Hai kịch bản cho chứng khoán cuối tháng 2
22 tỉ USD vốn ODA chưa giải ngân
Ngân hàng Nhà nước phát hành 6.000 tỉ đồng tín phiếu kho bạc
Nhiều doanh nghiệp bất động sản lãi đột biến
Bộ GTVT cổ phần hóa dứt điểm những “ca” khó trong năm 2016
Tin kinh tế đọc nhanh 22-02-2016
- Cập nhật : 22/02/2016
Cước thấp kỷ lục, doanh nghiệp vận tải biển gặp khó
Cước vận tải biển không những không phục hồi mà còn liên tiếp lập đáy thấp chưa từng có, làm chồng chất thêm khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam.
Chỉ số cước thị trường hàng rời liên tiếp tạo đáy mới
Hôm thứ 6, ngày 13/2/2016, chỉ số cước thị trường hàng rời (BDI) còn 290 điểm, điều chưa tưởng tượng được ngay cả vào thời kỳ được cho là khó khăn nhất của vận tải biển. Trước đó, thị trường đã “bùng nhùng” ở mức rất thấp quanh 500 điểm gần như suốt năm 2014, 2015, rồi liên tục lập đáy mới kể từ cuối tháng 12/2015 (474 điểm ngày 22/12/2015), khiến hàng loạt các doanh nghiệp vận tải biển báo cáo thua lỗ lớn khi kết thúc năm tài chính 2015.
Cách đây không lâu, CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý IV/2015 lỗ 22 tỷ đồng và cả năm 2015 lỗ lên mức 298 tỷ đồng, gấp ba lần mức lỗ cho phép. Cùng chung số phận, CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (mã chứng khoán VST) lỗ ròng cả năm 2015 gần 193.7 tỷ, tăng gần 90 tỷ so với dự kiến hồi đầu năm.
Theo ông Bùi Việt Hoài, Phó TGĐ Vinalines, chỉ số BDI đã rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử tại thời điểm tháng 12/2015 song vẫn tiếp tục giảm trong tháng 1, tháng 2 năm nay chủ yếu do sức tiêu thụ của Trung Quốc giảm và các vấn đề bất ổn địa chính trị tại nhiều điểm nóng trên toàn cầu. Ngành vận tải biển sẽ vẫn bất ổn trong suốt năm 2016. Chỉ số BDI nếu có tăng cũng ngắn hạn và không đáng kể.
Ông Nguyễn Hồng Hải, Giám đốc Gemadept Hải Phòng cho biết, BDI xuống thấp khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều. Cước nội địa năm 2015 đã ở mức đáy, song doanh nghiệp vẫn dò dẫm chạy được do giá nhiên liệu giảm và cắt tối đa chi phí. Nguy cơ 2016 là nhu cầu của khách hàng giảm tiếp và cung phương tiện tăng do các doanh nghiệp vận tải đưa thêm tàu về chạy nội địa. Các tuyến quốc tế, cước vẫn tiếp tục xuống thấp đồng thời cầu hàng hóa cũng suy giảm lớn, lượng tàu rỗng của các hãng vận tải biển đều rất lớn.
Ông La Quang Trí, Giám đốc Công ty ShipOffer cho rằng, thị trường đang tiếp tục dò đáy. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế kéo theo vận tải biển khó khăn. Những tưởng thời điểm đó đã là đáy, song cho đến giờ thì nhiều mức đáy liên tục bị phá vỡ và không biết đáy hiện tại đã ổn định chưa hay sẽ tiếp tục bị phá.
“Giá cước các tuyến hàng mà hiện tại đa số các tàu Việt Nam đang tham gia vận tải đều giảm giá mạnh. Các tuyến Bắc Á đi Đông Nam Á, trước đây khá tốt do làm hàng nhanh, giá cước tốt thì hiện cũng không đủ chi phí chạy tàu chứ chưa nói đến việc có lãi. Các tuyến tới châu Phi cũng vậy. Hiện, cước tàu chở gạo đi Tây Phi chỉ còn khoảng 40-45 USD/tấn. Cước tàu chở cát 50.000 tấn từ Việt Nam đi Singapore, trước kia có giá khoảng 6 USD/tấn thì hiện nay chỉ còn dưới 3 USD/tấn. Hàng đá vôi, clinker trước xuất từ Bắc Việt Nam đi Bắc Trung Quốc hoặc Đài Loan có giá trên dưới 10 USD/tấn cho tàu 20.000 - 30.000 tấn, thì hiện tại chỉ còn khoảng 7 USD/tấn.
Doanh nghiệp tìm cách xoay xở
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hồng Hải bày tỏ hy vọng sau Tết các tuyến nội địa của công ty có thể lại trở lại hoạt động. “Gemadept Hải Phòng vừa qua đã phải thực hiện giải pháp cho dừng tàu 3 tuần không chạy ở 2 đầu cảng Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh đối với các tuyến nội địa, gồm 1 tuần trước Tết và 2 tuần sau Tết Bính Thân”, ông Hải nói và cho biết thêm: Nhu cầu của khách hàng rất thấp trong khi giá cước xuống không thể thấp hơn. Do đó phải dừng tàu là giải pháp cuối cùng mà cực chẳng đã phải áp dụng. Thay vì chạy tàu lỗ rất nhiều, thì dừng tàu sẽ giảm bớt lỗ cho doanh nghiệp vận tải. Đa số các doanh nghiệp chạy nội địa thời gian qua chọn giải pháp dừng tàu, có doanh nghiệp dừng 2 tuần, doanh nghiệp dừng 4 tuần.
Phía Vinalines, ông Bùi Việt Hoài cho biết, ngay từ trong Tết, Tổng công ty Hàng hải VN đã đưa ra một số giải pháp cấp bách yêu cầu các đơn vị áp dụng để ứng phó với thị trường suy giảm quá sâu, gồm dừng đầu tư và giãn tối đa các chi phí vào thời điểm này, đồng thời tập trung tối đa để tăng doanh thu từ vận tải các chủng loại hàng nội địa và hàng xuất nhập khẩu có khối lượng lớn như than, gạo, clinker.. là thế mạnh của tổng công ty nhờ đội tàu lớn, chiếm tới 25% tổng khối lượng đội tàu mang cờ Việt Nam.
Ông La Quang Trí cho rằng, hiện nay, giá cước khả quan nhất là hànggạo xuất khẩu từ Việt Nam đi các nước Indonesia và Philippines với giá cỡ 21-22 USD/tấn cho các tàu tải trọng khoảng 6.000-10.000 tấn. Để tháo gỡ khó khăn, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải giành thêm lợi thế trong việc ký kết hợp đồng xuất khẩu để bảo vệ người vận chuyển của họ.
Sau Tết, doanh nghiệp “đỏ mắt” tìm người lao động
Đến thời điểm này dù đa số các công ty đã đi vào hoạt động ổn định trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, nhưng còn hàng trăm doanh nghiệp ở Đồng Nai vẫn trong tình trạng thiếu lao động trầm trọng.
Những ngày gần đây, số lượng lao động đến tìm việc tại các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Biên Hòa như KCN Amata, KCN Biên Hòa 2, KCN Loteco khá thưa thớt. Do đó đã xuất hiện hàng trăm thông báo, băng rôn, tờ rơi với nội dung cần tuyển lao động gấp được treo đầy rẫy trước cổng nhiều công ty, cửa ngõ khu công nghiệp và bên lề đường.
Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, có những doanh nghiệp tuyển dụng từ 200 đến 300 lao động. Vì cần tuyển gấp công nhân cho nhu cầu ổn định sản xuất, một số doanh nghiệp đã cử nhân viên văn phòng ra hẳn bên ngoài các tuyến đường quanh khu công nghiệp để tư vấn, giới thiệu và trực tiếp tuyển dụng lao động.
Ngược lại lượng công nhân tìm việc tại các địa điểm này chủ yếu là thăm dò về chế độ lương thưởng, chính sách ưu đãi của các công ty. Chị Nguyễn Thị Ngọc Thuận, một lao động đi tìm việc tại khu công nghiệp Loteco ở TP Biên Hòa cho biết: “Năm nay, nhu cầu tuyển dụng khá nhiều, sở dĩ tôi còn đang phân vân chưa quyết định xin vào làm công ty nào là vì chỗ thấy phù hợp thì mức lương không phù hợp. Đa số là tầm 4 triệu, có những công ty phù hợp với mình thì lương chỉ có 3,5 triệu”…
Đại diện một số doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển công nhân cho biết, ngoài việc mở rộng sản xuất trong năm mới thì nguyên nhân chính vẫn là công nhân về quê đón Tết không trở lại làm việc. Do đó buộc công ty phải tuyển gấp lao động để kịp đáp ứng đơn đặt hàng đã ký.
Cần lao động là vậy, song mức lương mà các doanh nghiệp đưa ra đối với lao động phổ thông trong các thông báo tuyển dụng cũng chỉ ở mức 3,2 - 4,7 triệu đồng/tháng. Mức lương này khó đảm bảo trang trải cuộc sống đắt đỏ như tại TP Biên Hòa nên không còn cách nào khác nhiều người lao động phải tìm những công ty có tăng ca để tăng thu nhập nhằm đảm bảo có thể trụ lại làm việc lâu dài.
Về thực trạng này, anh Trần Văn Sỹ, một lao động đi tìm việc làm tại khu công nghiệp Biên Hòa II cho hay, đối với lao động phổ thông như anh làm việc 8 tiếng thì lương chẳng được bao nhiêu nên không thể đủ chi phí tối thiểu cho cuộc sống ở trọ của mình. Vì thế, dù biết vất vả hơn nhưng anh vẫn đang đi tìm một công ty nào có tăng ca để tăng thu nhập với mục đích có thêm chi phí cho cuộc sống.
Để kịp có mặt tại ngày lao động đầu năm, ngay từ 12 đến 14-2 (mùng 5 - mùng 7 Tết), khi không khí xuân vẫn còn ngập tràn, trên các tuyến đường chính về Bình Dương đã xuất hiện rất đông người lao động ở các tỉnh, thành trong cả nước trở lại làm việc.
Sau Tết Bính Thân, đi đến nhiều khu, cụm công nghiệp ở Bình Dương không còn xuất hiện những băng rôn thông báo tuyển dụng lao động gấp như trước nữa.
Ông Trịnh Anh Tuấn - Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Hài Mỹ phấn khởi cho biết: “Đến nay (12 Tết), tất cả công nhân công ty chúng tôi đã có mặt đầy đủ, ban giám đốc công ty rất phấn khởi và dự kiến sẽ xuống từng phân xưởng chúc Tết, tặng bao lì xì cho mỗi công nhân 50.000 đồng”.
Ông Nguyễn Thiện Phước - Phó chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương khẳng định: “Trong số gần 1 triệu lao động đang làm việc tại Bình Dương, có gần 900.000 người là người ngoài tỉnh. Tết Bính Thân năm nay, có trên 500.000 người về quê ăn Tết nhưng sau Tết đã trở lại làm việc đầy đủ. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng có sự quan tâm và chăm lo đến đời sống người lao động như duy trì mức thưởng Tết, tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân về quê đón Tết, sum họp gia đình nên họ rất phấn khởi, tin tưởng”.
14 tỉnh, thành vùng Bắc-Nam Trung Bộ hợp tác phát triển du lịch
Đó là kết quả sau buổi hội thảo khoa học Phát triển du lịch vùng Bắc-Nam Trung Bộ do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ VH-TT&DL, UBND tỉnh Nghệ An và BIDV đồng tổ chức chiều 20-2 tại TP Vinh (Nghệ An).
Với tổng chiều dài bờ biển gần 1.800 km, vùng Bắc-Nam Trung Bộ được xem là “mặt tiền” ra biển Đông của Việt Nam. Đây cũng là khu vực có vai trò quan trọng trong bản đồ phát triển du lịch của cả nước. Phát biểu tại hội thảo, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, nhấn mạnh: “Chúng ta phải nhìn từ góc độ văn hóa để phát triển du lịch vùng Bắc-Nam Trung Bộ, nếu không sẽ lẫn với các vùng khác, nước khác. Phải thay đổi nhận thức du lịch là ngành mũi nhọn cần phát triển”.
Tại hội thảo cũng chứng kiến lễ ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giữa 14 tỉnh, TP Bắc-Nam Trung Bộ. Theo đó, các tỉnh này sẽ hợp tác trao đổi thông tin về tình hình phát triển du lịch; phát triển sản phẩm du lịch; xúc tiến quảng bá du lịch; phát triển nhân lực du lịch...
Twitter đẩy mạnh dịch vụ khách hàng
Theo đại diện Twitter, rất nhiều người dùng đã sử dụng trang mạng xã hội này để bày tỏ sự thất vọng của họ với các nhà bán lẻ. Do đó, Twitter quyết định đưa ra giải pháp giúp các nhà bán lẻ và doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng cũng như những thông tin phản hồi của họ nhằm cải thiện quy trình kinh doanh và chất lượng sản phẩm.
Theo đó, Twitter thêm một nút gửi tin nhắn cá nhân (Send a Private Message) cho các nhà bán lẻ và thương hiệu, giúp doanh nghiệp có thể tương tác với những thông điệp công khai của khách hàng và trả lời trực tiếp đến họ. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể chia sẻ riêng ý kiến của họ với doanh nghiệp trên nền tảng này.
Đây là cách để mạng xã hội thu thập thông tin phản hồi cho chỉ số trung thành của khách hàng - Net Promoter Score (NPS) và cả chỉ số hài lòng của khách hàng - Customer Satisfaction (CSAT).
Trên blog của mình, Ian Cairns - Giám đốc sản phẩm của Twitter cho rằng những nền tảng này sẽ giúp Twitter trở thành nơi tốt nhất cho các doanh nghiệp và khách hàng kết nối trực tiếp, công khai và có sự trao đổi thông suốt.
"Nhiều nhà quảng cáo cho chúng tôi biết có đến hơn 80% các yêu cầu dịch vụ khách hàng trên mạng xã hội được đăng tải trên Twitter. Do vậy đây là kênh quan trọng để tiếp nhận thông tin", ông Ian Cairns chia sẻ.
Ông Ian Cairns cho rằng khi Twitter cung cấp công cụ tương tác trực tuyến mới như vậy sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng hiệu quả hơn, giải quyết nhanh những vấn đề gặp phải. Hơn nữa điều này cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí khi số tiền bỏ ra để tiếp cận khách hàng chỉ bằng 1/6 so với việc sử dụng dịch vụ tổng đài điện thoại.
"Tương tác tốt có lợi cho nhận diện thương hiệu, sự trung thành của người dùng và công tác bán hàng. Nghiên cứu gần đây cho thấy khi một khách hàng 'tweets' câu hỏi hoặc khiếu nại đến một hãng hàng không và nhận được ngay phản hồi, họ sẵn sàng trả trung bình hơn 9USD cho những lần đặt vé tiếp theo", ông Ian Cairns nhấn mạnh.
Twitter đang làm việc với một số nhà cung cấp dịch vụ khách hàng như Conversocial, Hootsuite, Lithium, Salesforce, Spredfast, Sprinklr, Sprout Social và Sparkcentral để hoàn thiện và đưa dịch vụ này tiếp cận khách hàng của họ.
Hàng loạt nhãn hàng bị cộng đồng mạng tẩy chay chỉ vì Đại sứ thương hiệu - Hồ Ngọc Hà
California Fitness and Yoga và Sunsilk là 2 thương hiệu hiếm hoi kiên trì giữ hình ảnh Hà Hồ trên trang chủ website chính thức trong bão scandal…
Khi Hồ Ngọc Hà vướng vào scandal, những thương hiệu có hợp đồng đại diện thương hiệu với cô ca sỹ này cũng bị vạ lây. Những hashtag #hoadonkhongha và #saynotoha, thậm chí #saynotounilever được “hội tẩy chay” chia sẻ mạnh.
Dưới đây là những đơn vị/nhãn hàng đang mời ca sỹ, người mẫu Hồ Ngọc Hà làm đại sứ.
Unilever
Unilever là đơn vị có nhiều nhãn hàng mời Hà Hồ làm đại diện thương hiệu nhất.
Như một lẽ dĩ nhiên, “hội tẩy chay” tiếp tục kêu gọi việc chuyển sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ Unilever, mà nhiều nhất là P&G.
Các nhãn hàng của Unilever đang bị kêu gọi tẩy chay (dù cho có sử dụng Hà Hồ làm đại diện hay không) gồm:
- Bột giặt/xả: OMO, Surf, Viso, Comfort
Hồ Ngọc Hà không đại diện hình ảnh cho các nhãn hàng trên.
- Dầu gội đầu: Sunsilk, Clear, Dove
Trong 3 nhãn hàng bị tẩy chay trên, Hồ Ngọc Hà chỉ xuất hiện trong video quảng cáo của Sunsilk.
TVC quảng cáo Sunsilk của Hồ Ngọc Hà.
- Dung dịch tẩy rửa: Vim, Gift
- Kem đánh răng: Close up, P/S
- Xà phòng: Lifebuoy
- Thực phẩm: Trà Lipton, Hạt nêm Knorr
- Mỹ phẩm: Pond’s, Hazeline, Vaseline
Trong tất cả các nhãn hàng trên, Hà chỉ tham gia các chương trình quảng cáo của Vaseline.
TVC quảng cáo Vaseline của Hồ Ngọc Hà.
Neptune
Hồ Ngọc Hà cùng song ca với Đan Trường bài hát Mừng tuổi mẹ cha trong Video Clip quảng cáo dầu ăn Neptune Tết Ất Mùi 2015. Đây là một trong những TVC Tết cảm động của Neptune.
Nhãn hàng dầu ăn này vẫn dùng quảng cáo trên cho Tết Bính Thân 2016.
TVC Neptune
Vinamilk
Hồ Ngọc Hà tham gia vào TVC của sản phẩm Goldsoy Canxi 3-D trong 30s của đơn vị này.
TVC Goldsoy
Goldsoy đã có phản ứng rất nhanh chóng khi gỡ bỏ hình ảnh Hồ Ngọc Hà trên website chính thức.
Yamaha với dòng xe Yamaha Nozza Grande
TVC về dòng xe này với sự tham gia của Hồ Ngọc Hà, Ngô Thanh Vân, và Minh Hằng được tung ra vào giữa năm 2014.
TVC Yamaha Nozza Grande
Chương trình Hòa âm ánh sáng The Remix
Cộng đồng phụ nữ đang dấy lên phong trào Nói không với các chương trình có Hà Hồ, mà điển hình là chương trình Hòa âm ánh sáng The Remix – chương trình mà Hồ Ngọc Hà đang là một trong 3 giám khảo.
Ngoài ra, một loạt các thương hiệu khác cũng bị kêu gọi tẩy chay đợt này như nước uống Lavie, FPT, Zalo, VPBank…
Hiện nay, nhiều nhãn hàng của Unilever đã gỡ hình ảnh Hồ Ngọc Hà khỏi website chính thức, nhưng không phải tất cả. Nhãn hàng Sunsilk của đơn vị này cùng với California Fitness and Yoga là 2 thương hiệu hiếm hoi kiên trì giữ hình ảnh Hà Hồ trên trang chủ website chính thức trong bão scandal.