Sẽ chấm điểm 20.000 quỹ đầu tư toàn cầu
Mặt hàng “set top box” có thuế NK từ 0% đến 35%
Báo cáo quyết toán hàng gia công, SXXK: Đơn giản hơn sao vẫn không thực hiện?
Thí điểm tạm nhập hàng hóa qua 4 tỉnh
Tiêu thụ thép tăng đột biến sau quyết định áp thuế tự vệ
Tin kinh tế đọc nhanh tối 10-04-2016
- Cập nhật : 10/04/2016
Diện tích bán lẻ tại TPHCM vẫn thua Hà Nội
Cụ thể, tại Hà Nội, tổng nguồn cung mặt bằng bán lẻ hiện đạt khoảng 1,1 triệu m2, ổn định so với quý trước nhưng tăng 22% so với cùng kỳ năm trước.
Giá thuê bình quân giảm 1,6% theo quý nhưng tăng 4,9% theo năm. Trung tâm thương mại giảm 3,1% theo quý trong khi cả khối đế bán lẻ và trung tâm bách hóa đều tăng lần lượt là 3,2% và 4,2%.
Tỷ lệ lấp đầy bình quân ổn định theo quý, và tăng 4,8 điểm phần trăm theo năm. Tỷ lệ lấp đầy của khối đế bán lẻ tăng 3 điểm % theo quý; theo sau là trung tâm bách hóa ở mức 1,4 điểm % theo quý trong khi trung tâm thương mại giảm 1 điểm % theo quý.
Theo khảo sát của Savills tiến hành trên mười bốn trung tâm thương mại và trung tâm bách hóa tại Hà Nội, diện tích trung bình của ngành thời trang chiếm 47% tổng diện tích, tiếp đến là ngành thực phẩm & nước giải khát với 27%.
Còn tại TP.HCM sau khi có thêm nguồn cung mới khoảng 40.800 m2 từ 2 dự án, tổng mặt bằng bán lẻ đạt hơn 1 triệu m2, tăng 4% theo quý và 17% theo năm.
Giá thuê mặt bằng trung bình giảm 2% theo quý và 10% theo năm. Sự giảm giá này xảy ra do các trung tâm mua sắm mới mở đều nằm ngoài trung tâm, có giá thuê thấp hơn mức trung bình của thị trường. So sánh với quý trước, duy nhất giá thuê của các trung tâm mua sắm giảm 3% trong khi giá thuê của các trung tâm bách hóa và khối đế bán lẻ vẫn ổn định.
Công suất cho thuê trung bình đạt 93%, giảm 1 điểm phần trăm theo quý và theo năm. Công suất của trung tâm bách hóa và trung tâm mua sắm giảm 1 điểm phần trăm trong khi khối đế bán lẻ không thay đổi.Thành phố Hồ Chí Minh thiếu những điểm nhấn độc đáo để thu hút du lịch kết hợp mua sắm.
Dự án 3.000 tỉ tại Long Biên vừa về tay đại gia nào?
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung ký ban hành Quyết định số 1580/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án khu chức năng đô thị hai bên tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đi khu đô thị mới Thượng Thanh, quận Long Biên.
Được biết, chủ đầu tư Dự án khu chức năng đô thị hai bên tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đi khu đô thị mới Thượng Thanh là Công ty Cổ phần Khai Sơn.
Dự án này có diện tích 380,084 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 2,954.6 tỉ đồng. Tổng số căn hộ của dự án khoảng 1.867 căn, trong đó, Nhà biệt thự khoảng 80 căn, nhà chung cư khoảng 1.787 căn.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ quý I/2016 đến quý II/2016. Trong đó, dự kiến khởi công đồng bộ với Dự án BT tuyến đường 40m trong tháng 6/2016. Giai đoạn thực hiện dự án từ quý III/2016 đến quý IV/2019.
Nguồn vốn thuộc sở hữu của nhà đầu tư, vốn vay và vốn huy động hợp pháp. Nhà đầu tư phải đảm bảo bố trí vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư.
Mục tiêu dự án nhằm xây dựng khu chức năng đô thị hiện đại, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tạo điểm nhấn về kiến trúc, mỹ quan đô thị; đồng thời là dự án đối ứng để khai thác thu hồi vốn đầu tư xây dựng tuyến đường từ đê Ngọc Thụy đến khu đô thị mới Thượng Thanh theo hình thức hợp đồng BT.
Vĩnh Hoàn dẫn đầu xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm
CTCP Thủy Sản Vĩnh Hoàn (VHC) cho biết, giá trị xuất khẩu trong quý 1/2016 của công ty đạt 63,6 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ tăng 20% khối lượng xuất khẩu.
Trong 2 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 237,3 triệu USD, trong đó giá trị xuất khẩu của Vĩnh Hoàn là 41,7 triệu USD, chiếm 18% tổng kim ngạch xuất khẩu, đứng đầu trong các công ty thủy sản.
Triển vọng trong quý 2 được dự báo sẽ tiếp tục theo chiều hướng tích cực nhờ giá sản phẩm tăng do nhu cầu từ các thị trường lớn gia tăng.
Lý do giảm tỷ lệ sở hữu tại Cửu Long Seapro
Vĩnh Hoàn cho biết với mục tiêu trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, ngoài các sản phẩm cốt lõi như cá tra, Vĩnh Hoàn đã mở rộng sang các loài nuôi khác bao gồm cá chẽm, cá rô phi và tôm. Việc mua lại Cửu Long Seapro (CLP) là một phần trong kế hoạch nuôi tôm của công ty.
Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, thiếu nguyên liệu cũng như các vấn đề khác của CLP đã khiến VĨnh Hoàn quyết định tìm những đối tác có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi tôm để hợp tác. Các đối tác cũng nắm giữ cổ phần trong CLP và chua sẻ rủi ro, lợi ích với Vĩnh Hoàn.
Sau khi bán bớt 36,2% cổ phần, Vĩnh Hoàn vẫn là cổ đông chiến lược trong CLP với tỷ lệ sở hữu 20%. Vĩnh Hoàn sẽ hỗ trợ CLP trong việc phát triển vùng nuôi và bán hàng bằng cách kết nối CLP với khách hàng hiện tại của công ty. Đối tác mới sẽ hỗ trợ CLP trong việc nâng cao hiệu quả trong việc mua sắm nguyên liệu và quản lý sản xuất.
Tiếp tục hưởng mức thuế suất 0% khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ
Cục Thương mại Hoa Kỳ đã công bố kết quả thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm philê đông lạnh từ Việt Nam và Vĩnh Hoàn tiếp tục được hưởng mức thuế 0% khi xuất khẩu mặt hàng này.
Ngoài ra, các lô hàng xuất sang EU của CTCP Vĩnh Hoàn Collagen cũng sẽ được đăng ký kiểm tra và cấp chứng nhân An toàn thực phẩm kể từ ngày 30/3/2016.
Canon bất ngờ mua lại công ty y tế của Toshiba
Theo đại diện Canon tại Việt Nam, trong kế hoạch phát triển, Canon dự định sẽ phát triển mảng chăm sóc sức khỏe, đồng thời trở thành trụ cột chính cho bước tăng trưởng tiếp theo.
Việc sáp nhập TMSC sẽ giúp tập đoàn Canon tăng tốc vào các lĩnh vực mới bằng cách tối đa hóa các nguồn lực từ Canon và TMSC, giúp tăng cường tiềm lực của hãng trong ngành y sinh học.
Sự hợp tác này sẽ cải thiện hơn nữa sức mạnh của các sản phẩm thuộc TMSC bằng cách cung cấp những thiết kế và công nghệ vi chế có tính chính xác cao, kèm theo một hệ thống sản xuất được tối ưu hóa và sự hợp tác hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm, cho phép đẩy mạnh doanh thu của các sản phẩm có giá cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy mảng kinh doanh chăm sóc sức khỏe.
Phía Canon không công bố chính thức giá trị của thương vụ này. Tuy nhiên, cách đây khoảng 1 tháng đã rộ lên thông tin Canon muốn thâu tóm công ty sản xuất thiết bị y tế Toshiba từ tập đoàn Toshiba với lời đề nghị 700 tỷ Yên (tương đương khoảng 6,2 tỷ USD).
Các ngân hàng Việt đứng bét ASEAN về lợi nhuận
Theo bảng xếp hạng “Top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN”, 19 ngân hàng của VN lọt bảng xếp hạng này đứng cuối bảng trong khối ASEAN khi tính theo tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROC)
Có đến 19 ngân hàng Việt góp mặt trong bảng xếp hạng “Top 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN” do The Banker, một tạp chí uy tín thế giới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bình chọn và công bố mới đây.
Theo nhận định của The Banker, Việt Nam đã tăng tốc thành công để trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngân hàng lớn thứ hai trong bảng xếp hạng này.
Tuy tổng tài sản của cả 19 ngân hàng này chỉ chiếm 7,46% tổng tài sản của 100 ngân hàng trong danh sách này (tăng 1,25% so với năm 2015), nhưng nếu xét về tốc độ tăng, nhóm 19 ngân hàng Việt Nam lại có tốc độ tăng tổng tài sản đến 15,66% chỉ trong vòng một năm qua, cao thứ hai trong bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng cũng đưa ra một số chỉ báo về tình hình, đặc điểm ngân hàng Việt Nam và tương quan với các nước trong khu vực. Xét về lợi nhuận, tuy về cuối bảng xếp hạng của khối ASEAN khi tính theo tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROC), lợi nhuận trước thuế của nhóm 19 ngân hàng Việt Nam lại tăng trưởng đến 6%, cao hơn hầu hết các nước khác, chỉ trừ Singapore với 10,91%.
Xét về chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, các nhà băng Việt lại có màn thể hiện hết sức ấn tượng. Dẫn đầu khối ASEAN là 3 đại diện Việt Nam với Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) với mức tăng 35,02%, theo sau là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) và Ngân hàng Shinhan Việt Nam với tỷ lệ lần lượt là 34,22% và 33,32%. Theo nhận định của The Banker, có vẻ như các ngân hàng Việt đang sẵn sàng cho một sự gia tăng lớn hơn nữa.
Tuy nhiên, một điểm cần phải cải thiện là tính thâm nhập của các dịch vụ ngân hàng, Việt Nam hiện đang ở mức thấp nhất khu vực Đông Nam Á với chỉ 30,86% dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng trên tổng số 91 triệu dân (số liệu thống kê tính đến năm 2014).
Các ngân hàng lớn đến từ Malaysia, Singapore và Thái Lan vẫn chi phối bảng xếp hạng khi ba quốc gia này cùng nhau nắm giữ gần 3/4 tổng tài sản của 100 ngân hàng lớn nhất khu vực ASEAN.