8 dòng ôtô được giảm thuế nhập khẩu từ 1/1/2016
Gần 1.000 công tơ điện làm giả bị phát hiện
Thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang EU
Sản xuất trong nước phải thắng trên sân nhà
Viễn thông 2015: doanh thu 340.000 tỉ đồng, lời 56.000 tỉ
Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-06-2016
- Cập nhật : 03/06/2016
Mỹ có vai trò gì trên thị trường dầu mỏ?
Giới phân tích đang tự hỏi liệu các nhà sản xuất dầu của Mỹ có khả năng kiềm chế đà tăng của giá dầu WTI hay không.
Cuộc cách mạng dầu đá phiến đã đẩy giá dầu thô rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Giờ đây, một số nhà phân tích đang tự hỏi liệu các nhà sản xuất dầu Mỹ có thể khống chế đà tăng của giá dầu WTI ngọt nhẹ - đã tăng lên sát mốc 50 USD/thùng trong những phiên gần đây trước thềm phiên họp OPEC tại Vienna.
Và giờ là lúc xem liệu phương pháp tốt nhất để điều trị giá dầu ở mức cao có phải là hàng nghìn giếng dầu đã khoan nhưng chưa hoàn thành (fracklog), theo nhóm nghiên cứu do Ed Morse - Phụ trách Nghiên cứu Hàng hóa tại Citigroup - dẫn đầu.
Cái được gọi là fracklog này tại các khu vực sản xuất dầu thô chủ chốt của Mỹ từ lâu đã được coi là một trọng lực có khả năng tái cân bằng thị trường dầu mỏ và dập tắt đà tăng của giá dầu.
Ed Morse cho rằng dầu đá phiến của Mỹ được thừa nhận rộng rãi là "yếu tố điều hướng" ngắn hạn trên thị trường dầu mỏ và giờ đây yếu tố này đang được thử thách.
Một đặc điểm nổi bật của ngành dầu đá phiến là "thời gian ngắn", nghĩa là các nhà sản xuất có thể tăng sản lượng tương đối nhanh trong trường hợp giá dầu tăng. Fracklog càng nhấn mạnh khả năng đáp ứng nhanh nhạy của các công ty năng lượng trước sự hồi phục của giá dầu.
Số lượng lớn các giếng dầu đã khoan nhưng chưa hoàn tất (DUC) tại Mỹ hình thành trong chu kỳ suy giảm của giá dầu. Khi giá dầu đứng ở ngưỡng 50 USD/thùng các DUC sẽ được hoàn tất và khi giá dầu lên 60 USD/thùng, các chương trình khoan dầu sẽ tái khởi động.
Citigroup dự đoán sản lượng dầu thô của Mỹ năm nay sẽ giảm 650.000 thùng/ngày. Nhưng đà tăng ổn định của giá dầu thời gian gần đây có thể khuyến khích các công ty hoàn tất các giếng dầu đã khoan, đẩy tăng nguồn cung thêm 400.000 thùng/ngày hoặc hơn.
Tuy vậy, William Foiles, nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence, cho rằng, các công ty dầu đá phiến nhiều khả năng không thể tăng sản lượng một cách nhanh chóng, một phần do những đợt cắt giảm nhân sự trong lĩnh vực dịch vụ giếng dầu vừa qua.
Tấn công vào thị trường Myanmar, Thái Lan - Vinamilk đẩy mạnh thâm nhập và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN
Sau gần 40 năm với vị trí là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam và 18 năm kinh nghiệm xuất khẩu trên thế giới, Vinamilk không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu trong nước ngày càng gia tăng, mà còn mở rộng hoạt động của mình ra thị trường quốc tế.
Vào cuối tháng 05 vừa qua, lần lượt tại khách sạn Novotel, Yangon và khách sạn Mandalay, Mandalay đã diễn ra buổi lễ đánh dấu sự ra mắt chính thức của Vinamilk tại Myanmar. Tham dự buổi lễ ngoài sự xuất hiện của đại diện Synchro World – đối tác chiến lược của Vinamilk tại Myanmar, đại diện của Vinamilk, còn có thể kể đến sự tham gia của các quan chức cấp cao tại đại phương, các chuyên gia dinh dưỡng và báo giới.
Song song đó, với chủ đề “Thế giới sữa chua” (World of Yogurt) Vinamilk đã thu hút đông đảo sự chú ý tại hội chợ Thaiflex – World Food of Asian diễn ra tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 05 năm 2016.
Những nỗ lực không ngừng của Vinamilk được thể hiện thông qua sự có mặt tại hơn 40 quốc gia, ở nhiều châu lục và khu vực như Mỹ, châu Âu, châu Phi, Nam - Đông Nam Á và Trung Đông. Đặc biệt tại Đông Nam Á, Myanmar và Thái Lan với nhu cầu về sữa ngày càng tăng được Vinamilk xem là các thị trường quan trọng tiềm năng trong chiến lược của công ty mở rộng ra quốc tế nói chung và khu vực ASEAN nói riêng.
Lãnh đạo cấp cao thành phố Mandalay (áo trắng bên phải) đánh giá cao chiến lược phát triển thương hiệu Vinamilk sâu và rộng tại thị trường Myanmar
Buổi lễ ra mắt chính thức của Vinamilk tại Myanmar là một bước ngoặt đánh dấu cho hành trình sau một thời gian tìm hiểu, thâm nhập thị trường Myanmar. Bên cạnh phối hợp với đối tác chiến lược tại Myanmar là Synchro World trong mở rộng hệ thống phân phối, Vinamilk còn tập trung vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để hiểu rõ được nhu cầu của người dân địa phương, đầu tư kinh phí marketing nhằm tăng mức độ nhận biết sản phẩm và nâng cao thương hiệu Vinamilk tại đây.
Thông qua buổi lễ, đại diện của Vinamilk đã giới thiệu đến các khách mời những sản phẩm sữa chất lượng cao, được sản xuất bằng dây chuyền khép kín hiện đại, thu hút được sự quan tâm và đánh giá cao từ các quan chức cao cấp, bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và báo giới. Cũng ngay tại buổi lễ, các quan chức cao cấp cũng bày tỏ mong muốn với sự tham gia hợp tác của Vinamilk vào thị trường sữa Myanmar sẽ góp phần phát triển ngành sữa tại đây lên một tầm cao mới.
Đây như một sự kiện đánh dấu sự hiện diện chính thức của Vinamilk trên thị trường Myanmar cùng các sản phẩm chất lượng hàng đầu như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa nước, sữa đặc và nước giải khát với giá cả hợp lý, nhằm đem lại nguồn dinh dưỡng chất lượng quốc tế, đáp ứng cho nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, góp phần vào sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của người dân địa phương, đặc biệt là trẻ em.
Gian hàng sữa chua với chủ đề "World of Yogurt" của Vinamilk nổi bật tại hội chợ Thaiflex và thu hút đông đảo sự chú ý, quan tâm của khách hàng, báo giới
Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu truyền thống như sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, thì sữa chua là ngành hàng mà Vinamilk tham vọng muốn đẩy mạnh hơn nữa trên thị trường nước ngoài. Tại hội chợ Thaiflex năm nay, gian hàng đẹp mắt với chủ đề “Thế giới sữa chua” của Vinamilk đã gây được sự chú ý đối với khách tham quan và doanh nghiệp tham dự.
Tại đây các nhãn hiệu sữa chua hàng đầu của Vinamilk được trưng bày và giới thiệu như sữa chua Vinamilk, Probi, Susu, ProBeauty được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, bổ sung các dưỡng chất và lợi khuẩn theo khuyến nghị của các trung tâm dinh dưỡng hàng đầu thế giới – mang lại các lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng. Thông qua hội chợ lần này Vinamilk cũng đã cùng với đối tác chiến lược của mình tại Thái Lan - Topmost Enterprise có những cam kết trong việc đầu tư hợp tác để chính thức phân phối sản phẩm của Vinamilk tại đây.
Liên tiếp chuỗi sự kiện như khánh nhà máy sữa Angkor, Lễ ra mắt tại Myanmar và tham dự hội chợ Thaiflex đã đánh dấu sự thâm nhập và tấn công chủ động của Vinamilk vào các thị trường tiềm năng ở nước ngoài, đặc biệt trong thời điểm khi cộng đồng kinh tế Asean đang được hình thành.
Trong 5 năm gần đây, Vinamilk luôn đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng: doanh số trung bình tăng trên 20%/năm, dẫn đầu thị phần trong các ngành hàng sữa: Sữa Nước 53%, Sữa Chua Ăn 83%, Sữa Bột 28%, Sữa Đặc 79%. Lợi nhuận tăng bình quân 15%/năm; Nộp ngân sách nhà nước trung bình trên 3.000 tỉ/năm.
Việc đưa vào hoạt động 2 Siêu nhà máy sữa bột và sữa nước có công suất siêu lớn vào năm 2013 đã giúp Vinamilk không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước, mà còn đảm bảo khả năng phục vụ xuất khẩu.
Vinamilk cũng đã đầu tư vào nhà máy Miraka (23.8% cổ phần) tại New Zealand, chuyên cung cấp nguyên liệu sữa chất lượng cao cho các sản phẩm của Vinamilk và xuất khẩu sang châu Âu. Tại Campuchia, Vinamilk đầu tư vào nhà máy Angkormilk (51% cổ phần) tại Phnom-Penh chuyên cung cấp các sản phẩm về sữa cho người dân Campuchia. Tại Mỹ, Vinamilk sở hữu 100% cổ phần của nhà máy sữa Driftwood - là nhà cung cấp sữa cho hệ thống trường học lớn nhất tại Los Angeles bang California, Mỹ. Đầu tư vào Ba lan, đây là cửa ngõ giúp Vinamilk tiếp cận thị trường Châu Âu.
Gánh nặng nợ của Nhật Bản giảm nhanh nhất thế giới
Nhiều năm nay, Nhật Bản vẫn có tiếng là có gánh nợ công lớn nhất thế giới. Điều này giờ đây không cùng đúng nữa.
Nợ công của Nhật Bản đang giảm mạnh, và theo ước tính đã giảm với mức tương đương 15 điểm phần trăm GDP hàng năm, rơi vào mức độ kiểm soát tốt hơn.
Hoạt động mua trái phiếu từ các nhà đầu tư tư nhân- chưa từng có tiền lệ - của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã làm thay đổi bức tranh tổng quan. Mặc dù trái phiếu nợ vẫn còn trên bảng cân đối của chính phủ, nhưng giờ đây chúng không còn được lĩnh vực tư nhân nắm giữ nữa, nên được tính là không liên quan.
Martin Schulz, nhà kinh tế học cao cấp tại Fujitsu Research Institute ở Tokyo, nhận định, Nhật Bản là nước có lượng nợ công nằm trong tay tư nhân giảm nhanh nhất trên thế giới.
Lượng nợ công của Nhật Bản nằm trong tay tư nhân đang giảm.
Tuy tổng nợ ước tính của chính phủ Nhật Bản hiện gấp 2 lần quy mô kinh tế, theo tính toán của ông Schulz dựa trên dữ liệu của BOJ, song sự thay đổi lượng nợ nắm giữ bởi khu vực tư nhân như ngân hàng, hộ gia đình, đang có ảnh hưởng lớn. Điều này đồng nghĩa rằng khối nợ nằm trong tay tư nhân sẽ giảm xuống 100% GDP trong 2-3 năm tới từ 177% trước khi Thủ tướng Shinzo Abe lên nắm quyền hồi cuối năm 2012.
Tuy vậy, Nhật Bản vẫn không giảm đi vay. Chính quyền của Thủ tướng Abe đang đặt nền móng cho sự bùng nổ kích thích tài chính - huy động tiền bằng cách bán trái phiếu. Thủ tướng Abe hôm thứ Tư 31/5 cũng tuyên bố sẽ hoãn việc tăng thuế bán hàng - dự kiến áp dụng vào tháng 4/2017 - thêm hơn 2 năm nữa. Hôm thứ Ba 30/5, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso giải thích rằng "vấn đề lớn nhất là tiêu dùng cá nhận vẫn chưa tăng", do vậy, hiện chưa phải là thời điểm thích hợp để tăng thuế.
Nhật Bản đẩy mạnh chi tiêu chính phủ trong bối cảnh bong bóng chứng khoán và bất động sản đổ vỡ trong những năm đầu thập niên 1990. Với quy mô mua vào của BOJ quá lớn, ước tính lên đến tương đương hơn 90% nợ chính phủ mới được phát hành mỗi tháng.
Do Ngân hàng trung ương hiện đóng vai trò ngày càng tăng trong việc cung cấp tài chính cho chương trình kích thích kinh tế của chính phủ, Nhật Bản đang ngày càng gần với chiến lược được nhà kinh tế đoạt giải Nobel Milton Friedman gọi tên năm 1969 “tiền máy bay trực thăng”.
Dự báo ngành thép Đài Loan sẽ phục hồi nhẹ trong năm 2016
Theo dự báo của Hiệp hội Sắt thép Đài Loan (TSIIA) một sự phục hồi nhẹ trong tăng trưởng kinh tế năm nay có thể sẽ thúc đẩy tiêu thụ thép tăng lên một chút.
Trong bài phát biểu trước hội nghị Viện Sắt thép Đông Nam Á (SEAISI) tại Hà Nội trong tuần này, Chao Hsiu-Chen dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Đài Loan trong năm 2016 sẽ cao hơn một chút so với năm ngoái đạt 1,47%.
Sản lượng thép thô của cả nước sẽ đạt 22,5 triệu tấn trong năm nay, tăng 5,6% so với sản lượng thực tế năm 2015 với 21,3 triệu tấn. Tiêu thụ cũng được dự báo sẽ tăng 4,6% so với năm 2015 lên 18,3 triệu tấn.
Trong số các ngành công nghiệp tiêu thụ thép chủ chốt thì ông Chao nhấn mạnh nhu cầu trong xây dựng đã chậm lại trong năm ngoái nhưng được dự báo sẽ phục hồi trong năm nay. Có được điều này là nhờ các dự án nhà ở mới chẳng hạn như khu phức hợp dân cư 28 tầng ở Yonghe và việc triển khai thêm 22 tầng nữa ở Tucheng, ngoài ra còn thêm gần 200.000 mét vuông không gian.
Ông Chao cũng tin lĩnh vực đóng tàu của Đài Loan có tiềm năng tăng trưởng trong năm nay. Platts lưu ý rằng hồi tháng 3 trong một chuyến viếng thăm tới trung tâm công nghiệp ở miền nam Đài Loan, Kaohsuing, tân Tổng thống Tsai Ing-wen, đã cam kết rằng nhiều tàu hải quân đặc biệt là tàu ngầm sẽ được sản xuất ở trong nước.
Đối với ngành ô tô, ông Chao báo cáo các nhà sản xuất ô tô chủ chốt bày tỏ hy vọng rằng trong năm 2016 thị trường ô tô có thể sẽ tốt hơn, sau khi số xe đăng ký trong nước giảm 7,5% trong năm 2015, trong khi xe nhập khẩu tăng 13,7%.
Về phương diện rộng hơn, ông Chao phát biểu trước các đại biểu rằng ông tin là các nước Asean sẽ bị thiếu hụt nguồn cung các sản phẩm thép chất lượng cao ở mức giá hợp lý mà ông tin là các nhà máy thép Đài Loan có thể đáp ứng. Trong năm ngoái, Đài Loan đã xuất khẩu 10,7 triệu tấn thép trên toàn cầu, mặc dù khối lượng vận chuyển tới khu vực Asean không được rõ.
Startup xuất khẩu nước dừa Việt Nam được rót vốn hơn 100.000 USD
Hamona, một startup chuyên xuất khẩu dừa Việt Nam ra nước ngoài, công bố được một nhóm nhà đầu tư rót vào một khoản đầu tư "sáu chữ số".
Startup bán nước dừa Việt Nam có tên Hamona đã nhận được vốn từ một nhóm các nhà đầu tư, trang DealStreetAsia vừa cho biết.
Mặc dù không cho biết cụ thể số vốn đầu tư nhưng anh Nguyễn Hoàng Long, CEO Hamona cho biết nhóm nhà đầu tư này đầu tư mạo hiểm vào Hamona với số vốn lên tới 6 con số, tức ít nhất 100 ngàn USD.
Anh Long từ chối tiết lộ chi tiết thương vụ này nhưng cũng cho biết thêm, vốn đầu tư được rót vào ngay trước khi công ty trưng bày sản phẩm tại Triển lãm sản phẩm thiên nhiên California 2016. Sự kiện này đã đánh dấu bước đột phá của Hamona vào thị trường Mỹ, bởi sau triển lãm, Hamona đã ký thỏa thuận với các nhà phân phối và bán lẻ cao cấp tại khu Bờ Tây của Mỹ, ông Long cho biết.
Trước đợt rót vốn này, Hamona từng giành được khoản hỗ trợ 25.000 USD từ tổ chức Inclusive Business Accelerator tại Việt Nam. Ngoài ra, startup này còn nhận được vốn từ IPP Việt Nam, trong đợt tổ chức này rót 1,2 triệu euro vào 17 startup trong năm nay.
Được thành lập năm 2013, Hamona là viết tắt của từ “Harmony with Mother Nature” - Hài hòa với Mẹ Thiên nhiên. Công ty khai thác các sản phẩm nông nghiệp đa dạng của Việt Nam để xuất khẩu ra thị trường thế giới, đồng thời góp phần cải thiện đời sống người nông dân địa phương.
"Ý tưởng hình thành startup này đến khá tự nhiên khi chúng tôi đang tìm cách tạo ra một sản phẩm sáng tạo là đặc trưng ở địa phương và có tiềm năng trên thị trường thế giới. Nước dừa ngày càng phổ biến. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh giá trị dược liệu và dinh dưỡng của nước dừa", Long nói.
Vị CEO cũng cho biết, nhờ xuất khẩu, thu nhập của nông dân trồng dừa cao hơn 30% so với buôn bán thông thường. Tuy nhiên, ông Long cũng thừa nhận thách thức lớn nhất chính là đáp ứng đủ nhu cầu từ thị trường quốc tế.