Bloomberg: Thương mại điện tử Đông Nam Á còn nhiều tiềm năng phát triển; Nhập khẩu than từ Trung Quốc 7 tháng đầu năm giảm gần 1 nửa; Thị trường phân bón 'té nước theo mưa' khi áp thuế tự vệ; Có thể cho phá sản Nhà máy Đóng tàu Dung Quất
Tin kinh tế đọc nhanh 29-04-2017
- Cập nhật : 29/04/2017
Kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt sang Hàn đạt 1,4 tỉ USD
Năm 2016, Việt Nam xuất các mặt hàng nông sản sang Hàn Quốc đạt 1,4 tỉ USD.
Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp - Nông nghiệp - Thực phẩm và chăn nuôi Hàn Quốc tham quan quầy trưng bày các sản phẩm gạo Việt, Hàn, Nhật, Thái tại Lotte Mart (Q.7, TP.HCM) ẢNH: HẰNG NGA
Tại Lễ khai trương chuỗi các nhãn hàng thực phẩm hiệu K-Foorand Zone (Hàn Quốc) đầu tiên tại Lotte Mart (Q.7, TP.HCM) vào chiều 26.4, ông Kim Jae Su, Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp - Nông nghiệp - Thực phẩm và chăn nuôi Hàn Quốc cho biết sau hơn một năm phá bỏ “bức tường thuế quan” từ Hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn Quốc có hiệu lực, thương mại hai nước đã phát triển rất tốt.
Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt - Hàn đạt hơn 40 tỉ USD và cả hai quốc gia đang hướng đến mục tiêu đạt 70 tỉ USD vào năm 2020. Trong đó, riêng hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc lớn gần gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc sang Việt Nam. Cụ thể, năm 2016, Việt Nam xuất các mặt hàng nông sản sang Hàn Quốc đạt 1,4 tỉ USD. Ở chiều ngược lại, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm Hàn Quốc sang Việt Nam đạt 500 triệu USD.
Ông Lee Jang Hwan, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp thực phẩm Hàn Quốc cũng nhấn mạnh người tiêu dùng trẻ Việt Nam đang yêu chuộng thực phẩm Hàn Quốc, đặc biệt các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Ở chiều ngược lại, thủy sản từ Việt Nam rất được người tiêu dùng Hàn yêu chuộng.
Theo bà Jeong Su-Yeon, Phó giám đốc Phòng Xúc tiến xuất khẩu (Bộ Lâm nghiệp - Nông nghiệp - Thực phẩm và chăn nuôi Hàn Quốc), hiện Việt Nam đang xuất sang Hàn các loại: tôm, mực, bạch tuộc, cà phê, cá khô, tiêu… và các sản phẩm này đang ngày càng tăng về số lượng.(Thanhnien)
-----------------------------------
Hậu Brexit: 4.000 nhân viên Deutsche Bank sắp mất việc
Ngân hàng Deutsche Bank của Đức cảnh báo rằng 4.000 nhân viên tại chi nhánh Anh có thể mất việc hoặc phải chuyển sang các chi nhánh thuộc Liên minh châu Âu EU do hậu quả của việc Anh rút khỏi khối này.
Deutsche Bank là ngân hàng lớn nhất của Đức và chi nhánh tại Anh có 9.000 nhân viên, trong đó có 7.000 người làm việc tại London. Ngân hàng này hiện đang thắc mắc những giao dịch trị giá triệu Euro phải giải quyết như thế nào sau khi Anh rời EU.
“Chỉ nhân viên thuộc EU mới được giao dịch với khách hàng EU. Vậy chẳng lẽ tôi phải chuyển hết 2.000 nhân viên giao dịch về Đức? Đây là con số không hề nhỏ!”, Sylvie Matherat, giám đốc điều hành của Deutsche nói. Bà cũng nói thêm 2.000 nhân viên khác cũng có khả năng mất việc nếu nhà chức trách Anh yêu cầu ngân hàng chuyển cả các bộ phận hỗ trợ đi, ví dụ bộ phận quản trị rủi ro.
Trong khi đó, mới tháng trước Deutsche Bank còn lên kế hoạch chuyển đến một trụ sở chính mới tại London trong năm 2023.
Ngân hàng Anh BOE ra hẹn đến ngày 14/7 các ngân hàng thương mại phải giải thích được kế hoạch hoạt động sau khi Anh rời EU và cảnh báo họ có thể phải đối mặt với mọi tình huống, kể cả một Brexit “cứng”. Tháng trước, BOE gửi điện đến hàng trăm ngân hàng, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác yêu cầu làm sẵn kế hoạch dự phòng.
Các trung tâm tài chính EU như Frankfurt, Paris và Dublin đang tranh nhau nhiều việc làm, trụ sở và mảng kinh doanh có khả năng bị đẩy khỏi London một khi Anh rời đi. Ước tính sẽ có từ chục nghìn đến 232.000 việc làm trong ngành dịch vụ tài chính trên khắp nước Anh sẽ bị ảnh hưởng vì Brexit.
Các ngân hàng lớn khác cũng đang gấp rút lên kế hoạch. Ngân hàng Lloyd từng thông báo sẽ mở một chi nhánh ở Brussels, Bỉ còn JP Morgan đang cân nhắc tìm nơi đặt văn phòng ở Dublin, Ireland. Goldman Sachs cảnh báo hàng trăm vị trí sẽ phải đổi trong khi HSBC có khả năng sẽ chuyển 1.000 nhân viên từ London sang Paris.(NDH)
------------------------------
Sếp Thiên Ngọc Minh Uy làm chủ doanh nghiệp đa cấp mới
Sau khi Phó giám đốc Thiên Ngọc Minh Uy chi nhánh TP HCM trở thành người đứng đầu Gano Excel Việt Nam, doanh nghiệp này đã đổi tên và đăng ký hoạt động đa cấp trở lại trước thời hạn.
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vừa thông báo về việc tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm kể từ ngày 13/4/2017, sớm hơn 1 tháng so với thời hạn tạm dừng hoạt động đa cấp đã được doanh nghiệp này đề nghị trước đây. Việc này diễn ra sau khi doanh nghiệp đổi tên và đổi chủ sở hữu.
Cụ thể, theo thông tin từ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch & Đầu tư TP HCM, Nhã Khắc Lâm có tên cũ là Công ty TNHH Gano Excel Việt Nam do bà Bồ Thị Cẩm Nhung là chủ doanh nghiệp, cũng đồng thời là Giám đốc. Tuy nhiên, ngày 23/3/2017, công ty này đã đổi tên thành Công ty TNHH Nhã Khắc Lâm, chủ sở hữu và người quản lý cũng được chuyển giao cho ông Huỳnh Vĩnh Lợi. Ông Lợi cũng được biết đến với chức danh khác là Phó giám đốc chi nhánh Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy tại TP HCM.
Công ty Nhã Khắc Lâm (trước đó là Gano Excel Việt Nam) được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp lần đầu vào ngày 30/11/2015, song đã xin tạm dừng hoạt động đa cấp từ giữa năm 2016 với lý do giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thuê văn phòng. Đến đầu năm 2017, sau khi hết thời hạn, công ty này tiếp tục xin dừng hoạt động kinh doanh đa cấp cho tới 17/5/2017.
Theo đăng ký, Nhã Khắc Lâm có 8 ngành nghề kinh doanh, trong đó hoạt động chính là bán buôn thực phẩm chức năng; bán lẻ theo phương thức đa cấp các mặt hàng thực phẩm, thực phẩm chức năng, đồ uống, đồ điện gia dụng và đồ dùng gia đình (trừ dược phẩm).
Mới đây, Cục Quản lý cạnh tranh đã thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, trên cơ sở chủ động xin chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp này. Cùng với rút giấy phép, cơ quan này đã phạt Thiên Ngọc Minh Uy hơn 210 triệu đồng do nhiều vi phạm trong quá trình hoạt động kinh doanh đa cấp.
Trao đổi với VnExpress sau khi Cục Quản lý cạnh tranh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty Thiên Ngọc Minh Uy, Phó cục trưởng - Trịnh Anh Tuấn cho biết cơ quan này từng nhận được nhiều khiếu nại, ý kiến phản ánh về hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Cạnh tranh, Cục sẽ phải tiến hành điều tra sơ bộ và điều tra chính thức, cần nhiều thời gian... Do vậy đến hôm nay, quyết định cuối cùng mới được đưa ra.
Vị này cho biết thêm mạng lưới và số lượng người tham gia bán hàng đa cấp của Thiên Ngọc Minh Uy rất lớn, để tìm được người hiểu rõ “chân tơ kẽ tóc” là không đơn giản. “Trong vài trăm người thì chỉ vài người có thể hiểu được mọi ngóc ngách trong mạng lưới, chỉ ra được sai phạm”, ông Tuấn nói.(Vnexpress)
------------------------------
Sản phẩm hợp kim của VN bị áp thuế chống bán phá giá tại Hàn Quốc
Ngày 26.4, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) thông báo Ủy ban Thương mại Hàn Quốc (KTC) đã ban hành kết luận sơ bộ cho rằng có đầy đủ bằng chứng về hành vi bán phá giá đối với sản phẩm hợp kim Ferro-Silico-Managnese nhập khẩu từ VN, Ukraine và Ấn Độ.
Căn cứ trên kết luận này, KTC sẽ kiến nghị Bộ Tài chính áp dụng mức thuế chống bán phá giá từ 6,08 - 32,32% đối với sản phẩm nhập khẩu từ các nước nói trên.
KTC sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp và tổ chức buổi điều trần trong thời gian tới trước khi ban hành kết luận cuối cùng dự kiến vào tháng 7 tới.
Trước đó, ngày 7.12.2016, KTC đã ra thông báo quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng này theo đơn khiếu kiện của các công ty Dongbu Metal, Simpac Metal, Simpac Metalloy và Taekyung Industrial. (Thanhnien)