George Soros: Brexit mở đường cho khủng hoảng tài chính
IMF cảnh báo Anh có thể bị tổn thất tới 4,5% GDP vào năm 2019
Trung Quốc tạo ra phương pháp mới để đánh giá kinh tế mới
Nhật Bản: ước tính giá sản xuất công nghiệp giảm trong tháng 6
Kỳ 1 tháng 6/2016: Xuất siêu đạt hơn 1,3 tỷ USD
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-07-2016
- Cập nhật : 05/07/2016
TP.HCM: Giao dịch biệt thự, nhà phố tăng trên 81%
Thông tin trên được Công ty Savills Việt Nam công bố trong bản nghiên cứu về thị trường bất động sản quý 2-2016. Theo đó, trong quý 2, phân khúc biệt thự, nhà phố TP.HCM, đã đạt được hiệu suất cao nhất từ trước đến nay với 820 căn được bán ra tăng 81% so với quý trước và tăng 110% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo nhận định của Savills, trên thực tế, phân khúc BĐS này đã đạt đến thời điểm chín muồi và hiện tại có một nguồn cung vô cùng lớn.
Trong đó, nhà phố với diện tích nhỏ được người tiêu dùng ưa chuộng hơn. Nhà phố hoàn toàn có thể cạnh tranh với căn hộ chung cư vì không đắt hơn quá nhiều nhưng lại có thể cung cấp các tiện nghi đi kèm tốt hơn như khu giải trí, hồ bơi, trường học, mua sắm thuận tiện và an ninh.
Trước đây, một căn nhà phố ở TP.HCM đắt hơn khoảng 3 lần so với một căn hộ chung cư cao cấp, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ này đã giảm xuống 1,7 lần ở các khu vực mới phát triển.
Savills Việt Nam dự đoán, nhu cầu về biệt thự, nhà phố tại TP.HCM trong năm 2016 sẽ tăng 103% và Hà Nội sẽ tăng 88%, so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tăng mạnh một phần do tầng lớp có thu nhập khá giả đang tăng lên từng ngày. (HQ)
Tỷ phú đầu tư George Soros "ăn đậm" với Brexit
Người Anh hôm 24/6 đã bỏ phiếu chọn rời Liên minh châu Âu (EU), khiến thị trường toàn cầu chao đảo. Bảng Anh mất giá hơn 8%, xuống thấp nhất 30 năm so với USD. Trong khi đó, chứng khoán châu Âu và châu Á cũng có phiên giao dịch tệ nhất hơn 30 năm.
Đây chính là kịch bản mà tỷ phú đầu tư George Soros đã cảnh báo tuần trước trên Guardian. Soros là người đã trở nên giàu có sau thương vụ bán khống đồng bảng Anh năm 1992 và kiếm được hơn một tỷ USD chỉ trong một ngày. Ngày này được gọi là Ngày thứ Tư Đen tối, khiến bảng Anh phải rút khỏi Cơ chế Tỷ giá Hối đoái Cố định châu Âu (ERM).
Người Anh hôm qua đã bỏ phiếu chọn rời Liên minh châu Âu (EU), khiến thị trường toàn cầu chao đảo. Bảng Anh mất giá hơn 8%, xuống thấp nhất 30 năm so với USD. Trong khi đó, chứng khoán châu Âu và châu Á cũng có phiên giao dịch tệ nhất hơn 30 năm.
Đây chính là kịch bản mà tỷ phú đầu tư George Soros đã cảnh báo tuần trước trên Guardian. Soros là người đã trở nên giàu có sau thương vụ bán khống đồng bảng Anh năm 1992 và kiếm được hơn một tỷ USD chỉ trong một ngày. Ngày này được gọi là Ngày thứ Tư Đen tối, khiến bảng Anh phải rút khỏi Cơ chế Tỷ giá Hối đoái Cố định châu Âu (ERM).
TP.HCM: XNK 6 tháng tăng hơn 3,4 tỷ USD
Theo Cục Hải quan TP.HCM, tổng kim ngạch XNK qua các cửa khẩu TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2016 đạt 39,771 tỷ USD, tăng hơn 3,4 tỷ USD (9,47%) so với với cùng kỳ năm 2015.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu đạt 21,152 tỷ USD, tăng 8,63%, kim ngạch xuất khẩu đạt 18,619 tỷ USD, tăng 10,45%, so với cùng kỳ 2015.
Với kim ngạch XNK hàng hóa tăng, số thu thuế XNK của Cục Hải quan TP.HCM trong tháng 6, tăng 5,77%, đạt 9.350,912 tỷ đồng. Lũy kế tính đến ngày 28-6, toàn Cục thu ngân sách được 47.444,131 tỷ đồng, đạt 46,29% so với chỉ tiêu kế hoạch 102.500 tỷ đồng (đạt 105,46% so với cùng kỳ năm 2015).
Để hoàn thành được chỉ tiêu thu ngân sách 2016, Cục Hải quan TP.HCM đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó chú trọng công tác cải cách thủ tục, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của doanh nghiệp; chống thất thu ngân sách qua công tác trị giá tính thuế, kiểm tra sau thông quan, chống buôn lậu...
Kiểm dịch thủy sản NK vẫn còn nhiều bất cập
Cho rằng thủ tục kiểm dịch thủy sản nhập khẩu theo hình thức kinh doanh còn nhiều bất cập, kéo dài thời gian thông quan, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa kiến nghị Cục Thú y vùng VI – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gỡ vướng cho doanh nghiệp.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư kí VASEP, hiện nay, đối với thủ tục kiểm dịch thủy sản nhập khẩu cho mục đích gia công xuất khẩu và sản xuất xuất khẩu đã được tháo gỡ kịp thời các vướng mắc cho doanh nghiệp. Loại hình này, quy trình và thủ tục kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch chỉ còn 1-3 ngày. Tuy nhiên, đối với loại hình nhập kinh doanh, thời gian làm thủ tục đăng ký và sau kiểm dịch, cấp giấy chứng nhận vẫn phải theo quy trình của Thông tư 06/2010/TT-BNNPTNN vẫn còn rất dài.
Theo các DN thủy sản, thủ tục kiểm dịch nguyên liệu thủy sản nhập khẩu theo hình thức nhập kinh doanh trên thực tế còn nhiều bất cập. Cụ thể, khi nhập hàng về, DN phải thực hiện thủ tục đăng ký kiểm dịch tại Cục Thú y tại Hà Nội. Theo quy định tại Thông tư 06 thời hạn giải quyết Đăng ký kiểm dịch là không quá 5 ngày làm việc. Nhưng trên thực tế, đa số các DN thủy sản tập trung ở các tỉnh phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long, nên khi gửi bộ hồ sơ ra Cục Thú y tại Hà Nội thì có nhiều trường hợp tổng thời gian lên tới 8-10 ngày.
Về quy định “đăng ký dự kiến nhập khẩu cho 3 tháng”, VASEP cho rằng chưa đúng và sát với tình hình thực tế. Vì tình hình triển khai hợp đồng cả nhập khẩu và xuất khẩu của DN rất hiếm có sự ổn định đến mức như vậy. Hơn thế nữa, việc tìm kiếm nguồn cung ứng mới, mặt hàng mới từ những khách hàng mới luôn phát sinh liên tục, chính vì thế doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký kiểm dịch rất nhiều lần trong năm.
Và trong nhiều trường hợp, nếu đăng ký trước 3 tháng, nhưng khi từng lô hàng nhập khẩu về DN vẫn phải gửi hồ sơ đăng ký ra Cục Thú y, bởi khi đó mới có Chứng thư (H/C) của lô hàng đáp ứng đủ yêu cầu bộ hồ sơ đăng ký (DN scan H/C gửi cho Cục Thú y). Như vậy, quy định “đăng ký trước 3 tháng” hay “1 năm chỉ đăng ký 4 lần” không phải là biện pháp tháo gỡ cho DN.
Thủ tục khai báo và kiểm dịch, cấp giấy Chứng nhận theo quy định Thông tư 06 và được hướng dẫn tại công văn số 369/TY-KD ngày 11-3-2010 của Cục Thú y cũng như Thủ tục hành chính “Kiểm dịch sản phẩm thủy sản nhập khẩu” ban hành kèm theo Quyết định số 1463/QĐ-BNN-VP ngày 30-11-2011 của Bộ NN&PTNT, thời hạn kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận không quá 8 ngày.
Tuy nhiên, trên thực tế, hàng nhập khẩu theo loại hình kinh doanh, nên ngay khi khai báo thì các công việc thực hiện thủ tục kiểm dịch được thực hiện đầy đủ, với tổng thời gian là 7-8 ngày. Trong đó, Cơ quan Thú y Vùng sẽ lấy mẫu kiểm nghiệm 100% các container hàng; Bắt buộc niêm phong của Cơ quan Thú y Vùng tại cảng, DN phải chờ đến khi có kết quả kiểm dịch mới được thông quan. Cơ quan Thú y Vùng sau khi lấy mẫu sẽ gửi lại cho đại diện DN một “phiếu” trong đó có hẹn thời gian trả kết quả, đa phần thời gian ghi này trên phiếu là theo đúng quy định 7-8 ngày.
Việc kiểm nghiệm bao bì được các DN phản ánh là cũng rất khắt khe, nếu bao bì có sơ suất hoặc sai hỏng là hàng nằm tại cảng không biết bao lâu để khắc phục sự cố.
Để thực hiện tốt Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ trong việc cải thiện môi và tăng năng lực cạnh tranh, giúp các DN Việt tháo gỡ, khắc phục các khó khăn, bất cập trên trong việc nhập kinh doanh hàng thủy sản nói chung, VASEP đề nghị Cục Thú y xem xét kiểm soát hàng nhập kinh doanh giống như hàng nhập sản xuất xuất khẩu.
Theo đó, bỏ thủ tục xin Đăng ký kiểm dịch tại Cục Thú y; Chỉ đăng ký và khai báo, kiểm dịch tại Chi cục vùng; trả kết quả kiểm dịch trong thời hạn không quá 3 ngày. Đồng thời cho phép doanh nghiệp được phép kéo hàng về kho bảo quản chờ kết quả kiểm dịch để thông quan.