tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-03-2016

  • Cập nhật : 24/03/2016

Chủ tịch Hà Nội hứa sẽ thay đổi thành phố để thu hút vốn đầu tư từ Mỹ

Tọa đàm “Gặp gỡ Hoa Kỳ” do Bộ Ngoại tổ chức chiều 23/3 với sự tham gia của nhiều lãnh đạo các địa phương nhằm mời gọi các nhà đầu tư Hoa Kỳ. main_divNormal">Chủ tịch Hà Nội hứa sẽ thay đổi thành phố để thu hút vốn đầu tư từ Mỹ
Tại buổi tọa đàm “Gặp gỡ Hoa Kỳ”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Hà Nội có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,23% (2011-2015), chiếm 15% GDP cả nước.
Đây là trung tâm kinh tến lớn của cả nước, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.600 USD. Hà Nội có hàng loạt các công trình lớn như Nhà ga Nội Bài, tuyến cao tốc, quốc lộ, trục đường đô thị được hoàn thành. 
“Hà Nội dẫn đầu cả nước về tiêu chí giáo dục, lược lượng lao động qua đào tạo, năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế tri thức. Hà Nội cũng là một địa chỉ rất an toàn, các nhà đầu tư không lo lắng về khủng bố...”, Chủ tịch Chung nhấn mạnh.
Nhằm thu hút nhà đầu tư Mỹ đến với Hà Nội, Chủ tịch Chung khẳng định Hà Nội sẽ thay đổi hết mình về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ để minh bạch và giảm phiền hà cho doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư. 
Người đứng đầu Hà Nội cam kết sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, trực tiếp giải quyết mọi khúc mắc, giúp các dự án kinh doanh của nước bạn đạt hiệu quả nhất.
“Hà Nội sẽ đứng số 1 về thu hút vốn ngoại”, ông Chung đặt mục tiêu.
Ngoài ông Chung, ông Lê Thanh Liêm, Phó chủ tịch UBND TP. HCM và lãnh đạo hàng loạt các tỉnh thành như Đồng Tháp, Bình Định, Vĩnh Phúc, Phú Yên... cũng bày tỏ mong muốn được thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp Mỹ. 
Đại diện cho kho khối doanh nghiệp Mỹ khẳng định, họ rất coi trọng và mong muốn có cơ hội đầu tư tại các địa phương của Việt Nam. Tuy nhiên, họ cũng cần có thủ tục hành chính thuận tiện, cơ sở hạ tầng, dịch vụ phát triển.
“Thực tế đã có nhiều doanh nghiệp Mỹ mất kiên nhẫn do các thủ tục tại Việt Nam khá chậm. TPP sắp đến, các bạn phải chuẩn bị thật nhanh, phải hành động vì đây là cơ hội để Việt Nam đặt mình vào vị trí quan trọng trên bản đồ thế giới”, vị đại diện này nói.
Đừng mời nhà đầu tư vào rồi bỏ rơi họ
Trong khi đó, ông Stuart Schaag, Tham tán thương mại (Đại sứ quán Mỹ) kể có lần tham gia một hội nghị của một địa phương tại Việt Nam, lãnh đạo tỉnh đó có hỏi ông “làm thế nào để thu hút được nhà đầu tư Mỹ?”. 
“Lúc đó, tôi có có trả lời là địa phương cần phải biết kể một câu chuyện với các nhà đầu tư, có thế mạnh như thế nào (đất đai, hạ tầng, giao thông, nhân lực chất lượng cao) hay những thế mạnh về tự nhiên các địa phương khác không có: cảng biển, cảng nước sâu…
Các địa phương cũng cần có các chính sách hậu mãi với các nhà đầu tư chứ không phải mời gọi nhiệt tình nhưng khi họ vào rồi lại không giải quyết những vướng mắc cho họ.
Chẳng hạn, một doanh nghiệp FDI của Mỹ vướng mắc về giấy phép ở Bộ Kế hoạch và đầu tư thì địa phương đó không được bỏ mặc doanh nghiệp mà cần lên tiếng để thúc đẩy quá trình nhanh hơn”.
Ông Stuart cho rằng quan chức, lãnh đạo địa phương của Việt Nam đừng ngồi văn phòng mãi mà hãy chủ động tìm đến hội nghị quốc tế để gặp gỡ nhà đầu tiềm năng. Các bạn có rất nhiều sản phẩm tốt, chất lượng nhưng điều quan trọng là các bạn chưa biết “chào hàng”.
“Câu chuyện cạnh tranh giờ đây không chỉ giữa các quốc gia này với các quốc gia khác mà còn diễn ra giữa các địa phương cùng nhau. Đây thực sự là một cuộc đua, cạnh tranh làm cho các địa phương trở nên khác biệt, phải tích cực chào hàng thì mới bán được hàng”, Tham tán nói.
Theo Tham tán Stuart, khi một doanh nghiệp Mỹ muốn đầu tư họ sẽ xem xét các đánh giá của tổ chức tài chính quốc tế về Việt Nam: chỉ số tham nhũng, môi trường đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, năng suất lao động, thủ tục hành chính, vận chuyển hàng hoá, thời gian thông quan...

Chủ tịch AmCham: TPP đặt Việt Nam vào vị trí quan trọng trên bản đồ thế giới

Đây là khẳng định của bà Sherry Boger, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham).
ngai ted osius, dai su hoa ky tai viet nam (anh: duc thanh)

Ngài Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam (Ảnh: Đức Thanh)

Chiều nay (23/3), tại Hà Nội đã diễn ra buổi Tọa đàm "Gặp gỡ Hoa Kỳ" do Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam và UBND TP. Hà Nội tổ chức, với sự tham dự của doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp đến từ nhiều tỉnh thành của Việt Nam.

Tại tọa đàm, ngài Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cho rằng, bằng cách tham gia TPP, Việt Nam đang gửi một tín hiệu đến thế giới, một dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang rất nghiêm túc trong khóa học của hội nhập kinh tế quốc tế.

Nghiên cứu của Viện Peterson dự báo đến năm 2025, TPP sẽ giúp làm tăng thu nhập của Việt Nam hơn 13%, xuất khẩu tăng 37 %. Một  nghiên cứu khác do Tập đoàn Eurasia cho thấy, những ngành hàng xuất khẩu như công nghiệp hải sản sẽ được hưởng lợi từ TPP, trong đó thuế nhập khẩu sẽ giảm đối với tôm, mực, cá ngừ.

Nhưng thẳng thắn và quan trọng hơn so với những lợi ích kinh tế trước mắt của TPP chính là những hiệu quả lâu dài trong việc gia nhập của Việt Nam.

Theo bà Sherry Boger, Chủ tịch AmCham tại Việt Nam, TPP đặt Việt Nam vào vị trí quan trọng trên bản đồ thế giới và câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải chuẩn bị những gì cho TPP?

“Theo tôi, các công ty Hoa Kỳ đang rất coi trọng thị trường Việt Nam và Việt Nam đang trở thành điểm đến mà các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên, các bạn phải đảm bảo rằng thủ tục hành chính nhanh, dễ dàng, cơ sở hạ tầng phải được nâng cấp. Quan trọng nhất là chào mừng và hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ với các công ty của Hoa Kỳ. Đôi khi, các công ty Hoa Kỳ không kiên nhẫn và muốn thúc đẩy nhanh và đó là những thách thức lớn nhất”, Chủ tịch AmCham tại Việt Nam nhấn mạnh.

Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ (Ảnh: Đức Thanh)Buổi tọa đàm thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ (Ảnh: Đức Thanh)

Đại sứ Hoa Kỳ Ted Osius cho biết, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào tháng 5/2016 sẽ có khoảng 50 công ty của Hoa Kỳ tới Việt Nam để tìm cơ hội hợp tác kinh doanh. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ mong muốn một trường an ninh, an toàn, bình đẳng ở Việt Nam với các quy định rõ ràng cùng sự cải thiện hơn nữa đối với hệ thống cơ sở hạ tầng.

Về phía Việt nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho biết, Chính phủ Việt Nam luôn hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương và các doanh nghiệp của hai nước xây dựng quan hệ với nhau.

Thứ trưởng cũng đề nghị các đối tác Hoa Kỳ có mặt tại buổi tọa đàm tiếp tục tác động để Chính quyền và Quốc hội Hoa Kỳ rỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế quan đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam, tạo điều kiện để các địa phương và doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào các chuỗi sản xuất toàn cầu mà Hoa Kỳ có lợi thế.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung tại tòa đàm đã cam kết sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các doanh nghiệp trên các lĩnh vực đầu tư, thương mại và du lịch.

“Chúng tôi luôn đánh giá cao và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp đã và đang đầu tư ở Hà Nội cùng với những nỗ lực của chính quyền thành phố, phát huy hơn nữa những lợi thế của mình để ngày càng phát triển và thịnh vượng”, vị Chủ tịch thành phố nhấn mạnh. 


Hòa Phát chạy thử thành công nhà máy cán thép xây dựng 720.000 tấn/năm

Ngày 23/3, nhà máy cán thép số 4 thuộc Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương chính thức được đưa vào chạy thử mẻ thép đầu tiên, hoàn thành đúng tiến độ đề ra, bổ sung thêm 60.000 tấn thép thành phẩm/tháng từ tháng 4/2016 tới thị trường.

Ông Kiều Chí Công, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát cho biết, năng lực cung ứng thép của Hòa Phát hiện tại khoảng 120.000 tấn/tháng và sau khi nhà máy cán số 4 kể trên vào hoạt động thì năng lực sản xuất thép xây dựng của Hòa Phát sẽ được nâng lên thành 180.000 tấn/tháng, tương đương khoảng 2 triệu tấn/năm. Lượng thép tăng thêm trước mắt sẽ được ưu tiên cung ứng vào phía Nam, góp phần làm giảm cơn sốt thép xây dựng tại thị trường khu vực này.

Ông Công khẳng định, các nhà máy sản xuất của Tập đoàn Hòa Phát và nhiều nhà sản xuất khác dư khả năng để cung cấp hàng cho thị trường. Thép Hòa Phát hiện cũng là nhà sản xuất có mức giá bán giao tại nhà máy thấp nhất hiện nay.

Mặt khác, Hòa Phát cũng yêu cầu các nhà phân phối của mình không được dự trữ, găm hàng, đảm bảo cung ứng kịp thời cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý nhất


Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước thấy không thỏa đáng vì bị chê "lỗ mãng"

Trước ý kiến của chuyên gia kinh tế cho rằng, siết tín dụng bất động sản trong bối cảnh hiện nay là “lỗ mãng”, một Vụ trưởng của Ngân hàng Nhà nước cho rằng, nói như vậy là không thỏa đáng.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI), thị trường bất động sản không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới vẫn luôn luôn phụ thuộc vào ngân hàng. Hiện thị trường bất động sản đang phục hồi, ổn định và không có dấu hiệu bong bóng ít nhất trong vòng 5 năm tới. Vì vậy, siết tín dụng nói chung và tín dụng bất động sản vào thời điểm này là chưa cần thiết, thậm chí là lỗ mãng.

“Tín dụng ngân hàng vẫn là kênh số 1 với thị trường bất động sản. Bất động sản là bà đỡ cho ngân hàng, có thể làm các ngân hàng sụp đổ nên cần có chiến lược lâu dài với thị trường này. Nếu không nghiên cứu kỹ và nghe ý kiến một vài chuyên gia mà đưa ra quyết định siết tín dụng là một hành động lỗ mãng trên thị trường”, ông Nghĩa khẳng định.

Theo chuyên gia này, thay vì siết tín dụng, NHNN cần kiểm soát tín dụng hiệu quả hơn, ví dụ tín dụng cho người liên quan tới ngân hàng, tín dụng chảy vào các dự án không hiệu quả, tín dụng cấp cho các dự án mà nhà đầu tư không có tiềm lựctài chính, tín dụng đen và đặc biệt là xử lý nợ xấu.

Trước ý kiến của chuyên gia, ông Nguyễn Trọng Du, Vụ trưởng Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước ) cho rằng, việc sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN không phải để nhằm siết tín dụng bất động sản mà nhằm để các quản lý rủi ro thanh khoản tốt hơn, đảm bảo nguồn vốn trung, dài hạn cho thị trường tốt hơn thời gian tới.

“Việc điều chỉnh tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 60% xuống 40% và nâng hệ số rủi ro bất động sản từ 150% lên 250% không phải là hạn chế cho vay bất động sản, mà là công cụ để bắt buộc tổ chức tín dụng phải nâng cao tỷ lệ vốn tự có.  Ngân hàng Nhà nước luôn minh bạch trong ban hành các chính sách, luôn lắng nghe, cầu thị, lấy ý kiến rộng rãi và áp dụng có lộ trình, nên nói Ngân hàng Nhà nước có hành động lỗ mãng, thô bạo, tôi cho rằng không thỏa đáng”, ông Du nói.

Trước ý kiến của Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản cho rằng, không thể nói sửa đổi Thông tư 36 không ảnh hưởng đến tín dụng bất động sản. Việc ngân hàng nâng cao hệ số rủi ro khi cho vay bất động sản tất yếu sẽ khiến nguồn vốn đổ vào lĩnh vực này giảm.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp bất động sản cho rằng, Ngân hàng Nhà nước đã nhắm nhầm doanh nghiệp khi sửa đổi Thông tư 36. Theo đó, thời gian qua, thủ phạm chính gây ra tình trạng đổ vỡ tín dụng bất động sản là sở hữu chéo ngân hàng - chủ đầu tư. Do đó, để hạn chế rủi ro trong lĩnh vực này, Ngân hàng Nhà nước nên siết sở hữu chéo thay vì đánh đồng hệ số rủi ro, áp dụng với mọi dự án, mọi chủ đầu tư.


Công nghệ số và kỳ vọng tăng năng lực cạnh tranh

Chúng ta đang ở giai đoạn trung tâm cuộc cách mạng thông tin và truyền thông (công nghệ số) lớn nhất lịch sử loài người. Hơn 40% dân số thế giới đang sử dụng internet và con số đó đang tăng lên từng ngày. 

Với nhiều người, tiếp cận công nghệ số đã mang lại thêm nhiều lựa chọn và tiện lợi. Công nghệ số thúc đẩy hoà nhập, hiệu suất, và đổi mới sáng tạo, mở ra nhiều cơ hội mà trước đây người nghèo và những đối tượng thiệt thòi không thể với tới được. Đó là những thông tin từ Bản Báo cáo phát triển 2016 vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố có chủ đề “Lợi ích số”.

phoi canh trung tam khao sat, nghien cuu va phat trien thi truong truc thuoc vien cong nghiep phan mem va noi dung so viet nam

Phối cảnh Trung tâm Khảo sát, Nghiên cứu và Phát triển Thị trường trực thuộc Viện Công nghiệp Phần mềm và Nội dung số Việt Nam

“Cuộc cách mạng số đang chuyển đổi thế giới, hỗ trợ dòng chảy thông tin, và tạo điều kiện phát triển cho các quốc gia biết cách tận dụng những cơ hội mới này”, ôngKaushik Basu, Chuyên gia Kinh tế Trưởng của WB nói.

Ông Deepak Mishra, Chuyên gia kinh tế trưởng, đồng tác giả báo cáo này cho biết, WB đánh giá Việt Nam đang ứng dụng rất tốt công nghệ số so sánh với các nước đang phát triển. Sự cải thiện về ứng dụng công nghệ ở Việt Nam ở mức toàn diện. Việt Nam cũng đang tiếp tục đầu tư vào công nghệ để phát triển xã hội tri thức. “Tôi đánh giá rất cao việc cố gắng trở thành một xã hội tri thức dựa vào việc sử dụng công nghệ”, ông nói. 

Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Nội dung số, kiêm Chủ tịch Tập đoàn công nghệ thông tin FPT, Trương Gia Bình tự hào cho biết Việt Nam hiện có tên trong nhóm dẫn đầu của hai mảng trong lĩnh vực công nghệ thông tin là gia công phần mềm và phát triển ứng dụng di động.

Theo đánh giá của nhiều tổ chức nước ngoài, Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ và chỉ đứng sau Trung Quốc về gia công phần mềm; và đứng đầu khu vực ASEAN về phát triển các ứng dụng trên di động. Ông cho biết tới đây sẽ cùng Hội DN trẻ Việt Nam thúc đẩy phát triển công nghệ số qua việc hỗ trợ DN khởi nghiệp

“Chính phủ Việt Nam rất ý thức và rất chú trọng vào việc đưa ra những chủ trương, chính sách để khuyến khích mạnh mẽ phát triển công nghệ số. Việt Nam coi CNTT là một công cụ đặc biệt để giúp Việt Nam có thể phát triển nhanh hơn và bền vững hơn”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu. Ông đã nhắc lại những ngày đầu “đấu tranh” giữa luồng quan điểm phát triển CNTT, mở cửa cho internet với nỗi lo quản lý để ngăn “độc hại”. Ông cũng chỉ ra thành tựu đất nước đạt được ngày nay, trong đó có sự đóng góp quan trọng của CNTT.

Nhưng Việt Nam vẫn còn đang bị kêu ca nhiều, môi trường kinh doanh vẫn còn nhiều điểm tối… cũng bởi hạ tầng CNTT kém, do nhiều ngành, nhiều nơi áp dụng CNTT chưa tốt. Phó Thủ tướng kêu gọi “Chính phủ không thể làm một mình, tôi gửi gắm tới DN CNTT phát triển vì lợi ích của DN mình và vì trách nhiệm xã hội tạo ra hệ sinh thái để tất cả các DN mọi người dân nhất là người dân nghèo người ở vùng sâu vùng xa tiếp cận được CNTT, kết nối internet và sử dụng điện thoại di động nhiều hơn”.  

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam khuyến nghị: Đến nay, khu vực công của một số nơi chưa đủ năng lực để thực hiện dự án đầy hoài bão về công nghệ số. Sẽ cần có những chương trình nghị sự lớn thúc đẩy cải cách trong môi trường kinh doanh, nâng cao kỹ năng hiệu quả quản trị… Đây là điều Việt Nam cần tính tới trong việc xác lập sự phát triển của mình.

Đầu tư vào hạ tầng cơ bản, giảm chi phí kinh doanh, gỡ bỏ rào cản thương mại, nâng đỡ DN khởi nghiệp, nâng cao năng lực cơ quan quản lý cạnh tranh, và tạo điều kiện cạnh tranh giữa các nền tảng số là một số biện pháp được đề xuất.  Các biện pháp đó sẽ giúp DN nâng cao năng suất và đổi mới sáng tạo hơn.

Bên cạnh đó cần đào tạo kỹ năng kỹ thuật và cho trẻ em làm quen sớm với công nghệ sẽ giúp nâng cao trình độ CNTT và tác động lên lựa chọn nghề nghiệp. Công nghệ số có thể chuyển đối các nền kinh tế, xã hội và thể chế công, nhưng sự thay đổi không hề diễn ra tự động. Các nước đầu tư vào công nghệ số và các yếu tố bổ trợ tương tự sẽ giành được kết quả tương xứng, nước nào không làm như vậy sẽ bị tụt hậu. 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-03-2016

    Fed khiến dầu mất mốc 40 USD/thùng, chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm điểm
    2 ngày mở 1 shop, FPT Shop hoàn thành kế hoạch năm 2016 ngay trong quý I
    Chủ KCN bít cửa công ty Nhật kiện đòi gần 500 triệu đồng
    CJ chắc hẳn sẽ rất hối tiếc khi thị trường thịt 18 tỷ USD rơi vào tay Masan
    Satra nói gì khi các nhà đầu tư chiến lược “tố” nhau?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-03-2016

    Cần Thơ cấp dự án sản xuất giày thể thao trị giá hơn 171 triệu USD
    Không thể lỡ sóng TPP vì lệ thuộc
    Quy hoạch khu kinh tế cửa khẩu An Giang trên diện tích hơn 30.000 ha
    Nghịch lý kinh tế phục hồi, số doanh nghiệp giải thể tăng mạnh
    FECON trúng thầu 4 dự án lớn với tổng giá trị 170 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-03-2016

    Tổng cục thống kê: Lạm phát năm nay sẽ ở mức rất cao
    Đây là "vũ khí bí mật" giúp Zara bán hàng "đắt như tôm tươi"
    Cứ 3 căn nhà được bán ra ở Vancouver thì có 1 căn được mua bởi người Trung Quốc
    Lãnh đạo một công ty bao bì có thu nhập gần 600 triệu/tháng
    Tiếp tục điều chỉnh thuế ôtô nhập khẩu?

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-03-2016

    Gỡ vướng thủ tục XNK hàng thực phẩm cho doanh nghiệp Nhật Bản
    Thép Việt bị áp thuế do "vạ lây" án thuế của TQ
    Doanh nghiệp Mỹ mong VN cải thiện hạ tầng
    Cảng Đà Nẵng chuẩn bị gia nhập sân chơi UPCoM
    Hậu gói 30.000 tỷ, tiền giải ngân cho người nghèo mua nhà sẽ theo kịch bản nào?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-03-2016

    Xuất khẩu gạo đang mất lợi thế cạnh tranh về giá bán
    Quy trình, thủ tục xuất khẩu cây dó bầu
    Không xử lý lại thuế mặt hàng bơ khan NK trước ngày 1-1-2016
    Nhập hàng cho DN chế xuất, công ty cho thuê tài chính vẫn phải nộp thuế
    Với TPP, mùi hương, âm thanh cũng phải bảo hộ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-03-2016

    IEA đưa ra dự báo nghiêm trọng về thị trường dầu mỏ
    Ai hưởng lợi khi ô tô Nga vào Việt Nam thuế 0%?
    Thâu tóm xong Daewoo, chủ mỏ sắt xuống Hải Phòng mua cảng
    “Nhà nước Hồi giáo” xuất dầu mỏ với giá chỉ 12 USD một thùng
    Lợi nhuận “đại gia” dầu khí Trung Quốc thấp nhất 17 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-03-2016

    Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 tăng mạnh
    Thủ tướng chấp thuận dự án 6.750 tỷ đồng của Samsung
    Lãnh đạo Brenntag: 'Việt Nam là thị trường trọng điểm'
    Áp lực trả nợ vốn vay ODA thách thức ngân sách
    Nhiều cơ hội hấp dẫn khi đầu tư sang Lào

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-03-2016

    Đừng mừng vội! Dầu sẽ về 25 USD ngay thôi
    Quy luật 5% để thành công trong kinh doanh
    6 loại thực phẩm nhập khẩu được miễn kiểm tra chuyên ngành
    Mỹ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá cá tra Việt
    Credit Suisse sa thải thêm 2.000 nhân viên

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 24-03-2016

    Government of Singapore đã nắm 5% vốn của Masan
    Bầu Hiển sắp “thâu tóm” xong 1 doanh nghiệp sở hữu hàng chục khu “đất vàng” tại Hà Nội, TP.HCM,...
    Tập đoàn dầu khí quốc doanh Brazil lỗ kỷ lục
    Việt Nam đầu tư gần 5 tỷ USD sang Lào
    FPT bán FPT Shop: Nomura (Nhật Bản) và Bản Việt sẽ tư vấn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-03-2016

    Bộ Tài chính: Vay vốn ODA đang đắt gấp đôi
    Khi người Đức bán lẻ trên xứ Việt
    Nga và Việt Nam ký thỏa thuận sản xuất ôtô
    Doanh nghiệp Trung Quốc thắng thầu đường nước sông Đà số 2
    Nhà đất thổ cư ngoại thành đang tăng giá