kế thừa những cái cũ, kể cả những mặt thành công cũng như chưa thành công và cần phải có thêm sự mạnh mẽ trong thay đổi cơ chế để người mới phát huy hiệu quả nhất, tôi nghĩ sẽ rất đáng kỳ vọng.

Chính phủ là cơ quan hành pháp, nhưng nó chỉ thực hiện tốt nhất trên nền tảng bộ máy trong sạch và minh bạch. Hiện nay, vấn đề tiên quyết là con người. Mà ở cơ quan hành pháp, con người là yếu tố trực tiếp đối với đời sống, với người dân.

“Tôi cho rằng điều quan trọng nhất là Chính phủ mới phải cải tổ được tổ chức của mình. Trong đó có cả vấn đề chúng ta đề cập nhất nhiều là biên chế. Nhưng điều quan trọng nhất, phải tìm ra được phương thức hợp lý. Tôi ví dụ như tình trạng thiếu hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương, hay tham nhũng đi kèm theo nó. Cần đặt vấn đề rất thực tế: Lương bổng thấp như thế này thì không tiêu cực mới lạ. Còn nếu chúng ta cứ giả đò là không có chuyện đó, thì chúng ta không bao giờ giải quyết tận gốc được. Tôi rất mong từ thực tiễn này, Chính phủ mới mạnh dạn đưa ra các vấn đề của cuộc sống, cải cách hành chính, mà thực chất là cải cách bộ máy con người của mình” – ông Quốc nhấn mạnh.


Thanh lý ụ nổi 83M: Mua 462 tỉ đồng, Vinalines chào giá 34,85 tỉ đồng

Thanh lý ụ nổi 83M: Mua 462 tỉ đồng, Vinalines chào giá 34,85 tỉ đồng
Ngày 8.4, đại diện Vinalines cho biết đang tiến hành các thủ tục để bán đấu giá ụ nổi 83M, nhưng khẳng định sẽ không bán dưới 34,85 tỉ đồng, trong khi đó, việc chiếc ụ nằm ỳ nhiều năm tại cảng Gò Dầu B gây khó cho doanh nghiệp và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hàng hải.

Sẽ không bán dưới giá sàn 34,85 tỉ đồng

Trao đổi với PV, ông Trần Tuấn Hải - Trưởng ban Chiến lược phát triển và Truyền thông, TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - cho biết về việc thanh lý ụ nổi 83M, TCty đã báo cáo và nhận được sự chấp thuận của Bộ GTVT. Về trình tự thanh lý, Vinalines sẽ bán dưới hình thức đấu giá tài sản công khai và bán nguyên trạng. Hiện Vinalines đang làm các thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật và đã hoàn tất việc thuê thẩm định giá. Vinalines chốt giá khởi điểm 34,85 tỉ đồng và sẽ đấu giá dựa trên mức giá sàn này.

Trước những thông tin cho rằng ụ nổi này hiện chỉ có trị giá khoảng 1 tỉ đồng và chi phí tháo dỡ có thể còn cao hơn giá bán, đại diện Vinalines khẳng định đang thương thảo để thuê một đơn vị tư vấn bán đấu giá và dự kiến sẽ tiến hành đấu giá vào giữa tháng 5.2016. Ông Hải cũng cho biết TCty sẽ không bán thấp hơn giá sàn 34,85 tỉ đồng và bán nguyên trạng nên không có chuyện TCty phải chịu chi phí tháo dỡ, còn việc tháo dỡ hay duy trì trạng thái để sử dụng là việc của nhà đầu tư sau khi hoàn tất thủ tục mua.

Ông Hải cũng cho hay, tới nay đã có 3-4 nhà đầu tư quan tâm và tới khảo sát. Khi được hỏi về phương án của TCty nếu ụ nổi không bán được với giá sàn, ông Hải cho rằng nếu không có người mua với mức giá sàn, TCty sẽ báo cáo lại Bộ GTVT và trình các phương án để xử lý tiếp nên không loại trừ việc có thể tổ chức đấu giá lần 2.

Ụ nổi nằm ỳ, doanh nghiệp khó mở rộng đầu tư

Trong khi đó, đại diện lãnh đạo cảng Gò Dầu B (H.Long Thành, Đồng Nai) cho biết: Khi ụ nổi mới được đưa về đây, có cả một hệ thống rất nhiều phương tiện gồm cả tàu thuyền và con người để đảm bảo an toàn. Thậm chí, họ còn thuê thuyền trực chiến 24/24h để đảm bảo an toàn, vừa là để bảo vệ ụ nổi rất chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay thì toàn bộ ụ nổi này được phó thác cho nhóm 4-5 người trông coi. Họ dùng nước sạch từ các bể chứa sẵn có trong ụ nổi để sinh hoạt, điện chiếu sáng sử dụng bình ắcquy.

Theo đại diện cảng, hiện phải luôn kiểm tra hệ thống dây neo và tăng cường kiểm tra giám sát, tránh mất an toàn giao thông. Mới đây cũng có một đoàn của Cty Công nghiệp tàu thủy VN tới khảo sát và dự kiến chuyển ụ nổi này ra nhà máy đóng tàu tại miền Trung, tuy nhiên đến nay ụ nổi vẫn nằm nguyên tại chỗ. “Chúng tôi mong muốn ụ nổi sớm được di dời để đầu tư xây dựng cầu cảng” - vị đại diện này cho biết.

Các công nhân làm việc ở khu vực bến tàu cũng cho hay: “Chúng tôi thấy cái ụ này kéo về cảng được 5-6 năm nay rồi nhưng chả thấy hoạt động sửa chữa tàu gì cả, chỉ thấy tàu ngày càng bị mục nát, trông như bãi phế liệu”. Cũng theo đại diện này, ụ nổi đang gây ảnh hưởng tới khai thác luồng tuyến và sự an toàn cho các phương tiện khác. Thậm chí, ụ nổi từng trôi khỏi khu vực neo đậu, đụng hỏng trụ neo bến B3, về phía cảng cũng đã không cho thuê nữa mà ụ nổi 83M này hiện chỉ “đậu nhờ”.

Cty CP cảng Đồng Nai từng cho biết đã có văn bản yêu cầu di dời ụ 83M ra khỏi cảng Gò Dầu B. Theo đó, ụ này nằm ở cảng nhiều năm, gây thiệt hại cho cảng rất nhiều. Nơi ụ đang neo đậu nằm sát bến tàu, khiến cảng không thể khai thác được vùng nước và đảm bảo an toàn hàng hải. Cty CP cảng Đồng Nai đã nhiều lần gửi kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất Bộ GTVT sớm di dời ụ nổi 12.000 DWT này ra khỏi khu vực cảng Gò Dầu để đảm bảo an toàn cho tàu ra vào cảng vận chuyển hàng.

Thời gian neo đậu ở khu vực này, ụ nổi từng đụng hư hỏng trụ neo bến B3 của cảng. Cty đề nghị di dời ụ nổi ra khỏi vùng nước của cảng Gò Dầu để đảm bảo an toàn cho tàu ra vào cảng. Theo Cty CP cảng Đồng Nai, hiện nay đang vào mùa mưa bão nên nguy cơ mất an toàn của ụ nổi gây cho cảng là rất cao.


Điều gì ám ảnh 4 đời Chủ tịch Fed?

hom qua (7/4), chu tich cuc du tru lien bang my janet yellen cung voi 3 nguoi tien nhiem la ben bernanke, alan greenspan va paul volcker da cung co mat tai mot su kien o new york.

Hôm 7/4, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Janet Yellen cùng với 3 người tiền nhiệm là Ben Bernanke, Alan Greenspan và Paul Volcker đã cùng có mặt tại một sự kiện ở New York.

Trên sóng truyền hình trực tiếp, cả 4 người đều khẳng định không phải Mỹ đang ở trong bong bóng tài chính, nhưng không có nghĩa là mọi thứ đều ổn.

“Kinh tế Mỹ đang đi trên con đường vững chãi chứ không phải đang ở trong bong bóng”, bà Yellen nói. Trong khi đó Ben Bernanke cho rằng kinh tế Mỹ đã hồi phục suốt 7 năm qua không có nghĩa là một cuộc khủng hoảng khác chắc chắn sẽ ập đến.

Tuy nhiên, cả 4 vị Chủ tịch đều đồng ý về một điểm: họ đang lo lắng rất nhiều. Nỗi lo lắng ấy xuất phát từ vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nỗi lo lắng lớn nhất của bà Yellen là sức khỏe của các nền kinh tế khác. “Mỹ đang bị kinh tế toàn cầu kéo tụt lại phía sau”, bà nói. Nhớ lại tháng trước, Fed cũng đã quyết định không tăng lãi suất bởi vì những rủi ro từ bên ngoài.

Đối với Ben Bernanke, Quốc hội Mỹ mới là điều khiến ông lo lắng, đặc biệt là trong trường hợp một cuộc khủng hoảng khác xảy ra. “Khi NHTW không còn liều thuốc nào cho nền kinh tế, chính sách tài khóa sẽ đóng vai trò chủ đạo”, ông nói. Bernanke đổ lỗi cho Quốc hội Mỹ đã không tung ra đủ biện pháp kích thích tài khóa để thúc đẩy tăng trưởng.

Trong khi đó Greenspan cho rằng vấn đề lớn nhất chính là năng suất của nước Mỹ nói riêng và các nước phát triển nói chung không tăng lên. Cùng những công nhân đó nhưng họ không còn làm ra nhiều sản phẩm như trước.

“Tôi nghĩ rằng vấn đề chính của kinh tế Mỹ là sản lượng chỉ tăng trưởng chưa đến 1% mỗi năm trong suốt 5 năm qua”, Greenspan nói.

Giải pháp mà Greenspan đưa ra là các công ty phải tăng cường đầu tư. Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ đang “ngồi” trên đống tiền mặt khổng lồ.

Paul Volcker – Chủ tịch Fed từ năm 1979 đến 1987 – tự coi mình là một “cựu chiến binh” dày dạn kinh nghiệm. Ông cho rằng bùng nổ hay suy thoái chỉ là những hiện tượng rất tự nhiên của nền kinh tế. Tuy nhiên, đúng là trong thế giới tài chính đang tồn tại những lỗ hổng. Nhiều phần của hệ thống tài chính không giúp tăng năng suất của nền kinh tế. Có lẽ điều mà Volcker muốn ám chỉ chính là hoạt động của một vài quỹ đầu cơ.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 11-04-2016

    Chủ tịch FED: Mỹ không phải nền kinh tế bong bóng
    Kiều hối 3 tháng đạt 1,15 tỉ USD
    Tập đoàn tài chính Singapore rót 20 triệu USD vào dự án DepotMetro Tower – Tham Lương
    Đưa thuế nhập khẩu sắt, thép sản xuất tanh lốp xe về 0%
    Hãng xe Đài Loan Luxgen đổi chủ tại Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 11-04-2016

    WB: GDP Việt Nam sẽ tăng chậm lại, nhưng vẫn trên mức 6% trong 3 năm tới
    5 ngân hàng tài trợ gần 2.300 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp TP.HCM
    Thị trường ô tô Việt Nam quý I: Thaco chiếm tới 30% thị phần
    Vietinbank: Quý 2/2016 dự kiến hoàn tất sáp nhập PGbank, áp lực tăng vốn năm 2016
    VAMC dự báo thu hồi vượt mức 20% nợ đã mua

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 11-04-2016

    Vàng tiếp tục tăng tốc lên cao nhất 3 tuần
    Giá USD ngân hàng không có nhiều biến động
    Đang thanh tra dự án thép tỷ đô, Guang Lian bất ngờ muốn trở lại
    Kiên Giang kêu gọi đầu tư vào 4 vùng du lịch trọng điểm
    Bất Động Sản đua nhau phát hành cổ phiếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 11-04-2016

    Bắt giữ hơn 700 sản phẩm tân dược, tinh dầu… nhập lậu
    Xây dựng nhãn hiệu cho dâu tây Đà Lạt
    Hải quan Long An: Bắt giữ vụ buôn lậu lớn
    Chống gian lận trong gia công, sản xuất xuất khẩu còn nhiều khó khăn
    Cục Thuế TP.HCM: Hỗ trợ và tiếp nhận 30 ngàn hồ sơ quyết toán thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 11-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 11-04-2016

    Nông sản Bắc Mỹ rầm rộ tìm đường vào Việt Nam
    VASEP đề nghị giải quyết vướng mắc cho DN nhập khẩu thủy sản
    Bán được cả triệu tấn thép/tháng sau quyết định áp thuế
    Sôi động thì trường xuất khẩu gạo
    Thị trường Trung Mỹ, Trung Đông chưa “rộng cửa” cho hàng thủy sản

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-04-2016

    Diện tích bán lẻ tại TPHCM vẫn thua Hà Nội
    Dự án 3.000 tỉ tại Long Biên vừa về tay đại gia nào?
    Vĩnh Hoàn dẫn đầu xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm
    Canon bất ngờ mua lại công ty y tế của Toshiba
    Các ngân hàng Việt đứng bét ASEAN về lợi nhuận

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-04-2016

    Sản phẩm chống trộm giúp Việt Tiệp thu về hơn 800 tỷ đồng trong năm 2015
    Đối tác ngoại sắp mua 500 tỷ đồng trái phiếu Nam Long
    Đình chỉ xuất xưởng một dòng xe tải của Ôtô Trường Hải
    Hải Phát chi hơn 500 tỷ thâu tóm 7.200m2 đất vàng Tố Hữu
    Thâu tóm giành thị phần: Nhà giàu Việt song đấu ông lớn ngoại

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 10-04-2016

    Đồng USD vượt lên so với yen sau phát biểu của Bộ trưởng tài chính Nhật Bản
    Kiến nghị sớm đưa thủy sản nhập khẩu vào diện hoàn thuế trước, kiểm tra sau
    Kinh doanh sòng bạc: 7 năm chờ… nghị định
    Điểm mặt 10 đại gia bất động sản nợ thuế đất
    Thị trường căn hộ chung cư: Nơi tăng giá, nơi nói không

  • Tin kinh tế đọc nhanh 10-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 10-04-2016

    Quỹ Warburg Pincus: Việt Nam là thị trường chiến lược dài hạn
    Carlsberg chi 450 tỷ đồng tiếp thị nhãn bia Tuborg vào Việt Nam
    Thế giới di động có đi vào “ngõ cụt” tăng trưởng?
    KLS đưa ra 4 lý do giải thể công ty
    Sợ thua đối thủ ngoại, thủy sản ‘xin’ được vay ngoại tệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 09-04-2016

    Ngân hàng trung ương các nước giảm mua vàng
    Hạt điều 'ngóng' TPP
    Bị từ chối bồi thường bảo hiểm, một công ty khởi kiện ra tòa
    Quỹ VOF đầu tư 50 triệu USD vào 2 doanh nghiệp
    Nhiều doanh nghiệp game online trốn thuế, nuôi web "đen"