Kim ngạch xuất khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 1,1 tỷ USD
Chính phủ chỉ đạo chủ động dự báo diễn biến giá dầu
Indonesia rà soát cuối kỳ về thuế chống bán phá giá thép cán nguội Việt Nam
Morgan Stanley: Đừng mong giá dầu lên 70 USD trước năm 2018
Việt Nam ký kết TPP mở ra cơ hội cho ngành nuôi cá tra
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-02-2016
- Cập nhật : 06/02/2016
Người kiếm được hàng tỷ USD trong khủng hoảng 2008 đang bán khống nhân dân tệ
Trung Quốc đang vướng vào một cuộc chiến chống lại các nhà đầu tư tìm cách bán khống đồng nhân dân tệ.
Kyle Bass, người sáng lập quỹ phòng hộ Hayman Capital Management, đã có lý khi đặt cược số tiền khủng vào sự phá giá của đồng nhân dân tệ.
“Có rất ít người thấy được gốc rễ của vấn đề ở Trung Quốc là gì và tôi tin rằng vấn đề số một là tỷ giá hối đoái thực kể từ năm 2005 đã giảm 60%,” Bass giải thích trong một cuộc phỏng vấn trên đài CNBC hôm 3-2.
Việc bán khống đồng nhân dân tệ của Bass là rất đáng lưu ý xét đến các giao dịch thành công của ông. Nhà quản lý quỹ phòng hộ này là là một trong số ít ỏi các nhà đầu tư dự đoán trước được cuộc khủng hoảng thế chấp nhà dưới chuẩn năm 2008 ở Mỹ và nhờ đó kiếm được hàng tỷ USD.
Luận điểm chính của Bass là tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc đang gia tăng và có nguy cơ làm sụp đổ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Bass tự hỏi liệu các ngân hàng Trung Quốc có đủ vốn trong tay để vượt qua những thời khắc khó khăn, đặc biệt khi kinh tế nước này đang cho thấy dấu hiệu giảm tốc.
“Trung Quốc không thể để hệ thống ngân hàng tăng trưởng 1.000% trong 10 năm mà không trải qua chu kỳ suy thoái. Và đồng tiền của Trung Quốc sẽ không còn mạnh khi nước này điều chỉnh sự mất cân bằng trên,” ông nói. Nhà quản lý quỹ phòng hộ này cho biết hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã phình to 34,5 nghìn tỷ USD từ năm 2005 đến 2015. Trong khi đó, GDP của Trung Quốc chỉ là 10,2 nghìn tỷ USD theo số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Bass không phải là người duy nhất nhìn thấy triển vọng đi xuống của Trung Quốc. Nhà sáng lập kiêm giảm đốc điều hành quỹ Kynikos Associates, Jim Chanos đã khẳng định các ngân hàng Trung Quốc được vốn hóa không tốt và nền kinh tế ngập trong nợ của nước này không bền vững.
Stanley Druckenmiller của Duquesne Capital, David Tepper của Appaloosa Management, và David Einhorn của Greenlight Capital là những nhà quản lý quỹ phòng hộ tiếng tăm đang bán khống đồng nhân dân tệ dựa trên dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm tốc.
Theo Reuters, trong vòng vài ngày qua đã có hàng tỷ USD được tung ra để bán khống đồng nhân dân tệ khi các nhà đầu tư kỳ vọng Trung Quốc sẽ phá giá tiền tệ vào đầu tháng này.
Tuần trước, chính phủ Trung Quốc đã cảnh cáo George Soros không được phát động một cuộc chiến về đồng nhân dân tệ sau khi nhà đầu tư tỷ phú này tiên đoán Trung Quốc sẽ hạ cánh cứng.
“Những diễn biến trên thị trường đã củng cố niềm tin của tôi,” Bass nói.
Hầu hết các chuyên gia kinh tế dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ giảm xuống mức 7 nhân dân tệ ăn 1 USD trước cuối năm so với tỷ lệ 6,57:1 hiện nay.
Sẽ xóa tên công ty Tài chính Sông Đà từ ngày 18/3/2016
Ngày 04/2/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định 145/QĐ-NHNN về việc sáp nhập Công ty tài chính cổ phần Sông Đà vào Ngân hàng TMCP Quân Đội.
Theo đó, NHNN chấp thuận việc sáp nhập Công ty tài chính cổ phần Sông Đà vào Ngân hàng TMCP Quân Đội; đồng thời thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động số 137/GP-NHNN ngày 23/5/2008 do NHNN cấp cho Công ty tài chính cổ phần Sông Đà.
Ngân hàng TMCP Quân Đội có trách nhiệm tiếp nhận toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Công ty tài chính cổ phần Sông Đà. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng TMCP Quân Đội hoàn tất các thủ tục về đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Bố cáo sáp nhập theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Công ty tài chính cổ phần Sông Đà có trách nhiệm bàn giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp cho Ngân hàngTMCP Quân Đội. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, Công ty tài chính cổ phần Sông Đà phải hoàn trả NHNN bản gốc Giấy phép thành lập và hoạt động số 137/GP-NHNN ngày 23/5/2008 do NHNN cấp cho Công ty tài chính cổ phần Sông Đà; Thực hiện thủ tục xóa tên Công ty tài chính cổ phần Sông Đà trong sổ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Bố cáo sáp nhập, bố cáo chấm dứt hoạt động và việc giải quyết các quyền và nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18/3/2016.
Nga đã "thổi" giá dầu lên cao chỉ bằng ... lời nói
Giới phân tích cho rằng dường như đợt phục hồi không bền vững vừa qua xuất phát từ nguyên nhân đơn giản là những can thiệp bằng lời nói của Nga và những nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thị trường.
Tuần trước, giá dầu thế giới đã phục hồi mạnh nhờ niềm hi vọng các nước xuất khẩu lớn sẽ đồng thuận cắt giảm sản lượng. Tuy nhiên, giá dầu đã sớm quay đầu giảm điểm. Thậm chí giới phân tích cho rằng dường như đợt tăng vừa qua xuất phát từ nguyên nhân đơn giản là những can thiệp bằng lời nói của Nga và những nhà sản xuất dầu mỏ lớn trên thị trường.
Nhớ lại tuần trước. giá dầu thô biển Bắc đã tăng tổng cộng 8%. Một trong những phiên tăng giá mạnh nhất là ngày 28/1, với mức tăng hơn 7% ngay sau khi Bộ trưởng Dầu mỏ Nga Alexander Novak nói rằng Saudi Arabia đã đề xuất giảm 5% sản lượng. Theo một số nguồn tin động thái này còn được hưởng ứng bởi một số quốc gia khác ở cả trong và ngoài OPEC và vấn đề sẽ được đưa ra thảo luận tại một cuộc họp khẩn cấp sẽ diễn ra trong tháng 2.
Theo Mike van Dulken, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Accendo Markets, những bình luận này đã giúp giá dầu tăng thêm tới 3 – 4 USD/thùng.
Trong khi đó phía Saudi Arabia lại khẳng định OPEC sẽ không có cuộc họp khẩn cấp nào trong tháng này. Vừa được dỡ bỏ cấm vận và hăm hở bước vào thị trường quốc tế, Iran đang được cho là sẽ khiến tình hình dư cung trở nên trầm trọng hơn.
Trả lời phỏng vấn của Financial Times, người phát ngôn của Rosneft (tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nước Nga) cho biết không hề có diễn biến mới nào hướng tới động thái cắt giảm sản lượng. Ông này còn miêu tả đà tăng vọt của giá dầu trong tuần trước là “dại khờ”.
Đầu tuần này giá dầu đã lại rơi xuống dưới 30 USD/thùng. Vậy thì điều gì đã xảy ra? Liệu có phải Saudi Arabia đã bất ngờ rút lui khỏi thỏa thuận với Nga hay Nga đã cố gắng tạo nên đà phục hồi để giảm bớt áp lực cho nền kinh tế nước này?
Phil Flynn, chuyên gia phân tích năng lượng cao cấp tại Price Futures Group, cho biết ông sẽ không ngạc nhiên nếu như những bình luận của Nga là một lần thử nghiệm để nhìn xem thị trường sẽ phản ứng như thế nào nếu sản lượng được cắt giảm 5%.
“Có lẽ đã có những cuộc đàm phán giữa Nga và một vài quan chức OPEC. Liệu họ có thể đạt được thỏa thuận hay không là điều sẽ xảy ra trong tương lai xa, nhưng rõ ràng là chí ít thì Nga cũng đã sẵn sàng đưa ra một “thỏa thuận ngừng bắn” trong “cuộc chiến” này”.
Theo số liệu được CIA công bố năm 2013, Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Saudi Arabia. Nền kinh tế nước này đã rơi vào suy thoái trong năm ngoái, bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh cấm vận và sự sụt giảm của giá dầu. Giống như một vài nền kinh tế mới nổi khác, kinh tế Nga phụ thuộc quá nhiều vào những đồng đôla dầu mỏ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cho rằng vẫn có khả năng Nga sẽ “chờ đợi trong vô vọng” kịch bản các quốc gia OPEC nhượng bộ.
Theo Vladimir Miklashevsky, chiến lược gia tại Danske Bank, khó có thể xảy ra khả năng Nga và Saudi cùng cắt giảm sản lượng vì sẽ không có quốc gia sản xuất dầu mỏ nào sẵn sàng chịu mất thị phần trong hoàn cảnh hiện tại. Do đó tuyên bố vừa qua của Nga chỉ là động thái can thiệp bằng lời. Thậm chí cũng có thể đây là một cách để cả hai bên đẩy giá lên cao. Trước khi Nga lên tiếng, Kuwait và Iraq cũng đã phát tín hiệu rằng các quốc gia OPEC đang có thái độ linh hoạt hơn trong xem xét cắt giảm sản lượng.
Bước chuyển mình của kinh tế Trung Quốc nhìn từ Tết nguyên đán
Cơn sốt tiêu dùng đánh dấu quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế phụ thuộc quá mức vào đầu tư và xuất khẩu để tăng trưởng sang tiêu dùng và dịch vụ ở Trung Quốc.
Người tiêu dùng Trung Quốc, chỗ dựa trong bối cảnh kinh tế giảm tốc, đang mạnh tay chi tiêu khi kỳ nghỉ Tết nguyên đán đang tới gần.
Ngành vận tải chứng kiến số chuyến đi kỷ lục là 2,91 tỷ lượt bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thủy trong kỳ nghỉ Tết, tăng 3,6% so với năm ngoái. Con số trên được đua ra bởi Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, cơ quan hoạch định kinh tế đứng đầu của nước này. Sáu triệu người sẽ đi ra nước ngoài trong kỳ nghỉ Tết kéo dài một tuần trong khi các nhà bán lẻ và nhà hàng có thể thu được hơn 100 tỷ USD doanh số.
Cơn sốt chi tiêu nêu bật quá trình chuyển đổi sang tiêu dùng và dịch vụ từ nền kinh tế phụ thuộc quá mức vào đầu tư và xuất khẩu để tăng trưởng của Trung Quốc. Điều này biến các ngành như du lịch, y tế, giáo dục và giải trỉ trở thành động lực mới của nền kinh tế trong khi các ngành công nghiệp nặng như thép và than đang phải vật lộn với cảnh dư thừa công suất.
“Một tầng lớp trung lưu gia tăng sẽ thúc đẩy du lịch,” Alicia Garcia Herrero, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Natixis SA cho biết. “Trong bối cảnh mức sống và cơ sở hạ tầng giao thông được cải thiện, người Trung Quốc cảm thấy việc đi lại trở nên dễ dàng và vừa túi tiền hơn.”
Vạn lý trường chinh
Cuộc vạn lý trường chinh trong kỳ nghỉ Tết sẽ thúc đẩy tiêu dùng ở mọi loại hàng hóa từ xăng cho đến quà tặng. 1,37 tỷ công dân của Trung Quốc sẽ thực hiện trung bình 2,1 chuyến đi trong dịp năm mới kéo dài từ 24/1 cho đến 4/3. Con số này gấp chín lần số chuyến đi của 321 triệu dân Mỹ trong cùng thời gian.
Website du lịch Ctrip.com dự kiến ghi nhận số chuyến đi ra nước ngoài tuần tới ở mức kỷ lục là 6 triệu lượt (tương đương với toàn bộ dân số Đan Mạch). Thái Lan, Nhật Bản và Hàn Quốc là những điểm đến hàng đầu khi du khách Trung Quốc thả sức mua săm mỹ phẩm ở Tokyo hay ngâm mình trong bể bơi ở các khu resort của Phuket.
Theo Chen Xingdong, kinh tế gia trưởng phụ trách Trung Quốc ở BNP Paribas SA, công suất của ngành du lịch Trung Quốc hiện đang thấp hơn lực cầu rất nhiều. Ông cho biết sự cấp bách trong việc nâng cấp và “đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng đòi hỏi cao,” sẽ thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa và sự phát triển của lĩnh vực giải trí và nhà hàng sẽ giúp bù đắp cho sự giảm tốc kinh tế.
Động lực tăng trưởng
Chi tiêu cho quà tặng, tiệc tùng và phim chiếu rạp sẽ tăng vọt khi các gia đình Trung Quốc đoàn tụ và hội họp. Theo bộ thương mại Trung Quốc, các nhà hàng và nhà bán lẻ đã công bố doanh số 678 tỷ nhân dân tệ trong kỳ nghỉ Tết năm ngoái, tăng 11% so với năm 2014 trong khi doanh thu phòng vé đạt 900 triệu nhân dân tệ.
Theo EntGroup Inc, công ty nghiên cứu ngành giải trí có trụ sở ở Bắc Kinh, triển vọng này thậm chí còn tốt hơn trong năm nay nhờ có các phim bom tấn như Kung Fu Panda 3, thu về 338 triệu nhân dân tệ trong ba ngày đầu công chiếu. Các rạp chiếu phim đã công bố doanh thu tăng 47% trong tháng một so với cùng kỳ năm ngoái
Xúc xích và tủ lạnh
Trong khi đó, Alibaba đã ghi nhận 2,1 tỷ lượt “mua sắm đặc biệt” vào cuối tháng 1. Các mặt hàng rất đa dạng, từ xúc xích hun khói cho đến tủ lạnh. Công ty thương mại điện tử này hiện bán một loạt các hàng hóa và quà tặng cho kỳ nghỉ Tết.
Những người tiêu dùng sinh sau năm 1980 thực hiện 81% các vụ mua sắm. Quần áo chiếm 36% hàng hóa giao dịch trong khi thực phẩm chiếm 15%. Theo báo cáo của Alibaba, trong khi thanh niên đô thị ưa chuộng các sản phẩm kỹ thuật số cầm tay thì công nhân di cư lại thích mua đồ điện gia dụng cho gia đình ở quê.
Dự thảo thuế TTĐB "để mở", giá xe sẽ lại tăng sau ngày 1.7?
Cách tính thuế TTĐB đối với xe hơi nội và nhập khẩu có khả năng sẽ thay đổi một lần nữa và góp phần đẩy giá xe lên đáng kể khi luật sửa đổi thuế TTĐB được Quốc hội thông qua vào tháng 3 tới.
Giá tính thuế TTĐB xe hơi có thể đổi một lần nữa?
Trong dự thảo sửa đổi thuế TTĐB đang chờ quốc hội thông qua có nêu ra đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12.
Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất “Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất bán ra nhưng không được thấp hơn mức tỷ lệ (%) do Chính phủ quy định so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra.
Trường hợp giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất bán ra không theo giá thị trường thì cơ quan thuế ấn định giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về quản lý thuế."
Với đề xuất này, Bộ Tài chính để ngỏ khả năng giá tính thuế TTĐB cho nhiều mặt hàng trong đó có ôtô sẽ chuyển từ giá bán buôn (giá của cơ sở sản xuất và phân phối) sang giá bán lẻ (giá bán của các cơ sở kinh doanh thương mại) nếu tỷ lệ chênh lệch do Chính phủ quy định giảm xuống bằng 0%.
Nhận định về khả năng này, một đại diện nhà phân phối xe nhập hạng sang lớn tại Việt Nam cho rằng nếu giá tính thuế TTĐB thay đổi một lần nữa theo luật sửa đổi này thì giá xe nhập có thể tăng từ 7 đến 15%, các dòng xe cao cấp có thể lại tăng giá thêm cả trăm triệu đồng. Người này dự đoán nếu Quốc hội thông qua luật sửa đổi này vào tháng 3 thì khả năng giá xe tăng từ ngày 1.7 là rất lớn.
Trao đổi với báo Lao Động, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách Bộ Tài chính cho biết trong luật sẽ giao cho Chính phủ quyết định mức % chênh lệch giữa giá bán buôn và giá bán lẻ. Mức này sẽ thay đổi tuỳ theo mặt hàng và đây là biện pháp để phòng nguy cơ chuyển giá giữa nhà phân phối và các đại lý bán lẻ.
Trước đó, từ ngày 1.1, theo thông tư 195 của Bộ Tài chính, giá tính thuế TTĐB với mặt hàng ôtô nhập khẩu cũng đã thay đổi từ giá CIF (giá tính thuế nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu) sang giá bán buôn (giá bán của cơ sở nhập khẩu nhưng không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu). Sự thay đổi này đã đẩy mặt bằng giá xe nhập khẩu, đặc biệt là các xe hạng sang, dung tích lớn lên cao.
Giá tăng, phương tiện cá nhân bị hạn chế, thị trường năm 2016 sẽ tuột dốc?
Ngay từ ngày 1.1, thị trường xe hơi ít nhiều đã bị sốc khi hàng loạt dòng xe nhập khẩu tiến hành điều chỉnh giá theo cách tính thuế TTĐB mới với mức trên dưới 10%.
Mức tăng giá với các dòng xe cao cấp như Mercedes G65 AMG hay Porsche Panamera Turbo Executive lên tới cả tỉ đồng.
Việc hàng loạt mẫu xe nhập tăng giá ngay lập tức đã khiến thị trường giảm nhiệt. Bên cạnh đó, khá nhiều người đã mua xe chạy thuế trong tháng 12 nên sức mua chung toàn thị trường tháng cận Tết giảm khá mạnh dù các dòng xe bình dân nhập khẩu và hầu hết các mẫu xe lắp ráp trong nước không tăng giá hoặc tăng ít hơn.
Nhận định về thị trường năm 2016, một số đại diện hãng xe cho rằng thị trường tháng 1 hiện vẫn ổn nhờ nhu cầu mua xe chạy Tết. Tuy nhiên, các tháng tiếp theo thị trường nhiều khả năng sẽ lao dốc và sức mua có thể sẽ giảm tiếp nếu giá xe một lần nữa bị điều chỉnh.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí về câu chuyện giá xe giảm sau năm 2018 cũng như việc điều chỉnh thuế TTĐB, PGS.TS Ngô Trí Long - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu giá cả cho rằng "Vì cơ quan chức năng luôn luôn phải tìm cách tăng thuế, phí mà thuế và phí là các yếu tố cấu thành lên giá nên chắc chắn người Việt Nam không bao giờ được hưởng xe giá rẻ đâu."
Các chuyên gia kinh tế cũng nhận định thuế TTĐB chính là công cụ để duy trì mức thuế cũng như giá xe bởi ngoài việc phải đảm bảo nguồn thu ngân sách, bài toán hạn chế phương tiện cá nhân cũng đang được tính đến để giải quyết vấn nạn tắc đường tại các thành phố lớn.