tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-02-2016

  • Cập nhật : 04/02/2016

NHNN bơm ròng hơn 67.500 tỷ đồng qua OMO

Tuần này là tuần giáp Tết âm lịch, BVSC dự báo nhu cầu thanh toán cao điểm sẽ gây khó khăn thanh khoản cục bộ cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, thanh khoản hệ thống sẽ sớm ổn định trở lại sau Tết Nguyên Đán.

Báo cáo thị trường ngày 01/2 của CTCK Bảo Việt (BVSC) cho biết, trong tuần qua (tuần cuối tháng 1 - PV) thị trường mở (OMO) vô cùng sôi động với lượng vốn bơm và hút ở mức cao với nhiều kỳ hạn đa dạng.

Cụ thể, kỳ hạn 42 ngày được NHNN bơm ra trong cả năm phiên, với lượng vốn tổng cộng lên tới 55.840 tỷ đồng; kỳ hạn 7 ngày và 21 ngày lần lượt được bơm 5.495 tỷ đồng và 6.166 tỷ đồng.

Tuy nhiên, không có lượng vốn nào đáo hạn trong tuần. Do vậy, tổng khối lượng được bơm ròng qua kênh thị trường mở tuần qua đạt 67.501 tỷ đồng – mức cao nhất trong vòng ba tháng trở lại đây. Diễn biến bơm ròng mạnh trên thị trường OMO tuần qua kết hợp với diễn biến lãi suất liên ngân hàng tăng trở lại cho thấy thanh khoản hệ thống khá căng thẳng.

dien bien thi truong mo 4 tuan gan day.

Diễn biến thị trường mở 4 tuần gần đây.

Tuần này là tuần giáp Tết âm lịch, BVSC dự báo nhu cầu thanh toán cao điểm trong tuần sẽ gây khó khăn thanh khoản cục bộ cho hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng thanh khoản hệ thống sẽ sớm ổn định trở lại sau Tết Nguyên Đán.

Về hoạt động phát hành tín phiếu, tuần qua là tuần thứ 9 liên tiếp NHNN không có hoạt động phát hành mới tín phiếu. Do nhiều tuần liền không có lượng vốn huy động mới nên tuần qua không có lượng tín phiếu đáo hạn nào, đồng nghĩa với NHNN đã không có hoạt động bơm/hút qua kênh tín phiếu.


Burger King khẳng định bám trụ thị trường Việt Nam

Việc Burger King đóng thêm cửa hàng thứ ba tại 134 Cao Thắng TP.HCM khiến dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi. Chúng tôi đã phỏng vấn ông Nguyễn Gia Thành - Giám đốc Điều hành Burger King Việt Nam (BKV) về vấn đề này.

Không chỉ có ở Hà Nội, Đà Nẵng mà tại TP Hồ Chí Minh đã có 3 cửa hàng Burger King đóng cửa, xin ông cho biết về hiện tượng này, cũng như kế hoạch phát triển thương hiệu Burger King tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian tới?

Tại TP.HCM, sau một thời gian hoạt động, chúng tôi đã và sẽ ngưng hoạt động một vài cửa hàng không có tiềm năng phát triển kinh doanh, sẽ thay thế các cửa hàng này bằng các vị trí tốt và tiềm năng hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ liên tục tìm kiếm các mặt bằng phù hợp để tiếp tục mở rộng chuỗi Burger King tại đây.

Các mặt bằng mới sẽ phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về lượng khách, giá thuê hợp lý, phù hợp với các tiêu chuẩn về thiết kế của Burger King toàn cầu. Điển hình là mặt bằng 26-28 Phạm Hồng Thái Quận 1, chúng tôi đã di chuyển sang 74-76 Phạm Hồng Thái với giá thuê hợp lý và hợp đồng thuê lâu dài hơn.

Qua tìm hiểu, được biết BKV hiện đã mở cửa hàng flagship store ở Aeon mall và một số cửa hàng mới ở Hà Nội, ông có thể cho biết chiến lược phát triển Burger King khi tấn công ra thị trường tiềm năng này?

Đúng vậy! Việc thay đổi địa điểm chính là một trong những kế hoạch nằm trong chiến lược của Burger King khi tấn công ra Hà Nội. Đây là thị trường rất tiềm năng vì người dân rất tin tưởng vào các thương hiệu nổi tiếng.

Burger King – thương hiệu thức ăn nhanh hàng đầu thế giới đến từ Mỹ, vốn nổi tiếng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đặc biệt là burger của chúng tôi với chất lượng tuyệt hảo 100% thịt bò nguyên miếng không pha trộn sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để thực khách tại thị trường Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung thưởng thức những chiếc bánh burger với chất lượng cao.

Đó là lý do tại sao từ giữa năm 2015 chúng tôi đã bắt đầu tấn công vào thị trường Hà Nội bằng việc mở các cửa hàng Burger King ở các vị trí đắc địa tại Hàng Buồm, Aeon Mall Long Biên và Hồ Gươm. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng thêm nữa trong thời gian tới nếu tìm được các mặt bằng tốt.

 

Có mặt tại thị trường Việt Nam trong thời gian không lâu, ông có thể chia sẻ Burger King Việt Nam đã gặp những khó khăn, thuận lợi gì trong giai đoạn vừa qua và bối cảnh hội nhập sắp tới?

Khi bắt đầu tiếp cận thị trường Việt Nam, chúng tôi gặp khó khăn trong việc tìm kiếm mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh của Burger King, làm sao để có được giá thuê hợp lý với thời hạn thuê cam kết lâu dài.

Xác định được những khó khăn đó, chúng tôi đã có kế hoạch và chiến lược điều chỉnh vị trí của hệ thống các cửa hàng, đa dạng hóa thực đơn cho phù hợp với phân khúc khách hàng mà chúng tôi nhắm đến, đẩy mạnh các hoạt động marketing, cải thiện hình ảnh cửa hàng và thúc đẩy doanh thu các nhà hàng hiện nay nhằm đưa thương hiệu Burger King thành điểm đến yêu thích của khách hàng trong thời gian sắp tới.


Lãnh đạo ngân hàng MHB gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng

ong huynh nam dung tai le ra mat mhbs

Ông Huỳnh Nam Dũng tại lễ ra mắt MHBS


Hai lãnh đạo MHB và 7 cán bộ tại MHBS bị khởi tố, bắt tạm giam do làm trái quy định trong việc mua bán trái phiếu Chính phủ, tự doanh chứng khoán gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Liên quan đến việc hai ủy viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV) bị xử lý hình sự, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, đã khởi tố, bắt tạm giam 7 người khác có hành vi vi phạm pháp luật.

Cụ thể, cơ quan điều tra khởi tố vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Công ty cổ phần chứng khoánNgân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHBS), Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB), khởi tố bị can và bắt tạm giam 9 cá nhân về tội danh trên.

Trong số này có ông Huỳnh Nam Dũng (60 tuổi), nguyên Chủ tịch HĐQT MHB; Nguyễn Phước Hòa (60 tuổi), nguyên Tổng Giám đốc MHB. Sau khi MHB sáp nhập vào BIDV, ông Hòa và ông Dũng trở thành ủy viên HĐQT của ngân hàng này.

Các cá nhân còn lại bị khởi tố, bắt tạm giam gồm Bùi Sỹ Hiếu (40 tuổi), nguyên Giám đốc Sở giao dịch MHB; Lữ Thị Thanh Bình (46 tuổi), nguyên Tổng Giám đốc Công ty MHBS; Đặng Văn Hoà (41 tuổi), Đoàn Việt Thắng (39 tuổi), đều nguyên phó Tổng Giám đốc MHBS; Trương Thanh Liêm (33 tuổi), nguyên Phó Giám đốc khối Ngân hàng đầu tư MHBS; Nguyễn Phương Duy (36 tuổi), nguyên Trưởng phòng đầu tư MHBS và Võ Kim Phụng (34 tuổi), nguyên trưởng phòng Nghiên cứu phân tích MHBS.

MHBS được thành lập vào cuối tháng 12/2006 và ra mắt ngày 1/3/2007, do ông Huỳnh Nam Dũng và bà Lữ Thị Thanh Bình là những nhà lãnh đạo chủ chốt điều hành.

Công ty này có vốn điều lệ 170 tỷ đồng, thực hiện môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán...

Cổ đông chính của MHBS chính là MHB, đóng góp 60% vốn điều lệ. Đến thời điểm tháng 5/2015, MHB sáp nhập vào BIDV nên BIDV trở thành cổ đông chính.

ba lu thi thanh binh tai le ra mat mhbs

Bà Lữ Thị Thanh Bình tại lễ ra mắt MHBS

Trong quá trình MHBS thực hiện kinh doanh, vào thời điểm tháng 4/2011, các ông Huỳnh Nam Dũng, Nguyễn Phước Hòa, Bùi Sỹ Hiếu là những cổ đông của MHBS đã chuyển vốn vào công ty dưới hình thức hợp tác đầu tư trái phiếu Chính phủ.

Sau đó, các cấp dưới là Lữ Thị Thanh Bình, Trương Thanh Liêm sử dụng để gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại chính các chi nhánh của MHB nhằm hưởng chênh lệch lãi suất.

Không những vậy, các bị can còn sử dụng chính nguồn vốn của Sở giao dịch MHB mua bán lòng vòng trái phiếu Chính phủ của MHB với các công ty trung gian. Từ đó chiếm hưởng lợi nhuận từ chính tiền của ngân hàng. Hành vi của các bị can đã gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho MHB, trong đó các cá nhân gồm cả ông Dũng, ông Hòa, các công ty đều được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, quá trình kinh doanh chứng khoán của MHBS, các bị can trong vụ án đã sử dụng nhiều tài khoản đứng tên các cá nhân để làm tài khoản tự doanh của công ty.

Tiếp đó, các bị can sử dụng chính nguồn vốn của công ty để kinh doanh chứng khoán với mục đích tận dụng việc mua bán chênh lệch trong ngày và giao dịch quay vòng giữa tài khoản tự doanh và tài khoản cá nhân để “kiếm” thu nhập cho công ty thông qua hoạt động tự doanh chứng khoán.

Hành vi này đã gây thiệt hại cho nhà nước nhiều tỷ đồng, bản thân các bị can chiếm hưởng cá nhân trên 1 tỉ đồng.

Đến thời điểm tháng 6/2015, MHBS đã bị Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đình chỉ toàn bộ các hoạt động môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán và lưu ký chứng khoán do không đáp ứng các điều kiện quy định của Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật khác trong lĩnh vực này. Điều này khiến khoản tiền của MHBS đang nằm trong các tài khoản cá nhân chưa thể thu hồi được.

Quá trình điều tra vụ việc, cơ quan công an xác định hành vi của các cá nhân trong vụ án đã vi phạm quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật chứng khoán. Cụ thể, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

Các bị can bị tình nghi đã thông đồng thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán chứng khoán nhằm thao túng giá... Do đó, cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam để điều tra đối với 9 cá nhân trên. Hiện vụ án vẫn đang tiếp tục được mở rộng.

Liên quan đến vụ án này, BIDV cho biết không liên quan đến hoạt động bình thường của ngân hàng. Hành vi của các cá nhân bị cơ quan công an xử lý đều xảy ra trước thời điểm MHB sáp nhập về BIDV.


Thêm một tin mới về Hiệp định FTA Việt Nam – EU mà doanh nghiệp phải biết

cong bo toan van hiep dinh thuong mai tu do viet nam - eu

Công bố toàn văn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU


Việc công bố công khai văn kiện của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Eu sẽ giúp doanh nghiệp và người dân dễ dàng tiếp cận được nội dung của Hiệp định để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi Hiệp định được ký kết chính thức và có hiệu lực.

Hôm nay, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố toàn văn Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA). Đây là bước triển khai tiếp theo kể từ sau khi kết thúc quá trình đàm phán vào tháng 12 năm 2015.

Ủy ban châu Âu đã công bố công khai văn kiện của hiệp định ngay sau khi việc đàm phán được hoàn tất. Việc này sẽ giúp tất cả các bên liên quan có thể tìm hiểu về các nội dung của hiệp định từ sớm trước khi diễn ra quá trình phê chuẩn nội bộ ở cả phía EU và Việt Nam.

Căn cứ theo thủ tục thông thường, văn kiện Hiệp định sẽ cần phải được tiến hành rà soát pháp lý để kiểm tra tính phù hợp về pháp luật và đảm bảo tất cả các điều khoản được xây dựng một cách chuẩn xác về pháp lý. Văn kiện này sau đó sẽ được dịch sang tất cả các ngôn ngữ của EU cũng như sang tiếng Việt trước khi được ký kết và được hai bên phê chuẩn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nói: “Đây là một hiệp định rất tham vọng và sẽ giúp củng cố hơn nữa mối quan hệ song phương vốn đã rất vững chắc”.

“Khi đi vào hiệu lực, Hiệp định sẽ có lợi cho cả hai phía. Việt Nam sẽ có được sự tiếp cận thị trường lâu dài đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới và một trong những đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của mình, đó là Liên minh châu Âu” – Ông nói them.

EVFTA này một hiệp định tốt, cân bằng về lợi ích và toàn diện, phản ánh cam kết sâu của Việt Nam trong việc theo đuổi sự mở cửa thương mại cũng như sự chuyển đổi sang một nền kinh tế cạnh tranh và bền vững hơn.

Hiệp định bao gồm cả việc xóa bỏ gần như toàn bộ các dòng thuế đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam sau 7 năm. Ngoài ra còn có các cam kết về dịch vụ, mua sắm công, hàng rào phi thuế, thuế xuất khẩu và một gói cam kết pháp lý tốt. Kể từ sau FTA với Singapore, Việt Nam là đối tác thứ hai trong ASEAN đã hoàn tất một FTA với EU và điều này sẽ tạo ra một mẫu hình tốt đối với các quốc gia còn lại trong ASEAN.

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam chia sẻ thêm: “Chúng tôi sẵn lòng hỗ trợ Việt Nam nhằm đảm bảo rằng Việt Nam có thể thu được lợi ích từ Hiệp định và phối hợp cùng với các cơ quan chức năng của Việt Nam ngay từ bây giờ nhằm xác định một lộ trình nhằm chuẩn bị cho việc thực thi Hiệp định”.

EU là thị trưởng xuất khẩu lớn nhất (ngang bằng với Hoa Kỳ) và là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu sang EU đã tăng trưởng gấp 3 lần trong vòng 5 năm gần đây, đạt tới 30,9 tỉ USD trong năm 2015, trong khi giá trị nhập khẩu đạt 10,3 tỉ USD.

Trong năm 2015, EU đã trở thành nhà đầu tư lớn thứ ba tại Việt Nam, vươn lên từ vị trí thứ sáu so với năm trước đó. Liên minh châu Âu tin tưởng rằng việc thực thị EVFTA sẽ tăng cường trao đổi thương mại song phương cũng như thúc đẩy hơn nữa đầu tư của EU trên cơ sở phù hợp với các mục tiêu về phát triển bền vững của Hiệp định.

Xem thêm: Công bố Toàn văn Hiệp định EVFTA


Ủy viên Thương mại EU: "Việt Nam là một thị trường tiềm năng"

uy vien thuong mai eu cecilia malmstrom. (nguon: afp)

Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom. (Nguồn: AFP)


Là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh với hơn 90 triệu người tiêu dùng, tầng lớp trung lưu đang gia tăng và lực lượng lao động trẻ, năng động, Việt Nam được đánh giá là thị trường mang đến rất nhiều cơ hội cho việc xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Liên minh châu Âu (EU).

Đây là nhận định của Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstrom đưa ra ngày 1/2 trong buổi công bố văn bản Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA).

Theo tuyên bố của Ủy ban châu Âu (EC), theo thủ tục thông thường, văn bản giờ đây sẽ được xem xét trên phương diện pháp lý để xác thực tính nhất quán cũng như đảm bảo rằng tất cả các điều khoản được hình thành một cách chắc chắn về mặt pháp lý. Văn bản sẽ được dịch ra tất cả các ngôn ngữ trong khối EU trước khi trình lên Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu để thông qua.

Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và bà Malmstrom đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán EVFTA. Hai bên đã khẳng định “Đây là thời khắc lịch sử trọng đại và là một dấu ấn đặc biệt kỷ niệm 25 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU.”

Hiệp định EVFTA được khởi động và kết thúc trong bối cảnh quan hệ song phương Việt Nam-EU ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Hiệp định này được kỳ vọng tiếp tục tạo động lực thúc đẩy thương mại, đầu tư, tăng trưởng kinh tế và giúp tạo thêm nhiều việc làm tại Việt Nam và EU.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ 2 và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU đã tăng từ 17,75 tỷ USD vào năm 2010 lên 36,8 tỷ USD năm 2014. Trong sáu tháng đầu năm 2015, tổng thương mại hai chiều đạt 19,4 tỷ USD, tăng hơn 11% so với cùng kỳ năm 2014. Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp.

Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, càphê, đồ gỗ, hải sản. EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2015, đã có 23 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với hơn 2.100 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 38,4 tỷ USD.

Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 05-02-2016

    Hiệp định TPP có hiệu lực từ năm 2018
    Quỹ tín dụng nhân dân Thọ Lộc bị kiểm soát đặc biệt
    Doanh nghiệp Trung Quốc tích cực M&A ở nước ngoài
    Sắp có thương vụ thâu tóm lớn nhất từ doanh nghiệp Trung Quốc
    Nga vượt Ả Rập Xê Út trở thành nước cung dầu lớn nhất cho Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-02-2016

    Forbes ca ngợi Việt Nam là câu chuyện kinh tế thành công của Châu Á
    Ấn Độ điều tra chống bán phá giá sợi xuất khẩu Việt Nam
    Người Việt chi hơn 1 tỷ USD mua ô tô Trung Quốc
    Vinamilk chi gần 5 tỷ đồng quảng cáo mỗi ngày
    Những toa xe muốn bán cho Việt Nam là 'đồ bỏ' tại Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-02-2016

    Masan khoe doanh thu kỷ lục trên 30.000 tỷ đồng
    FPT: Lợi nhuận trước thuế năm 2015 ước đạt 2.851 tỷ đồng, tăng trưởng 16%
    Ông Trầm Bê và người liên quan nắm giữ gần 9,5% vốn tại Sacombank
    Ngân hàng Bản Việt đã thoái sạch vốn khỏi VCSC
    Vietnam Airlines và Techcombank sẽ lập hãng hàng không

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-02-2016

    Vàng sẽ là tài sản được yêu thích nhất năm 2016
    Yahoo cắt giảm 15% nguồn nhân lực
    Thái Lan dự chi 41,9 triệu USD cho dự án thúc đẩy kinh tế
    555 dự án bất động sản trong năm 2015 tại TP.HCM
    Nhập siêu 200 triệu USD ngay trong tháng 1

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-02-2016

    Chỉ số tự do kinh tế 2016 Việt Nam tăng ấn tượng
    Kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam và Lào
    Giảm thuế nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Lào
    Chuyên gia Lê Đăng Doanh: "Doanh nghiệp Việt cố ý bé và không muốn lớn lên"
    Toyota ở Mỹ đối xử phân biệt với khách hàng da đen và châu Á

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-02-2016

    Thống đốc NHNN quyết định các loại giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở
    Hồng Kông tiếp tục là nền kinh tế “tự do nhất thế giới”
    Cơ hội thương mại và đầu tư cho Việt Nam-Australia trong TPP
    Việt Nam cần tránh bẫy 'đòn bẩy cơ sở hạ tầng'
    Bộ Tài chính: Thu ngân sách từ dầu thô giảm gần 66% trong tháng 1/2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-02-2016

    Bất động sản chiếm 60% tổng tài sản toàn cầu
    TPHCM: Bất động sản khu vực nào sẽ "hot" nhất trong năm 2016?
    Văn phòng cho thuê: Việt Nam tăng trưởng mạnh nhất châu Á - Thái Bình Dương
    Bộ Công Thương: Cần giải pháp phù hợp để tận dụng lợi thế TPP
    Vinamotor thay Tổng giám đốc sau khi được Motor N.A Việt Nam mua lại

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-02-2016

    Samsung đang dần bị 'đá văng' khỏi thị trường Trung Quốc
    Vốn mở công ty chứng khoán được kiểm chứng qua ngân hàng
    Chiếm dụng tiền mua cổ phiếu, phải đền tiền tỉ
    Chuyện gì xảy ra ở MHBS trước khi 2 lãnh đạo ngân hàng MHB bị khởi tố?
    SSI không còn là công ty số 1 về môi giới chứng khoán

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-02-2016

    EU điều tra giấy bạc 500 EUR liên quan đến khủng bố
    Giám đốc IMF mất ngủ vì các nước sản xuất dầu mỏ
    Quá muộn để OPEC cứu giá dầu
    Hơn 93% nhà đầu tư Mỹ mất tiền trong tháng 1
    EVN thoát lỗ nhờ các khoản lãi ngoài kinh doanh điện

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-02-2016

    Chi phí làm ra 1 kwh điện của EVN 1539,35 đồng
    Công bố toàn văn nội dung Hiệp định FTA VN - EU 
    Kinh tế Trung Quốc suy yếu, giá vàng tăng vọt  
    Bán đồ giả hiệu Yonex Nhật Bản, 1.000 sản phẩm bị hủy
    Hãng dầu khí BP báo lỗ lớn nhất 20 năm