Từ 16/2, hết thời môi giới nhà đất lộng hành
Trang mạng cho vay lớn nhất Trung Quốc bị điều tra gian lận
Chứng khoán Trung Quốc giảm gần 3%
Kinh tế Nhật lao đao, ảnh hưởng toàn cầu
NH được gia hạn thời hạn thanh toán trái phiếu đặc biệt
Tin kinh tế đọc nhanh 06-02-2016
- Cập nhật : 06/02/2016
Goldman Sachs: Fed sẽ tăng lãi suất 3 lần trong năm nay
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ chỉ tăng lãi suất ba lần trong năm nay, bỏ qua đợt tăng trong cuộc họp tháng 3 sắp tới. Đó là nhận định của ngân hàng Goldman Sachs.
Xuất khẩu cá tra sang Anh tăng gần 14%
Dùng 13 tài khoản thao túng giá cổ phiếu NHP từ khi chào sàn, ông Trịnh Công Sơn bị phạt 550 triệu đồng
Từ ngày 11/3/2015 đến ngày 31/7/2015, ông Trịnh Công Sơn đã sử dụng 13 tài khoản để giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (Mã cổ phiếu: NHP) nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu NHP.
Căn cứ kết quả kiểm tra, giám sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), ngày 4/2/2016, UBCKNN ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trịnh Công Sơn (Địa chỉ: Số 04, Ngõ 108 Lệ Mật, Phường Việt Hưng, Quận Long Biên, Hà Nội), cụ thể như sau:
Phạt tiền 550.000.000 đồng (Năm trăm năm mươi triệu đồng) theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 108/2013/NĐ-CP).
Vì đã có hành vi vi phạm hành chính:
Từ ngày 11/3/2015 đến ngày 31/7/2015, ông Trịnh Công Sơn đã sử dụng 13 tài khoản để giao dịch cổ phiếu Công ty cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu NHP (Mã cổ phiếu: NHP) nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá cổ phiếu NHP.
Căn cứ kết quả kiểm tra và các tài liệu có trong hồ sơ, xem xét tính toán khoản thu trái pháp luật từ việc thực hiện hành vi thao túng giá chứng khoán cho thấy không có khoản thu trái pháp luật từ hành vi vi phạm của ông Trịnh Công Sơn.
Cổ phiếu NHP niêm yết trên sàn HNX từ 11/3/2015, ngay trong phiên chào sàn niêm yết, cổ phiếu này đã tăng mạnh lên 15.600 đồng đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên. Ngay sau đó, cổ phiếu này tạo lập được chuỗi 5 phiên liên tiếp tăng điểm.
Tháng Một: Thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước thu về 1.517 tỷ đồng
Trong tháng Một, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã tổ chức 7 phiên đấu giá cổ phần, trong đó có 5 phiên IPO của các doanh nghiệp Nhà nước, 1 phiên bán bớt phần vốn góp và 1 phiên bán đấu giá thoái vốn trọn lô.
Kết quả là 5/7 phiên đã bán hết 100% số cổ phần đưa ra đấu giá, đạt 109,9 triệu cổ phần/116,8 triệu cổ phần chào bán, tổng giá trị cổ phần bán được đạt hơn 1.517 tỷ đồng, cao hơn 23,3 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Như vậy, trung bình một phiên tổng giá trị cổ phần thu về đạt 216,7 tỷ đồng.
Đáng chú ý, Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức thành công phiên đấu giá thoái vốn trọn lô toàn bộ 85,5 triệu cổ phần Tổng Công ty Công nghiệp Ôtô Việt Nam (Vinamotor) với giá đấu thành công là 1.250 tỷ đồng.
Đây là phiên đấu giá cổ phần theo lô đầu tiên tại HNX thực hiện theo Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, điểm khác biệt so với phương thức bán đấu giá cổ phần theo lô của Quy chế mẫu thí điểm bán đấu giá cả lô.
Theo kế hoạch, trong tháng 2, HNX sẽ tổ chức 4 phiên đấu giá của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội (4/2), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư Phát triển Hạ tầng Thanh Hóa (18/2), Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cấp nước Thanh Hóa (18/2) và Công ty cổ phần Thương mại Miền núi Thanh Hóa (29/2).
Mua sắm Chính phủ: Hết thời của riêng doanh nghiệp Việt
Khi TPP có hiệu lực, lĩnh vực mua sắm của cơ quan Chính phủ Việt Nam phải mở cửa với nhà thầu trong khối. Điều đó đồng nghĩa lĩnh vực này sẽ không còn là sân chơi riêng với doanh nghiệp, hàng hóa trong nước - vốn được ưu tiên khi đấu thầu.
Theo kết quả đàm phán TPP của Việt Nam, về cơ bản các gói thầu mua sắm Chính phủ sẽ đấu thầu quốc tế rộng rãi để lựa chọn nhà thầu trong các nước TPP. Hiệp định không cho phép áp dụng các điều kiện dự thầu mang tính ưu tiên với các nhà thầu, hàng hóa và dịch vụ trong nước (trừ các trường hợp được bảo lưu). Thông tin và thủ tục tại tất cả các khâu đấu thầu phải minh bạch. Đồng thời, các nước có quy định để đảm bảo liêm chính trong đấu thầu và xây dựng quy trình xem xét khiếu nại của nhà thầu.
Quy tắc trên không áp dụng với các gói thầu vì mục đích an ninh - quốc phòng, mua sắm của chính quyền địa phương (các tỉnh thành); các gói thầu có giá trị dưới một mức nhất định và trường hợp khác được bảo lưu trong đàm phán.
Không chỉ với TPP, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) cũng có chương về mua sắm Chính phủ. Như vậy, khi cả 2 hiệp định này có hiệu lực, sân chơi mua sắm Chính phủ sẽ không còn của riêng các doanh nghiệp, nhà thầu, hàng hóa trong nước, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh sòng phẳng với các nhà thầu tới từ các nước thành viên (như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp…). Đây là thách thức không nhỏ với Việt Nam, khi hiện vẫn có quy định ưu tiên doanh nghiệp, hàng hóa trong nước với đấu thầu mua sắm Chính phủ.
Ngoài ra, trong TPP, mua sắm công ở cấp địa phương chưa được bàn tới, nhưng có thể sẽ được đem ra bàn trong 3-5 năm khi hiệp định có hiệu lực. Trong khi đó, với EVFTA, Việt Nam phải mở thị trường mua sắm công tới cấp tỉnh (trước mắt là một số địa phương lớn), còn các nước EU mở cho Việt Nam tới cấp tương đương xã, phường.
Ông Lê Văn Tăng, Trưởng khoa danh dự Khoa Quản lý Đấu thầu (Học viện Chính sách và Phát triển), nguyên Cục trưởng Quản lý Đấu thầu (Bộ KH&ĐT) – đơn vị tham gia đàm phán TPP về mua sắm Chính phủ, đánh giá: Việc mở cửa với lĩnh vực đấu thầu mua sắm Chính phủ sẽ giúp lĩnh vực này cạnh tranh và minh bạch hơn. Theo ông Tăng, dù hiện Luật Đấu thầu quy định quá trình đấu thầu phải minh bạch, nhưng khi thực hiện vẫn chưa nghiêm, nên vào TPP và EVFTA điều này sẽ được khắc phục. Đồng thời, quy định của pháp luật trong lĩnh vực mua sắm Chính phủ theo hiệp định phải thay đổi theo hướng minh bạch.
Với TPP, ông Tăng cho biết, những lĩnh vực lâu nay vốn đóng cửa với nhà thầu ngoại sẽ phải mở, các nhà thầu Việt Nam phải vươn lên. Cùng với đó, các nhà thầu Việt Nam cũng có cơ hội vươn ra thị trường các nước thành viên trong hiệp định (như Mỹ, Nhật Bản…). Thêm nữa, Chính phủ Việt Nam có cơ hội được hưởng lợi nhờ giá hàng hóa cạnh tranh, chất lượng tốt hơn.
Tuy vậy, ông Tăng cũng cảnh báo, có tận dụng được lợi thế hay không đều do bản thân mỗi nước. “Anh không tranh thủ vươn lên sẽ không tận dụng được thuận lợi do TPP mang lại, thậm chí thuận lợi trở thành khó khăn”, ông Tăng nói.