tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-07-2016

  • Cập nhật : 05/07/2016

Forbes: Ông Phạm Nhật Vượng có trên 49.000 tỷ đồng tài sản ròng

Với 2,2 tỷ USD tài sản ròng (tương đương hơn 49.000 tỷ đồng), ông Phạm Nhật Vượng hiện đang xếp thứ 903 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Chỉ trong vòng 4 tháng, ông Vượng đã nâng tài sản thêm 400 triệu USD và qua đó tăng 108 bậc trong bảng xếp hạng của Forbes.

ong pham nhat vuong dang la nguoi viet duy nhat co ten trong danh sach nhung nguoi giau nhat the gioi do forbes binh chon

Ông Phạm Nhật Vượng đang là người Việt duy nhất có tên trong danh sách những người giàu nhất thế giới do Forbes bình chọn

Theo cập nhật của Tạp chí Forbes, tính đến ngày 7-6-2016, tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đã lên tới 2,2 tỷ USD (gần 49.150 tỷ đồng). Con số này đưa ông Vượng lên vị trí thứ 903 trong danh sách những người giàu nhất thế giới. Ông Vượng vẫn là tỷ phú đô la đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam thời điểm này, theo Forbes.

Trước đó vào hồi tháng 3-2016, Forbes công bố danh sách những người giàu nhất thế giới và ông Vượng xếp thứ 1.011 với 1,8 tỷ USD tài sản ròng. Như vậy, chỉ trong vòng 4 tháng, ông Vượng đã nâng tài sản thêm 400 triệu USD và qua đó tăng 108 bậc trong bảng xếp hạng của Forbes.

So với 2015, thứ hạng của ông Phạm Nhật Vượng trong danh sách những người giàu nhất thế giới đã tăng 215 bậc với khối lượng tài sản gia tăng là 700 triệu USD.

Hiện tại, ông Vượng đang là cổ đông lớn nhất tại Tập đoàn Vingroup, nơi ông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Số cổ phần ông Vượng hiện nắm giữ lên tới 591 triệu đơn vị, tương ứng 27,45% vốn điều lệ tập đoàn.

Tính theo thị giá cổ phiếu VIC tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trước là 51.000 đồng/cổ phiếu, hiện ông Vượng đang có 30.141 tỷ đồng tài sản trên thị trường chứng khoán, nới rộng khoảng cách so với những tỷ phú còn lại trong danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu VIC đã có thời gian giao dịch đầy ấn tượng kể từ đầu năm đến nay. So với đầu năm, giá cổ phiếu này đã tăng tới 24%, lên mức cao nhất kể từ thời điểm niêm yết 19-9-2007 (tính theo giá điều chỉnh). Tại mức giá này, vốn hóa thị trường Vingroup đạt xấp xỉ 110.000 tỷ đồng, tương đương 5 tỷ USD và đứng thứ 4 về vốn hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Vào ngày 28-6 vừa rồi, Vingroup đã chốt danh sách cổ đông phát hành cổ phiếu để trả cổ tức. Theo đó, tập đoàn dự kiến phát hành 213,38 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 1.000 :110 (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được nhận 110 cổ phiếu mới). Giá trị phát hành theo mệnh giá gần 2.134 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế lũy kế năm 2015 và quý I-2016.

Với sở hữu hiện tại, vợ chồng ông Phạm Nhật Vượng dự kiến sẽ nhận thêm gần 68,66 triệu cổ phiếu mới (hơn 3.500 tỷ đồng). Hiện tại, bà Phạm Thu Hương (vợ ông Vượng) đang là Phó Chủ tịch Vingroup cũng sở hữu tới 101,9 triệu cổ phiếu tương đương 4,73% vốn điều lệ tập đoàn này. Tài sản của bà Hương ước tính xấp xỉ 5.200 tỷ đồng (xếp thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam).(HQ)


Thêm kênh quảng bá đặc sản miền Tây

PGS-TS Nguyễn Phú Son, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ và Chuyển giao công nghệ - Trường ĐH Cần Thơ, thông tin: “Cửa hàng giới thiệu và phân phối đặc sản ĐBSCL đã được khai trương với hơn 300 sản phẩm từ 30 doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất trong khu vực. Đây là những đặc sản được chế biến, đóng gói, chất lượng bảo đảm sạch”.

dac san dbscl duoc bay ban trong cua hang cua truong dh can tho

Đặc sản ĐBSCL được bày bán trong cửa hàng của Trường ĐH Cần Thơ

Trường ĐH Cần Thơ đang phối hợp với nhiều DN nhỏ và vừa ở ĐBSCL nâng cao sức cạnh tranh, tìm đầu ra cho sản phẩm.

Theo anh Nguyễn Minh Kiêm, quản lý cửa hàng giới thiệu và phân phối đặc sản ĐBSCL, đặc sản của nhiều địa phương được quy tụ về đây như gạo thơm ST 20 (Sóc Trăng); mắm cá lóc Bà Giáo Khỏe, khô cá tra phồng (Châu Đốc); rượu nếp Phú Lễ Ông Già Ba Tri, dầu dừa tinh khiết (Bến Tre); khô cá khoai Tiến Hải, mắm tép Hảo Ngon, chả hoa Năm Thụy (Trà Vinh); khô cá Tứ Quý (Đồng Tháp)…

Ông Son cho biết ngoài giúp quảng bá sản phẩm, Trường ĐH Cần Thơ còn hỗ trợ nhiều DN xây dựng phần mềm, cách quản trị và làm thương hiệu, chuyển giao công nghệ để họ làm ra sản phẩm mới hoặc hoàn thiện đặc sản đã có. Chẳng hạn, nước chấm của một DN bán trong cửa hàng bị phản ánh quá mặn, trường sẽ chuyển thông tin này cho DN. Nếu DN không có cách điều chỉnh, trung tâm sẽ giao cho bộ môn công nghệ thực phẩm nghiên cứu, sau đó sẽ chuyển giao công nghệ xử lý cho DN. Công nghệ bảo quản khô các loại được lâu hơn cũng được trường chuyển giao cho nhiều cơ sở...

Nhiều cơ sở có hàng hóa trưng bày tại trung tâm cho biết sản phẩm của họ rất khó đưa vào siêu thị do làm theo mùa, sản lượng không nhiều, kinh nghiệm tiếp thị yếu… Muốn vào các kênh phân phối hiện đại, sản phẩm phải có thời gian bảo quản 1-2 tháng, trong khi nhiều đặc sản có thời hạn sử dụng không quá 10 ngày. Muốn kéo dài thời gian bảo quản, cơ sở sản xuất phải có nhiều vốn để đầu tư công nghệ.

Ông Nguyễn Trường Chinh, Chủ nhiệm CLB Đặc sản Trà Vinh, bày tỏ: “Cái khó của các cơ sở là thiếu kỹ thuật cao để có sản phẩm tốt, thời gian bảo quản lâu, xử lý vi sinh... Vì vậy, CLB đang phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ để khắc phục những hạn chế này”.

PGS-TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ, nhận định: “Một trong những nút thắt khiến nhiều đặc sản ở ĐBSCL không thể mở rộng thị trường là đầu mối tiêu thụ. Để giải quyết vướng mắc này, trường đang xúc tiến xây dựng thêm 12 trung tâm phân phối đặc sản đặt tại nhiều địa phương ở ĐBSCL, đồng thời tiếp cận hệ thống siêu thị cũng như các trung tâm phân phối tại TP HCM, Hà Nội. Việc làm này cũng có lợi cho sinh viên ngành thị trường, thương mại của trường khi được tham gia phân phối hàng hóa”.


Nhập khầu dầu thô của Ấn Độ từ Iran tăng vọt trong tháng 6

Số liệu sơ bộ của Reuter cho thấy Ấn Độ nhập khẩu dầu thô của Iran tăng khoảng 39% trong tháng 6 so với năm trước.
Trong nửa đầu năm 2016, Ấn Độ nhập khẩu dầu thô Iran tăng vọt khoảng 58% lên khoảng 342.000 thùng mỗi ngày, so với 216.500 thùng mỗi ngày trong cùng giai đoạn năm ngoái.
Công ty năng lượng HPCL-Mittal Energy HMEL, đa sở hữu bởi tập đoàn lọc dầu nhà nước Hindustan Petroleum Corp, đã ngừng nhập khẩu dầu từ Iran trong tháng 11/2012 dưới áp lực từ các lệnh trừng phạt của phương Tây về chương trình hạt nhân tham vọng của Iran. Công ty này đã nhập một lô hàng từ Tehran sau ba năm rưỡi gián đoạn.
Tháng trước HMEL đã nhập khẩu một triệu thùng dầu thô Iran, theo số liệu sơ bộ của các chủ tàu từ các nguồn thương mại và dịch vụ theo dõi tàu.
Các nhà máy lọc dầu Ấn Độ nhập khoảng 381.500 thùng/ngày dầu thô Iran trong tháng 6.
Lượng nhập khẩu trong tháng 6 từ Iran tăng khoảng 0,6% so với tháng 5. Trong tháng 6 năm ngoái, Ấn Độ đã nhập khoảng 274.800 thùng dầu thô mỗi ngày từ Iran.
Nhập khẩu dầu của Ấn Độ từ Iran có thể tăng lên mức cao 7 năm trong năm nay bắt đầu từ 1/4, với các nhà máy lọc dầu tư nhân và nhà nước của quốc gia này cùng nhau mua ít nhất 400.000 thùng/ngày.
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 tới tháng 6, quý đầutiên của năm tài chính hiện nay, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Iran tăng 25,6% lên 384.500 thùng mỗi ngày từ khoảng 306.000 thùng mỗi ngày trong cùng kỳ năm trước.
Nhà máy lọc dầu tư nhân Essar Oil, là khách hàng hàng đầu Ấn Độ nhập khẩu dầu Iran trong tháng 6, đã nhập khẩu khoảng 180.600 thùng mỗi ngày, tiếp sau là nhà máy lọc dầu Mangalore và công ty Petrochemicals với khoảng 69.000 thùng mỗi ngày và công ty Reliance Industries với khoảng 64.000 thùng mỗi ngày.
Tập đoàn dầu Ấn Độ, nhà máy lọc dầu lớn nhất của nước này đã nhập khẩu khoảng 32.000 thùng dầu/ngày.

Xuất khẩu dầu của Iraq giảm trong tháng 6 do tiêu thụ trong nước tăng

Một quan chức tại công ty dầu nhà nước South Oil cho biết xuất khẩu dầu của Iraq từ các cảng phía nam giảm trong tháng 6 do tiêu dùng trong nước tăng bởi nhu cầu làm mát mùa hè.

Việc nạp dầu từ các kho cảng phía nam Iraq ở tốc độ trung bình hàng ngày 3,175 triệu thùng, so với 3,2 triệu thùng mỗi ngày trong tháng 5. Nguồn cung dầu thô cho các nhà máy lọc dầu trong nước tăng do các nhà máy điện chạy nhiều nhiên liệu hơn để giữ vững nhu cầu điều hòa không khí.

Khu vực phía nam sản xuất chủ yếu dầu thô của quốc gia OPEC này.
Chính quyền khu vực Kurd phía bắc xuất khẩu khoảng 500.000 thùng/ngày thông qua một đường ống sang cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng độc lập với chính quyền trung ương ở Baghdad giám sát doanh số dầu thô từ phía nam.

Tiêu thụ xăng của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng 4

 Số liệu mới công bố của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ cho thấy tiêu thụ xăng của Mỹ thấp đáng kể trong tháng 4 so với báo cáo ở thời điểm đó.
Lượng xăng đã cung cấp ra thị trường trong nước đạt trung bình 9,213 triệu thùng/ngày trong tháng 4, theo ước tính trong báo cáo “nguồn cung dầu mỏ hàng tháng” công bố vào 30/6.
Nhu cầu xăng này là thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 4 tuần 9,474 triệu thùng trong báo cáo công bố hồi 4/5.
Việc điều chỉnh giảm trong ước tính tiêu thụ đã kích thích giới phân tích đánh giá lại sức mạnh của nhu cầu xăng tại thị trường đi lại lớn nhất thế giới này.
Nhu cầu xăng mạnh tại Mỹ, cũng nhu các thị trường mới nổi gồm Ấn Độ và Trung Quốc, là lý do chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2016.
Nhu cầu xăng mạnh củng cố lý luận về sự tái cân bằng của thị trường dầu mỏ vì thế bất cứ điều gì mà gây ra việc đánh giá lại có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường dầu mỏ rộng hơn.
Nhưng hầu hết sự giải thích hợp lý của số liệu này cho thấy rằng nhu cầu xăng được báo cáo không đúng trong tháng 4 sau khi được phóng đại trong tháng 3, trong khi xu hướng tăng trưởng nổi bật thay đổi ít.
Hầu hết giới phân tích chú ý tới số liệu nguồn cung xăng hàng tháng do đáng tin cậy hơn bản sao hàng tuần.
Cả hai là ước tính và được tính toán nhu số dư từ báo cáo sản lượng xăng trong nước cộng với nhập khẩu trừ đi xuất khẩu, từ tiếp sự thay đổi trong tồn kho.
Số liệu về sản lượng, nhập khảu và sự thay đổi tồn kho được báo cáo cho EIA trong các khảo sát hàng tuần và hàng tháng. Tuy nhiên số liệu xuất khẩu không được báo cho EIA nhưng báo cho dịch vụ hải quan Mỹ.
EIA phải ước tính số liệu xuất khẩu tại thời điểm đưa ra số liệu hàng tuần, vào thời điểm họ phải đưa ra số liệu hàng tháng họ rất khó khăn có số liệu xuất khẩu từ hải quan Mỹ.
Chủ yếu bởi những vấn đề liên quan tới ước tính xuất khẩu tại thời điểm thực, đã số giới phân tích chú ý tới số liệu hàng tháng do nó chính xác hơn.
Mặc dù có sự khác biệt, sự chênh lệch giữa nhu cầu hàng ngày đã báo cáo trong các khảo sát hàng tuần với số lượng khảo sát hàng tháng chỉ là 260.000 thùng/ngày hay 2,75%.
Mức nhu cầu xăng thấp hơn đã báo cáo trong khảo sát hàng tháng là phù hợp với số liệu khác chỉ ra mức độ hoạt động của nhà máy lọc dầu giảm và mức độ dự trữ xăng cao bất thường trong tháng 4.
Ngay cả ở mức thấp hơn đã báo cáo trong khảo sát hàng tháng, tuy vậy nhu cầu xăng vẫn tăng 74.000 thùng/ngày so với năm 2015 và chỉ thấp hơn mức kỷ lục 2007 là 2.000 thùng/ngày.
Hơn nữa, có một số lý do phải thận trọng trong việc tin cậy vào khảo sát tháng 4 sau khi khảo sát tháng trước đó cho thấy nhu cầu đặc biệt cao trong tháng 3.
Số liệu hàng tháng đưa ra nhu cầu xăng ở mức 9,4 triệu thùng/ngày trong tháng 3, tăng hơn 340.000 thùng/ngày so với cùng tháng năm 2015.
Theo các khảo sát hàng tháng, nhu cầu xăng sau đó sụt giảm 186.000 thùng/ngày giữa tháng 3 và tháng 4, nếu đúng sẽ là rất bất thường.
Nhu cầu xăng thường tăng đáng kể từ tháng 3 tới tháng 4, mức tăng trung bình trong hơn 70 năm qua là hơn 160.000 thùng/ngày.
Nhu cầu xăng chỉ giảm từ tháng 3 tới tháng 4 trong 10 năm của giai đoạn 1945 tới 2015. Sự sụt giảm đáng kể đã trở lại trong năm 1995.
Một kết luận hợp lý là có một số nhiễu trong số liệu này và nhu cầu xăng đã phóng đại trong tháng 3 và không đúng trong tháng 4.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-07-2016

    Rời châu Âu sẽ khiến Anh ngập trong nợ
    Gần 200 hạ nghị sĩ Mỹ ủng hộ bỏ giám sát cá tra Việt Nam
    Tăng trưởng kinh tế của Saudi Arabia trong quý 1 ở mức thấp nhất 3 năm
    Viglacera sẽ lập liên doanh sản xuất vật liệu xây dựng tại Cuba
    Lô bánh trung thu đầu tiên đi Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-07-2016

    George Soros: Brexit mở đường cho khủng hoảng tài chính
    IMF cảnh báo Anh có thể bị tổn thất tới 4,5% GDP vào năm 2019
    Trung Quốc tạo ra phương pháp mới để đánh giá kinh tế mới
    Nhật Bản: ước tính giá sản xuất công nghiệp giảm trong tháng 6
    Kỳ 1 tháng 6/2016: Xuất siêu đạt hơn 1,3 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 06-07-2016

    Giá lương thực sẽ duy trì vững trong thập kỷ tới
    Cá tra sắp được giao dịch trên internet
    Giá tỏi tại Trung Quốc vẫn ở mức cao
    Thất nghiệp của Tây Ban Nha giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 năm
    Chỉ số CPI tháng 6 tăng 0,46%, dự kiến tiếp tục tăng vào tháng 7

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 06-07-2016

    Lượng thép nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng mạnh vào cuối năm nay
    Mua bạc được đánh giá tốt hơn vàng
    Tổng tài sản của TPBank đạt trên 83.200 tỷ đồng trong 6 tháng
    Thị trường chứng khoán Việt Nam: Brexit chỉ là "dư chấn" nhỏ
    BĐS: Thị trường bán lẻ Hà Nội hoạt động ế ẩm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 06-07-2016

    Triều Tiên bán quyền đánh cá cho Trung Quốc giá 30 triệu USD
    8.400 tỷ đồng làm tuyến tàu điện một ray số 3 của TP HCM
    BIDV chính thức được Myanmar cấp phép thành lập chi nhánh 85 triệu USD
    Đồng bảng trượt xuống mức thấp kỷ lục mới trong 31 năm so với đồng USD
    Bộ Tài chính giảm thuế nhập khẩu xăng dầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-07-2016

    Anh rời EU: Đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang EU mất giá từ 5-7%
    Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Australia tăng mạnh
    Người Trung Quốc rục rịch “đổ bộ” sang Anh sắm đồ hiệu
    CHUYÊN GIA KINH TẾ LÊ ĐĂNG DOANH: Hãy ra nước ngoài đầu tư nếu trong nước không tạo điều kiện
    Sau 5 năm, nợ công tăng gần 1 triệu tỉ đồng 

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-07-2016

    TP.HCM: Giao dịch biệt thự, nhà phố tăng trên 81%
    Tỷ phú đầu tư George Soros "ăn đậm" với Brexit
    TP.HCM: XNK 6 tháng tăng hơn 3,4 tỷ USD
    Kiểm dịch thủy sản NK vẫn còn nhiều bất cập

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 05-07-2016

    Đấu giá nhập khẩu 85.000 tấn đường theo hạn ngạch thuế quan 2016
    Trong 6 tháng, các quỹ đầu cơ mất 2,9 nghìn tỷ USD
    Thu hút FDI và quyền lựa chọn dự án của Việt Nam
    Huế: Xây dựng KCN Phong Điền thành KCN hỗ trợ ngành dệt may
    ANA Holdings chính thức trở thành cổ đông chiến lược của Vietnam Airlines

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-07-2016

    Xuất khẩu cá tra tăng mạnh ở thị trường Mỹ, Trung Quốc, Brazil
    Ngày 12/7: Đấu giá gần 8 triệu cổ phần Công ty Nhà và Thương mại Dầu khí
    PBoC: Trung Quốc sẽ không phá giá tiền tệ
    VNG tính bán điện thoại, sản xuất đồ điện tử?
    Mỹ: Tăng trưởng GDP quý I/2016 cao hơn so với dự báo

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-07-2016

    Giá gạo Việt Nam giảm khi vào mùa thu hoạch, gạo Thái Lan vững
    Xuất khẩu hàng dệt may của Ấn Độ có thể bị giảm 2 tỷ USD khi TPP được thực thi.
    Brexit: Thêm cơ hội cho đồng NDT trong giao dịch quốc tế
    Brexit sẽ tác động tới vai trò trung tâm tài chính của London
    Đầu tư 4.500 tỷ đồng cho dự án Trung tâm năng lượng điện tái tạo Bình Định