tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 14-04-2016

  • Cập nhật : 14/04/2016

VEPR: Lãi suất 0%, hàng tỷ USD đang được tuồn ra nước ngoài

Tiền gửi nước ngoài đang tăng lên đột biến (7,3 tỷ USD), diễn biến bất thường này cho thấy, một khối lượng lớn tài sản ngoại tệ của dân cư được gửi ra nước ngoài với mức lãi suất thấp.
chieu nay (12/4), vien nghien cuu kinh te chinh sach (vepr) to chuc toa dam cong bo bao cao kinh te vi mo quy i nam 2016.  

Chiều nay (12/4), Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính sách (VEPR) tổ chức Tọa đàm Công bố Báo cáo Kinh tế Vĩ mô Quý I năm 2016.  

Theo VEPR, số liệu thống kê đến quý 3/2015 cho thấy, cán cân thanh toán đã có những diễn biến bất thường sau sự kiện Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) trong tháng 8. Cán cân tổng thể chuyển từ trạng thái cân bằng sang thâm hụt lớn 6,6 tỷ USD trong quý 3/2015, chủ yếu do cán cân tài chính đổi chiều.

Đáng lưu ý, hai cấu phần quan trọng nhất của cán cân tài chính là dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài không có sự biến động đáng kể.

Tuy nhiên, một nhân tố mới xuất hiện là “dòng vốn đầu tư khác” mà cấu phần chủ yếu là tiền gửi ở nước ngoài, vốn không đáng kể ở những giai đoạn trước, gia tăng đột biến lên mức 7,3 tỷ USD. “Đây là diễn biến bất thường cần phải tiếp tục theo dõi xu hướng, giải thích và dự báo xu hướng chặt chẽ”, VEPR nhấn mạnh.

Báo cáo lưu ý, trong cùng giai đoạn trên, trạng thái ngoại hối của hệ thống ngân hàng thương mại không có sự biến động quá lớn. Theo giải thuyết của nhóm nghiên cứu, diễn biến bất thường này, một phần, có thể xem như tình trạng “bẫy thanh khoản” với ngoại tệ của hệ thống ngân hàng.

Lý do là thời gian qua, lãi suất huy động và cho vay USD vốn ở mức thấp, cộng với kỳ vọng tỷ giá USD/VND tăng lên sau sự kiện Trung Quốc phá giá, khiến thị trường không tìm được mức lãi suất cho vay ngoại tệ cân bằng. Hệ quả là, NHTM không tìm được đầu ra cho dòng vốn tiết kiệm ngoại tệ nên gửi tiền không kỳ hạn/kỳ hạn ngắn ở ngân hàng nước ngoài là giải pháp sinh lợi tối ưu nhất.

Nếu giải thuyết trên là đúng, dòng tiền gửi ở nước ngoài có thể tiếp tục gia tăng trong các giai đoạn sau do chính sách hạ lãi suất huy động USD về 0%/năm (Quyết định ngày 25/9/2015 của Thống đốc NHNN) và hạn chế đối tượng vay vốn ngoại tệ.

“Việc đưa lãi suất huy động USD về 0%/năm đã triệt tiêu động lực tiết kiệm ngoại tệ có kỳ hạn, do đó phần lớn các khoản tiền gửi ngoại tệ sẽ ở dưới dạng không kỳ hạn. Các NHTM sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cân đối thanh khoản ngoại tệ và cung ứng các khoản vay ngoại tệ cho doanh nghiệp, và do đó tiếp tục lựa chọn giải pháp gửi tiền ở nước ngoài.

Chúng tôi cho rằng chống đô la hóa là một chủ trương đúng của NHNN, tuy nhiên các giải pháp đồng bộ tạo niềm tin vào tiền đồng cần được triển khai. Chỉ khi đó, nền kinh tế mới sử dụng được nguồn vốn ngoại tệ khối lượng lớn đang gửi ở nước ngoài”, các chuyên gia khuyến cáo.

Với tình trạng trên, VEPR khuyến nghị, chiến lược chống đô la hóa mặc dù đang từng bước loại USD khỏi hệ thống lưu thông và tín dụng, song vẫn cần phải có chính sách thích hợp để lưu chuyển dòng USD tích trữ trong nền kinh tế, thông qua một thị trường mua-bán ngoại tệ hữu hiệu, quy mô lớn.

Việc đưa lãi suất huy động USD về 0%/năm, không đi liền với việc thiết lập thị trường mua bán USD hiệu quả, đang dẫn tới nguy cơ mất cân đối trên thị trường ngoại tệ. Cụ thể là một khối lượng lớn tài sản ngoại tệ của dân cư được gửi ra nước ngoài với mức lãi suất thấp, trong khi một số tổ chức tín dụng trong nước phải huy động vốn từ nước ngoài với lãi suất cao.


Thương mại toàn cầu có nhiều thay đổi

Kể từ khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai, hội nhập kinh tế toàn cầu được coi là động lực thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng và trở thành trụ cột của trật tự quốc tế. 

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Từ hiệp định thương mại toàn cầu cho đến sự hình thành EU, từ các tổ chức Bretton Woods  đến việc loại bỏ kiểm soát vốn, từ mở rộng đầu tư trực tiếp nước ngoài cho tới gia tăng dòng người xuyên biên giới.  Những điều này cho thấy một định hướng tổng thể rõ ràng. Với sự phát triển khoa học kỹ thuật toàn cầu, như công nghệ, vận chuyển và đặc biệt là internet, thế giới đã trở nên nhỏ hơn, kết nối chặt chẽ hơn và được coi như “thế giới phẳng”.

Hội nhập quốc tế đã cho thấy nhiều thành công hơn mức kỳ vọng. Chúng ta không còn thấy những “quốc chiến” giữa các cường quốc hàng đầu, mức sống toàn cầu tăng nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử. Những cải thiện về vật chất đã đi cùng với những bước tiến còn nhanh hơn trong cuộc chiến chống đói nghèo, nâng cao vị thế phụ nữ, thúc đẩy xóa mù chữ và kéo dài tuổi thọ.

Tuy nhiên,  làn sóng chống lại hội nhập toàn cầu đang bắt đầu diễn ra tại phương Tây. Bốn ứng cử viên hàng đầu cho chức Tổng thống Mỹ Hillary Clinton, Bernie Sanders, Donald Trump và Ted Cruz đều phản đối sáng kiến tự do thương mại chủ yếu trong giai đoạn này – hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Đó còn là việc Anh có ý định ra khỏi EU, cùng áp lực của dòng người tị nạn, rồi cam kết của châu Âu để mở biên giới đang sụp đổ. Những tổ chức tài chính quốc tế đã không theo kịp với sự phát triển kinh tế toàn cầu, phần lớn là do những căng thẳng về mặt chính trị.

Cốt lõi của việc chống lại hội nhập toàn cầu đến từ tầng lớp giàu có. Họ đang rúng động với những tiết lộ trong hồ sơ Panama. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Thúc đẩy hội nhập toàn cầu có thể bắt đầu từ dưới lên chứ không phải từ trên xuống, và có thể dịch chuyển sang ưu tiên kiểm soát kết quả của hội nhập. Điều này nghĩa là có sự thay đổi từ hiệp định thương mại quốc tế sang các thỏa thuận quốc tế khi các vấn đề về quyền lao động và bảo vệ môi trường được ưu tiên hơn. 


Chọn chiến lược tăng trưởng mạo hiểm

Mới đây, Vietnam Report  công bố “Báo cáo tăng trưởng và triển vọng kinh tế Việt Nam 2016: Những yếu tố tác động đến tăng trưởng của một số ngành chủ yếu”. 

Những nội dung đáng chú ý nhất trong báo cáo là các đánh giá, nhận định của giới chuyên gia và DN trong các Bảng xếp hạng FAST500 (Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam) và Prospect 500 (Top 500 DN triển vọng xuất sắc nhất Việt Nam), đề cập đến  những yếu tố tác động đến tăng trưởng của cộng đồng DN trong giai đoạn 2012-2015; những dự báo về kinh tế, triển vọng tăng trưởng và môi trường kinh doanh 2016; những tác động của Hiệp định TPP đến triển vọng phát triển, hội nhập của DN Việt Nam trong năm 2016; những nhân tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật, qua đó tác động đến tăng trưởng của DN trong một số ngành chủ yếu.

Cụ thể, đối với toàn bộ nền kinh tế, các chuyên gia và DN cho rằng, thách thức đối với tăng trưởng đến từ 3 mũi đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đổi mới thể chế.

Mặc dù Việt Nam được đánh giá là có nhiều cải thiện, nhất là ở phát triển cơ sở hạ tầng và đổi mới thể chế, nhưng còn kém cải thiện so với các nước trong khu vực.

Báo cáo bình luận: Trong quá trình hội nhập, đặc biệt trong bối cảnh vừa hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nên nếu thua kém các nước trong khu vực thì cũng có nghĩa là năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam sẽ thấp hơn, nguồn lực cho tăng trưởng sẽ hạn chế hơn.

Với các DN, kết quả điều tra của Vietnam Report cho thấy, chi phí đầu vào tăng là rào cản bên ngoài lớn nhất đối với tăng trưởng. Hai rào cản tiếp theo là biến động nhu cầu thị trường về sản phẩm, dịch vụ, và sự trỗi dậy của các đối thủ cạnh tranh. Trong khi đó, những rào cản từ nội tại của DN ảnh hưởng tới tăng trưởng trong 3 năm qua xuất phát từ vấn đề quản trị DN. Đây là khó khăn đối với gần một nửa số DN tham gia khảo sát.

Tiếp theo đó là rào cản từ việc tuyển dụng và giữ chân nhân sự, cùng thiếu thông tin về xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh. Về cạnh tranh thị trường, cộng đồng DN nhìn nhận, thách thức lớn nhất liên quan đến vấn đề xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường. Hai thách thức tiếp theo là các vấn đề liên quan đến quy định, văn bản chính sách của Chính phủ, thuế phí và hải quan cũng như sự trỗi dậy của các đối thủ cùng ngành.

Tuy nhiên, các DN vẫn khá lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong tương lai. Trong năm 2016, các DN chọn chiến lược “tăng trưởng mạo hiểm” trong bối cảnh hội nhập TPP. Những kết quả kinh doanh khởi sắc đã đạt được trong cả một chặng đường dài từ năm 2011 đến năm 2015 kết hợp với các dự báo kinh tế khả quan trong năm 2016, và đặc biệt là triển vọng thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế TPP và AEC, là cơ sở đáng tin cậy làm tăng thêm niềm tin và kỳ vọng tăng trưởng kinh doanh của DN Việt.

Hơn 76% số DN tham gia khảo sát dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh nhằm tận dụng tối đa những cơ hội tăng trưởng mới; 22,1% số DN sẽ tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh như năm trước; trong khi chỉ 1,6% DN có ý định thu hẹp quy mô kinh doanh. Đây là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh nền kinh tế đang bắt đầu một giai đoạn tăng trưởng mới.

Bên cạnh đó còn có một số nhận định quan trọng khác của báo cáo như: Đa phần các DN, bao gồm DN FDI và DN nội địa, đều có sự cải thiện về hiệu quả kỹ thuật, trong đó DN FDI có hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với DN nội địa trong ngành; Các DN lớn có hiệu quả kỹ thuật tốt hơn so với các DN nhỏ; Hoạt động xuất khẩu và hoạt động đầu tư của các DN cũng có mối tương quan tích cực đối với hiệu quả kỹ thuật của các DN; Các DN có thời gian hoạt động lâu hơn và đặt tại các địa bàn có cơ sở hạ tầng tốt hơn sẽ có được hiệu quả kỹ thuật cao hơn…(TBNH)


Giá nhà ở tiếp tục tăng 5 -7%

Mới đây, Công ty JLL Việt Nam đã đưa ra nhận định trong báo cáo về thị trường nhà ở quý I/2016.

Theo đó, giá bán trên thị trường nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh đang tiếp tục xu hướng tăng.

Đối với thị trường sơ cấp, giá bán căn hộ tăng cao, đặc biệt là phân khúc trung cấp. Trong đó ghi nhận mức tăng giá mạnh ở khu vực Quận 2 và Quận 4. Các dự án biệt thự, nhà phố giá bán duy trì xu hướng tăng từ giai đoạn trước, chủ yếu là các dự án quy mô lớn giá rẻ ở Quận 9.

Ở thị trường thứ cấp, giá bán căn hộ tăng tại tất cả các phân khúc với mức tăng đáng kể từ 5 -7% ở nhiều dự án.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Được biết, trong quý I/2016, lượng mở bán căn hộ của các chủ đầu tư duy trì ở mức cao, với 9.720 căn, tăng 28% theo quý và 63% theo năm. Đặc biệt, phân khúc trung cấp đóng góp hơn 50% lượng cung. Song biệt thự và nhà phố, lượng cầu đã “đảo chiều” giảm 44% so với mức cao kỷ lục quý IV/2015.

Điểm đáng chú ý, lượng cầu đạt cao, bán ra 9.000 căn, chủ yếu là loại căn hộ trên 1.000USD/m2 tại Quận 7 và Quận Bình Thạnh.

Ông Stephen Wyatt, Giám đốc Điều hành JLL Việt Nam nhận định, trong 3 quý tới của năm 2016, nguồn cung căn hộ sẽ tiếp tục đạt cao và đa dạng với lượng mở bán kỳ vọng ở mức 20.000 căn và lượng hoàn thành ở mức 15.000 căn. Sẽ có nhiều dự án quy mô “chào sân” trong năm nay và giá bán sẽ vẫn còn tăng thêm. Lượng cung dồi dào và uy tín chủ đầu tư là những yếu tố kích thích sức cầu.


Ra mắt Tổng công ty Dệt may miền Bắc

Công ty TNHH Tổng công ty Dệt May miền Bắc (VNC CORP) trực thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), với mục tiêu cung cấp “Giải pháp may mặc trọn gói” vừa chính thức được ra mắt tại Hà Nội.

VNC CORP được hình thành trên cơ sở tập hợp một loạt tên tuổi lớn, là các doanh nghiệp dệt may của Vinatex, với xương sống là Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội, Công ty TNHH MTV Dệt 8-3, Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Xuân, Công ty CP Vinatex Quốc tế và Công ty CP Dệt kim Vinatex.

Tổng công ty dệt may Miền Bắc có trụ sở tại Khu Công nghiệp Vĩnh Hoàng, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Hà Nội, với vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

vnc corp co von dieu le 500 ty dong, voi su menh hinh thanh cac chuoi san xuat lien tuc ve det thoi – det kim co quy mo lon.

VNC CORP có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, với sứ mệnh hình thành các chuỗi sản xuất liên tục về dệt thoi – dệt kim có quy mô lớn.

Phát biểu tại lễ ra mắt, ông Đặng Vũ Hùng, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc Tổng công ty dệt may miền Bắc cho biết, với chiến lược kinh doanh trong thời gian tới Tổng công ty tập trung đầu tư, xây dựng thị trường; trong đó, chú trọng về khâu phát triển sản phẩm, hàng dệt thoi, dệt kim tại Hà Nội và Hưng Yên.

Với tiềm lực sẵn có cộng với cơ chế hoạt động linh hoạt, tập trung Tổng công ty sẽ giữ vai trò điều tiết, chỉ đạo chiến lược tới các đơn vị thành viên, hình thành các chuỗi sản xuất liên tục về dệt thoi – dệt kim có quy mô lớn, chuyên môn hoá cao, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI, từng bước thâm nhập vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu.

Mục tiêu của VNC CORP là hướng tới trở thành doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp “Giải pháp may mặc trọn gói” tại Việt Nam, một đơn vị nòng cốt của Vinatex trong cả lĩnh vực Dệt thoi và Dệt kim, đứng trong Top 3 doanh nghiệp của Tập đoàn xét cả về quy mô và lợi nhuận.

Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho hay, VNC CORP  được thành lập với mục tiêu chính là tập trung xây dựng hệ thống phục vụ khách hàng, đầu tư mạnh mẽ vào khâu phát triển sản phẩm,nâng cao năng lực sản xuất với các chỉ tiêu rất cụ thể:

Tăng trưởng về doanh thu tăng bình quân 15-20%/năm; lợi nhuận tăng 20-25%/năm và kim ngạch xuất khẩu tăng 20-30%/năm.

Đến năm 2020, Tổng Công ty Dệt May Miền Bắchướng tới trở thành doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp giải pháp may mặc trọn gói tại VN, một đơn vị nòng cốt của Tập đoàn Dệt May Việt Nam trong cả lĩnh vực dệt thoi và dệt kim, đứng trong Top 3 doanh nghiệp của Tập đoàn xét về cả quy mô và lợi nhuận.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-04-2016

    “Cơn bội thực” thép Trung Quốc giá rẻ
    TP.HCM cấp phép cho siêu dự án 30.000 tỷ cùng hàng loạt dự án
    Cường đô la lấy tiền ở đâu để thâu tóm tài sản công ty bầu Đức?
    Trong 2 năm, người tham gia đã nộp hơn 3.400 tỷ đồng cho Thiên Ngọc Minh Uy
    Google lại mất tướng về tay Facebook

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-04-2016

    Sản phẩm vàng cần có một thị trường riêng?
    Xuất khẩu tăng đột ngột, Trung Quốc nâng tỷ giá đồng nhân dân tệ mạnh nhất từ đầu năm
    Giá dầu đảo chiều giảm sau số liệu nguồn cung mâu thuẫn
    Huy động thêm 7.467 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
    Đồng USD “leo dốc” so với một loạt đồng tiền chủ chốt

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-04-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-04-2016

    IMF: Myanmar sẽ là nền kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh nhất thế giới trong năm 2016
    Phố Wall tiếp tục thăng hoa nhờ Trung Quốc và cổ phiếu ngân hàng
    Vào TPP coi chừng "bội thực"!
    Thế giới đang "bội thực" thép Trung Quốc
    Giáng chức 357 quan chức Trung Quốc trong bê bối vaccine

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 14-04-2016

    WB, AIIB có chương trình cho vay vốn chung đầu tiên
    Xuất khẩu của Trung Quốc phục hồi trở lại trong tháng 3
    Nên đặt văn phòng đại diện ở đâu tại châu Á?
    Trung Quốc ồ ạt thâu tóm doanh nghiệp Thụy Sĩ
    Việt Nam-EU đạt thỏa thuận về xuất khẩu gỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-04-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-04-2016

    Số liệu GDP của Trung Quốc “đáng ngờ” như thế nào?
    IMF lại hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
    Cuộc chiến mới giữa Uber và Lyft
    Thương hiệu Viettel được định giá gần 1 tỷ USD
    Trung Quốc đổ hàng chục tỷ USD vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-04-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 14-04-2016

    Mark Zuckerberg vạch kế hoạch 10 năm cho Facebook
    Facebook, Google và Amazon phải công khai thuế tại EU
    Trung Quốc hạ giá 0,22% tỷ giá tham chiếu nhân dân tệ qua 3 phiên
    Học từ WTO, hệ thống ngân hàng nên cẩn trọng trong TPP
    Lộ diện những “cỗ máy kiếm tiền” thầm lặng trong cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 2015

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 13-04-2016

    Blackrock: Đừng đùa với lãi suất âm
    Khi Trung Quốc không còn là tâm chấn
    Fitch hạ xếp hạng tín nhiệm và cảnh báo Ảrập Xêút
    Nên làm gì để gỡ khó cho nhà đầu tư?
    IMF đánh giá cao chính sách điều hành tỷ giá của NHNN

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-04-2016

    Israel tăng thuế với các ông lớn thương mại điện tử
    Goldman Sachs nộp phạt 5 tỷ USD
    Nielsen: Doanh thu cửa hàng tạp hóa đạt 10 tỷ USD
    Còn hơn 2.200 tỷ lợi nhuận, Techcombank vẫn không trả cổ tức
    Dự án 2 tỷ USD ôm trọn sông Sài Gòn

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 13-04-2016

    Các tập đoàn Trung Quốc đổ xô vay nợ để đi thâu tóm
    Chuông báo động đang vang lên ở một trong những quốc gia hùng mạnh nhất OPEC
    Ôtô TMT đề xuất thưởng CEO gần 19 tỷ đồng
    Quốc Cường Gia Lai mua trung tâm thương mại của bầu Đức
    Trung Quốc có thể tăng trưởng chậm nhất 7 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 13-04-2016

    Kiều hối - “miếng bánh hấp dẫn” mà ngân hàng Việt đang muốn giành lại từ các tổ chức quốc tế
    Anh kêu gọi Trung Quốc giảm sản lượng thép
    BIDV và BSC là chủ nợ lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai
    Bảo Minh muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Vinamilk
    Khách sạn Kim Liên: Ôm đất vàng, lỗ triệu đô