Xâm nhập mặn ‘kéo’ giá tôm, cá xuất khẩu giảm mạnh
Vì El Nino, thế giới sẽ gặp tình trạng thiếu hụt... đường
Tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may mới đạt 51,1%
Doanh nghiệp FDI tố một năm tiếp 10 đoàn kiểm tra
Áp thuế tự vệ không đúng lúc gây thiệt hại cho người tiêu dùng?
Tin kinh tế đọc nhanh 25-03-2016
- Cập nhật : 25/03/2016
IEA đưa ra dự báo nghiêm trọng về thị trường dầu mỏ
Ai hưởng lợi khi ô tô Nga vào Việt Nam thuế 0%?
Với Nghị định thư về hỗ trợ sản xuất phương tiện vận tải gắn động cơ trên lãnh thổ Việt Nam mới được ký bởi Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Công Thương Liên bang Nga Denis Valentinovich Manturov ký mới đây, Việt Nam sẽ cho phép các liên doanh được nhập khẩu miễn thuế một số xe nguyên chiếc để bán thăm dò dung lượng và thị hiếu của thị trường.
Đồng thời, cho hưởng hạn ngạch miễn thuế cụ thể đối với linh kiện, phụ tùng lắp ráp ô tôtrong vòng 5 năm là khoảng thời gian trước khi thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô theo VN - EAEU FTA sẽ được cắt giảm dần về 0%.
Tuy nhiên, Nghị định hợp tác về ô tô này cũng cho biết, các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Nga (Kamaz, Gaz, Uaz...) sẽ cùng các đối tác Việt Nam thành lập một số liên doanh để sản xuất, lắp ráp ô tô tải, xe từ 10 chỗ trở lên, xe địa hình và một số loại xe chuyên dụng tại Việt Nam.
Như vậy, Nghị định thư đã không đề cập đến dòng xe cá nhân, hưởng lợi trực tiếp từ Nghị định thư này là dòng xe tải, xe từ 10 chỗ trở lên... riêng dòng xe tải là dòng xe Trung Quốc hiện đang "thống lĩnh" thị trường Việt Nam.
Với dòng xe cá nhân, hồi cuối năm ngoái, Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga, ông Alexei Likhachev từng cho biết, xe Lada nhiều khả năng sẽ được sản xuất ở Việt Nam. Hiện tại, Liên minh Renault - Nissan đang nắm giữ 75% cổ phần công ty AvtoVAZ, hãng xe lớn nhất của Nga, nổi tiếng với thương hiệu Lada.
Nissan đã xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô tại Đà Nẵng, vì vậy việc đưa các mẫu xe thương hiệu Lada về Việt Nam và việc Lada sẽ xuất hiện tại Việt Nam là hoàn toàn có thể.
Các mẫu xe này nếu nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam, cộng thuế phí, có giá bán lên tới trên 20.000 USD, nhưng nếu lắp ráp tại Việt Nam, giá xe chỉ khoảng 10.000 USD nhờ đó có lợi thế cạnh tranh trong phân khúc xe giá rẻ.
Tính từ đầu năm 2015 đến tháng 1/2016, Việt Nam đã nhập 708 xe, trong đó chỉ riêng tháng 1/2016 số xe nhập đã là 188 xe, xe Nga về Việt Nam có đến 7/13 tháng dưới 50 chiếc.
Trong năm 2015, trong số 12 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ, Đức, Anh, Indonesia, Pháp, Canada, lượng xe nhập khẩu từ Nga chỉ cao hơn so với Canada, thua xa Trung Quốc (nước dẫn đầu với 53.882 xe), Hàn Quốc là nước thứ 2 với 26.971 xe…
Đáng lưu ý, giá xe trung bình của Nga cao nhất, lên tới 44.000 USD/xe, cao hơn so với Anh, Nhật Bản (41.000 USD/xe). (Bizlive)
Thâu tóm xong Daewoo, chủ mỏ sắt xuống Hải Phòng mua cảng
Tuy nhiên, ngay sau khi mua lại thì toàn bộ số cổ phần này được chuyển nhượng toàn bộ cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành và Công ty Cổ phần Đầu tư Hợp Thành 1.
Hanel vẫn giữ lại 30% "cổ phần gốc" của mình trong khách sạn này.
Nguồn tin riêng của PV cho hay, Hanel đã bán 70% cổ phần của tổ hợp này cho phía Hợp Thành với giá 94 triệu USD tương đương mức giá đã mua lại của phía Daewoo E&C, cộng thêm một khoản chênh lệch là 8 triệu USD, được thanh toán thành 2 lần, mỗi lần 4 triệu USD từ năm 2012.
Công ty cổ phần Cảng Vinalines Đình Vũ có số vốn điều lệ 200 tỷ đồng được thành lập năm 2011 trên cơ sở tiếp nhận chuyển giao từ Vinashin để triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp tại cụm công nghiệp Đình Vũ.
Ngoài công ty mẹ là Vinalines (đang nắm giữ 51% vốn điều lệ) và khoáng sản Hợp Thành, hai cổ đông lớn khác của cảng Đình Vũ là bà Nguyễn Thị Thanh Nga và Công ty cổ phần Đầu tư thương mại Lộc Việt mỗi bên sở hữu 10% vốn điều lệ; phần vốn còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông nhỏ lẻ khác.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT, Vinalines đang gấp rút hoàn thành việc thoái toàn bộ vốn tại cảng Đình Vũ.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thông đến nhà đầu tư được Bộ GTVT lựa chọn để tiến hành đàm phán mua 51% vốn điều lệ tại Công ty cổ phần cảng Vinalines Đình Vũ là rất hãn hữu.
“Nhà nước Hồi giáo” xuất dầu mỏ với giá chỉ 12 USD một thùng
Lợi nhuận “đại gia” dầu khí Trung Quốc thấp nhất 17 năm
Bất chấp khó khăn, PetroChina và hãng mẹ là CNPC sẽ không sa thải công nhân để tiết kiệm chi phí, Chủ tịch PetroChina Wang Yilin cho biết mới đây - Ảnh: China.org.
Theo tin từ Bloomberg, lợi nhuận ròng năm 2015 của PetroChina, công ty có trụ sở tại Bắc Kinh, giảm 67% còn 35,5 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 5,46 tỷ USD, từ mức 107 tỷ Nhân dân tệ của năm 2014.
Năm 2015, giá dầu Brent tại thị trường London giảm về mức trung bình 54 USD/thùng, từ mức khoảng 99 USD/thùng trong năm 2014. Giá dầu giảm sâu buộc các công ty năng lượng toàn cầu đánh tụt giá trị tài sản, chứng kiến lợi nhuận giảm sút, và phải cắt giảm các kế hoạch đầu tư cơ bản.
Bất chấp khó khăn, PetroChina và hãng mẹ là CNPC sẽ không sa thải công nhân để tiết kiệm chi phí - Chủ tịch PetroChina Wang Yilin cho biết mới đây.
“Trong năm 2015, sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu chậm lại, áp lực đối với nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục gia tăng, nguồn cung nói chung trên thị trường dầu khí là đầy đủ, và giá dầu thế giới tiếp tục giảm xuống mức thấp”, PetroChina nói trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Giá dầu thế giới đã hồi phục sau khi chạm đáy 12 năm hồi đầu năm nay nhờ những dự báo cho rằng nhu cầu gia tăng và sản lượng dầu của Mỹ giảm sẽ giúp làm giảm bớt tình trạng dư thừa nguồn cung dầu toàn cầu. Theo dự kiến, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu ngoài khối này bao gồm Nga sẽ họp tại Doha vào tháng tới để bàn biện pháp cắt giảm sản lượng.
Đến nay, các công ty dầu khí lớn nhất Trung Quốc gồm PetroChina, China Petroleum & Chemical Corp., và CNOOC đều đã báo lợi nhuận hoặc doanh thu giảm mạnh trong 9 tháng đầu năm 2015. Tháng 11 năm ngoái, PetroChina và CNPC đã bán tài sản đường ống dẫn để huy động tiền mặt nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận hàng năm.
PetroChina cho biết, đầu tư cơ bản của công ty năm nay sẽ giảm 5%, còn 192 tỷ Nhân dân tệ, sau khi giảm 31% trong năm ngoái. Trong vòng 1 năm qua, giá cổ phiếu của PetroChina đã giảm 35%.
Theo một số nguồn tin, CNPC, công ty mẹ của PetroChina sẽ trở thành một trong những công ty quốc doanh đầu tiên của Trung Quốc thực hiện cải tổ theo sự chỉ đạo của Chính phủ nước này. Theo đó, CNPC sẽ trở thành một công ty mẹ chiến lược, không can thiệp vào hoạt động hàng ngày của các công ty con.
Trong kế hoạch cải tổ này, Chính phủ Trung Quốc muốn tách bộ phận đường ống dẫn dầu khí khỏi các công ty năng lượng và đưa bộ phận này thành những công ty độc lập.