Anh sẽ mất lợi thế đàm phán thương mại với Mỹ nếu rời khỏi EU
Tỷ phú Chính Chu đồng sáng lập công ty tỷ USD
Mỗi giờ Thế giới Di dộng thu về gần 7 tỷ đồng doanh thu
Gỗ Đức Thành kiếm thêm 20 tỷ đồng nhờ bán đất
Việt Nam xuất khẩu cá ngừ sang 107 thị trường
Tin kinh tế đọc nhanh 05-07-2016
- Cập nhật : 05/07/2016
Xuất khẩu cá tra tăng mạnh ở thị trường Mỹ, Trung Quốc, Brazil
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết tháng 5/2016, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 650,3 triệu USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Brazil tăng khả quan.
Cụ thể, cá tra Việt Nam vào thị trường Mỹ đạt 152 triệu USD, chiếm 23,4% tổng xuất khẩu, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2015. Mặc dù, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường này ít nhưng giá trị xuất khẩu cao nhất trong top 10 thị trường hàng đầu của cá tra Việt Nam.
Với thị trường EU, tuy mức độ sụt giảm không quá mạnh nhưng 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang thị trường EU vẫn tiếp đà giảm liên tục qua các tháng. Tính đến hết tháng 5/2016, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt 109,3 triệu USD, giảm 8,1%.
Còn với thị trường Trung Quốc, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này khá tốt. 5 tháng đầu năm nay đạt 94,9 triệu USD, tăng 72,7%. Cùng thời gian này, thị trường Brazil cũng tiêu thụ 32,8 triệu USD nhập khẩu cá tra từ Việt Nam, tăng 118,3% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, 6 tháng đầu năm, sản xuất cá tra chưa có dấu hiệu phục hồi, hàng loạt các khó khăn như thị trường tiêu thụ bấp bênh, giá cá không ổn định, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã làm cho diện tích nuôi cá tra có xu hướng giảm.
Diện tích cá tra 6 tháng đầu năm của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 3.757 ha, giảm 5,5% so với cùng kỳ. Sản lượng thu hoạch ước đạt 526.683 tấn, xấp xỉ so với cùng kỳ. Trong đó, một số tỉnh trọng điểm về nuôi cá tra có sản lượng giảm như: Vĩnh Long 38.000 tấn (-4%), Bến Tre 82.575 tấn (-12%), An Giang 121.437 tấn (-7%), Đồng Tháp 184.004 tấn (-1%).
Ngày 12/7: Đấu giá gần 8 triệu cổ phần Công ty Nhà và Thương mại Dầu khí
Ngày 12/7, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) sẽ thực hiện bán đấu giá phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Nhà và Thương mại Dầu khí.
Cụ thể, CTCP Nhà và Thương mại Dầu khí có địa chỉ tại Khu đô thị mới Vạn Trường, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và có vốn điều lệ 175.222.840.000 đồng.
Hiện, Công ty Nhà và Thương mại Dầu khí kinh doanh trong ba lĩnh vực chính (sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì; kinh doanh hạt nhựa PP và các loại hạt nhựa khác; dịch vụ quản lý nhà ở, nhà hàng, lưu trú).
Công ty đang chiếm giữ thị phần lớn về cung cấp các sản phẩm bao xi măng, bao đựng nông sản và hiện đang cung cấp 100% sản phẩm bao PE 3 lớp của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, kế hoạch sẽ đầu tư nâng công suất để cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Bên cạnh đó, Công ty cũng là nhà phân phối phần lớn sản phẩm hạt nhựa PP của Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng 12 nghìn đến 14 nghìn tấn/năm. Theo báo cáo tài chính, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2015 là 10,8 tỉ đồng và tăng trung bình 30% /mỗi năm.
Ngày 12/7 tới, Công ty đưa ra đấu giá: 7.977.919 cổ phần do Công ty TNHH MTV Lọc - Hóa dầu Bình Sơn sở hữu có mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phần với giá khởi điểm: 12.200 đồng/cổ phần. Số cổ phần người nước ngoài được phép mua là 7.977.919 cổ phần.
Thời gian đăng ký và nộp tiền đặt cọc từ 15/6 đến 5/7.
Địa điểm: Các đại lý đấu giá công bố trong Quy chế đấu giá.
Thời gian nộp phiếu đấu giá: Chậm nhất 16 giờ ngày 8/7.
Thời gian tổ chức đấu giá: 8 giờ 30 ngày 12/7.
Địa điểm tổ chức đấu giá: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - Số 2 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Thời gian hoàn trả tiền đặt cọc (từ ngày 14/7 đến ngày 19/7).
Thời gian nộp tiền mua cổ phần trúng đấu giá: Từ ngày 13/07 đến ngày 22/07.(TBNH)
PBoC: Trung Quốc sẽ không phá giá tiền tệ
Trung Quốc không có ý định giá phá đồng nhân dân tệ để tạo lợi thế trong thương mại toàn cầu và không có cơ sở để (giá đồng nhân dân tệ) giảm trong dài hạn, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) mới đây khẳng định.
PBoC cho biết trong một tuyên bố trực tuyến rằng, đồng nhân dân tệ nói chung vẫn ổn định bất chấp những biến động trên thị trường toàn cầu sau khi cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu.
Tuyên bố trên của PBoC được đưa ra sau khi nhiều phương tiện truyền thông đưa ra các dự báo về sự giảm giá đáng kể của đồng nhân dân tệ vào cuối năm.
"Những thông tin này đã làm sai lệch kỳ vọng và làm gián đoạn thị trường, khuyến khích hoạt động bán đầu cơ. Chúng tôi lên án mạnh mẽ các hành vi vô trách nhiệm và thiếu đạo đức nghề nghiệp", PBOC cho biết.
Tuyên bố của PBoC cũng khẳng định, đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục được duy trì ổn định ở mức hợp lý nhờ nền tảng kinh tế vững vàng của Trung Quốc. Theo PBoC, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định và tiếp tục thặng dư trong cán cân thanh toán, với nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào, các điều kiện tài chính bền vững và hệ thống tiền tệ ổn định.
PBoC cũng cho biết thêm, Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách ngoại hối theo định hướng thị trường.
Đây là lần thứ hai trong một tuần mà PBOC đã chuyển để bác bỏ những thông tin không chính xác của một số phương tiện truyền thông. PBoCcũng chỉ trích các báo nước ngoài về chính sách lãi suất của Trung Quốc hôm thứ Hai.
VNG tính bán điện thoại, sản xuất đồ điện tử?
Đại hội cổ đông Công ty Cổ phần VNG chiều ngày 30/62016 đã thông qua việc mở rộng thêm các ngành nghề mới, khác hẳn với lĩnh vực cốt lõi của VNG hiện nay là Internet (phần mềm) và phát hành game.
Cụ thể, các ngành nghề mới mà VNG đăng ký gồm: sản xuất linh kiện điện tử; sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính; sản xuất thiết bị truyền thông; sản xuất đồ điện dân dụng.
VNG cũng bổ sung thêm ngành bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh; bán lẻ thiết bị nghe nhìn trong các cửa hàng chuyên doanh; bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự trong các cửa hàng chuyên doanh.
Tờ trình của VNG cho biết, việc bổ sung này là do sự phát triển của VNG trong lĩnh vực ngành nghề mới.
Theo một đại diện của VNG, việc đăng ký kinh doanh lĩnh vực sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử chủ yếu là để phục vụ cho các sản phẩm của công ty, bởi hiện VNG đang có bộ phận làm phần mềm quản lý phòng máy CSM (dùng cho các đại lý kinh doanh Internet, game), việc sản xuất phần cứng nhằm cung cấp phần cứng chạy CSM.
Tuy nhiên, trong bối cảnh mảng game - lĩnh vực kinh doanh chính và đem lại doanh thu tới 70-80% cho VNG - đang có những khó khăn nhất định, việc mở rộng sang các ngành nghề mới có thể xem là hướng đi mới để công ty duy trì và mở rộng tăng trưởng.
Hồi giữa tháng 5 vừa qua, VNG cũng đã công bố hoàn tất thương vụ mua 38% cổ phần Công ty Cổ phần Ti Ki - đơn vị chủ quản trang thương mại điện tử Tiki.vn, với số tiền tương ứng khoảng 383 tỷ đồng, tương đương với việc VNG sở hữu 3.716.187 cổ phiếu Tiki. Theo đó, giá mua vào khoảng 103.000 đồng/cổ phần, gấp hơn 10 lần so với mệnh giá.
Mỹ: Tăng trưởng GDP quý I/2016 cao hơn so với dự báo
Theo Bộ Thương mại Mỹ, tăng trưởng GDP quý II/2016 có thể đạt 2,6%, do số liệu bán lẻ và kinh doanh nhà đất đều tăng trong tháng 4 và tháng 5. Tuy nhiên, đà tăng trưởng kinh tế Mỹ được dự báo sẽ chậm lại trong nửa cuối năm 2016 do những ảnh hưởng của việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Thị trường chứng khoán biến động nhiều khả năng sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ e dè hơn; trong khi đồng USD tăng giá mạnh sẽ đẩy giá hàng xuất khẩu của Mỹ tăng cao, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà sản xuất trong nước.