VASEP: Chất lượng hải sản xuất khẩu không bị ảnh hưởng bởi cá chết
Saigon Food bác thông tin xuất khẩu cá điêu hồng nhiễm kháng sinh sang Úc
Đi kiện, chuyện của nhà giàu?
Phó Thống đốc NHNN: Thị trường tài chính đang bị mất cân bằng
Đầu tư nước ngoài buộc DN Việt phải mạnh lên
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 03-06-2016
- Cập nhật : 03/06/2016
"Đội bóng" 80 tỷ đô đủ sức thay đổi nền kinh tế của Bộ Công thương
Chính phủ đã có chủ trương trình Quốc hội thành lập một Ủy ban quản lý toàn bộ các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu 100% vốn cũng như có phần vốn nhà nước từ 50% trở lên.
Theo các ước tính sơ bộ, nhóm doanh nghiệp này đang nắm giữ lượng tài sản trị giá tới 5 triệu tỷ đồng - lớn hơn cả GDP của Việt Nam và gấp 5 lần vốn hoá của thị trường chứng khoán.
Hiện tại, các doanh nghiệp nhà nước quan trọng nhất chủ yếu là các Tập đoàn, Tổng công ty do một số bộ quản lý như Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp... cũng như các tổng công ty trực thuộc UBND Thành phố HCM, Hà Nội.
Do đặc thù là quản lý lĩnh vực công nghiệp và thương mại - vốn bao trùm hầu hết nền kinh tế nên một khi "uỷ ban 5 triệu tỷ" được thành lập, các doanh nghiệp của Bộ Công thương sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trên tổng khối tài sản mà uỷ ban này quản lý.
Theo dữ liệu của CafeF, hiện Bộ Công thương đang quản lý 15 tập đoàn, tổng công ty - hầu hết trong số này đều là những trụ cột của kinh tế đất nước như PVN, EVN, Sabeco, TKV, Petrolimex…
6 trong số này đã thực hiện cổ phần hóa, gồm Petrolimex, Sabeco, Habeco, Vocarimex, VNSteel và Vinatex cùng một số doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hóa như Tổng Công ty máy và Thiết bị Công nghiệp – MIE, Tổng Công ty máy động lực và máy Nông nghiệp – VEAM hay Tổng Công ty Giấy – Vinapaco. Trong số các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì chỉ có Vocarimex là nhà nước không nắm cổ phần chi phối.
11 tập đoàn/tổng công ty lớn nhất của Bộ Công thương có thể bố trí thành một đội bóng toàn “ngôi sao” cùng 4 đơn vị còn lại “đá dự bị” gồm Vinaincon, Vocarimex, Vinapaco và MIE. Hầu hết những "ngôi sao" trong đội hình này đều nắm giữ và chiếm thị phần chi phối trong rất nhiều lĩnh vực như dầu khí, than, điện lực, xăng dầu, hóa chất, thuốc lá, bia rượu...
"Đội hình ngôi sao" của Bộ Công thương
Đồ họa: Thùy Chi
Nắm giữ những lĩnh vực trọng yếu cũng như đang quản lý nguồn lực khổng lồ nên các doanh nghiệp này đóng vai trò then chốt đối với kinh tế đất nước.
Số liệu của CafeF cho thấy tổng tài sản của đội hình chính thức lên tới 1,7 triệu tỷ đồng (~80 tỷ USD) cùng vốn chủ sở hữu đạt 670.000 tỷ. Một số đơn vị lớn như EVN, PVN, VEAM, TKV hiện mới chỉ có số liệu tính đến cuối năm 2014; nếu cập nhật đầy đủ đến năm 2015, những con số này chắc chắn còn lớn hơn nhiều.
Năm 2014, 11 tập đoàn tổng công ty này có tổng doanh thu hợp nhất đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương 1/4 GDP của cả nước cùng tổng lợi nhuận gần 90 nghìn tỷ. Phần lớn con số này đến từ 3 tập đoàn năng lượng trọng yếu của đất nước là Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam (PVN), Tập đoàn điện lực - EVN và Tập đoàn Than Khoáng sản - Vinacomin.
Những cái tên còn lại cũng đang nắm giữ những lĩnh vực quan trọng như Petrolimex, Vinachem, Sabeco, Vinataba... Doanh nghiệp có phần ít được biết đến nhất là VEAM. Mặc dù hoạt động kinh doanh chính không nổi bật nhưng hàng năm VEAM lại được hưởng lợi nhuận rất lớn từ 3 liên doanh hàng đầu trong lĩnh vực ô tô xe máy là Honda Việt Nam, Ford VIệt Nam và Toyota Việt Nam.
Theo Kiến Khang - Trí thức trẻ/CafeF
FPT Shop: Lợi nhuận 4 tháng đầu năm tăng trưởng 36% so với cùng kỳ
Kết thúc 4 tháng đầu năm 2016, lợi nhuận trước thuế (LNTT) của FPT Retail tiếp tục tăng trưởng tốt đạt 55 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 106% kế hoạch đặt ra.
FPT Retail cũng ghi nhận doanh thu 3.207 tỷ đồng, tăng trưởng 34%, đạt 106% kế hoạch.
Sau 4 tháng, FPT Shop đã mở mới 58 cửa hàng, nâng số lượng cửa hàng của hệ thống FPT Shop lên 310 trên toàn quốc. Trước đó, tính đến cuối tháng 3, FPT Shop đã hoàn thành sớm kế hoạch 300 shop sẽ được mở trong năm 2016 của chuỗi bán lẻ này.
FPT Shop - “đứa con” sinh sau đẻ muộn của làng bán lẻ thiết bị di động sau 4 năm mở rộng hoạt động đã nhanh chóng vươn lên vị trí thứ 2, nhờ tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 97%/năm và số cửa hàng tăng 71%/năm. Trong tập đoàn FPT, năm 2015, FPT Shop là công ty con tăng trưởng nhanh nhất với doanh thu tăng 50%, lợi nhuận trước thuế tăng 335% so với năm 2014.
Số liệu của GfK về thị phần bán lẻ ĐTDĐ Việt Nam quý 1/2016 cho thấy, hiện các hệ thống bán lẻ điện thoại di động lớn như FPT Shop, Thế giới Di động… và các chuỗi nhỏ hơn như Viễn Thông A, Trần Anh,…. mới chỉ chiếm gần 70% thị phần, hơn 10% thuộc về các cửa hàng điện máy và các kênh bán hàng online, trong khi các cửa hàng nhỏ lẻ, không thương hiệu nắm giữ thị phần khá đáng kể là hơn 20.%. Điều đó cho thấy, dư địa mở rộng thị phần cho các hãng bán lẻ “chiếu trên” như FPT Shop vẫn còn rất lớn, nhờ việc chiếm lĩnh dần 20% miếng bánh thị trường từ tay các đối thủ nhỏ lẻ còn lại.
Doanh nghiệp vẫn làm ngơ với phòng vệ thương mại
Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) và Trung tâm WTO (VCCI) vừa Tổng kết việc thực thi pháp luật phòng vệ thương mại trong suốt giai đoạn vừa qua mà vắng bóng sự tham gia của các doanh nghiệp.
Sau hơn 10 năm ban hành pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại, Việt Nam đã tiến hành điều tra và áp dụng 4 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống bán phá giá. So với 311 vụ tự vệ, 4757 vụ chống bán phá giá, 380 vụ chống trợ cấp trên toàn thế giới thì Việt Nam đã sử dụng rất ít công cụ phòng vệ thương mại này.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, phòng vệ thương mại mới được các cơ quan chức năng và doanh nghiệp bắt tay vào để ý vì các hàng rào thuế quan ngày càng được dỡ bỏ và xu hướng được đưa về đích từ 0-5%. Hiện có những hiệp định FTAt heo đàm phán hơn 99% dòng thuế được đưa về mức này.
Trong bối cảnh hàng rào thuế quan được dỡ bỏ nhanh và mạnh thì nhiều loại hàng rào phi thuế quan lại được các quốc gia dựng lên để bảo vệ cho quyền lợi của mình và bảo hộ nền sản xuất trong nước. Hiện có 3 công cụ phòng vệ thương mại (chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ) theo quy định của WTO. Việt Nam cần tận dụng tối đa 3 công cụ này.
Sắt thép là ngành hàng được các nước trên thế giới áp dụng công cụ phòng vệ thương mại nhiều nhất hiện nay.
Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, Nghiên cứu viên cao cấp (Bộ Công thương) cho rằng ngoài việc Việt Nam phải chuẩn bị sẵn sàng về pháp lý và nguồn lực cần thiết để ứng phó kịp thời thì cần sự chủ động của chính doanh nghiệp.
Trên thực tế, sự hợp tác giữa doanh nghiệp bản địa và doanh nghiệp nước ngoài trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng khăng khít, thậm chí nhiều trường hợp đã thực sự hòa quện với nhau. Một khi Hiệp định TPP có hiệu lực từ năm 2018, giá trị vốn đầu tư của nước ngoài dự kiến tăng 25-35%/năm và quan hệ doanh nghiệp nội – ngoại càng khăng khít, rất khó phân biệt.
“Trong trường hợp này, nhà nhập khẩu rất dễ nấp dưới hình thức nhập nguyên liệu, thậm chí chuyển toàn bộ quá trình sản xuất vào Việt Nam để gia công và bán hàng hóa đó trên thị trường nhằm trốn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam. Đây là tình huống cần phải đặc biệt lưu ý để tránh lúng túng khi áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại. Đặc biệt các nhà xuất khẩu, đồng thời là nhập khẩu có thể vận dụng trường hợp ngoại trừ bởi họ dễ dàng chứng minh được sự liên kết của mình với các nhà sản xuất trong nước”, ông Thắng cảnh báo.
Ngoài ra, một trong những mục tiêu quan trọng của cộng đồng kinh tế AEC là xây dựng một thị trường đơn nhất và một không gian sản xuất chung. Đây chính là điều kiện thuận lợi để các nhà sản xuất, phân phối lớn của Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia thể hiện sức mạnh của mình trong việc chiếm lĩnh thị trường hơn 640 triệu dân này.
Khi đó nếu có sự xuất hiện hành động chống bán phá giá thì rất khó khăn trong việc xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước để đi tới áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại.
Đó là chưa kể, hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam là quy mô nhỏ và vừa, siêu nhỏ, nếu trong nghị định quy định cứng, đại diện cho ngành sản xuất trong nước phải được sự ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiếu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự và điều tra sẽ không được bắt đấu nếu các nhà sản xuất bày tỏ ý tán thành điều tra ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự thì rất khó triển khai trên thực tế.
Việc quy định cứng như thế sẽ tự trói buộc mình bởi tập hơph đủ số lượng như vậy trong điều kiện tính liên kết của trong nghiệp trong nước yếu. Trong trường hợp này cần mở rộng vai trò quyết định của cơ quan điều tra, tiếng nói của hiệp hội, ngành hàng với tư cách là nguyên đơn đề nghị tiến hành điều tra.
Liên quan tới vấn đề hoàn thiện cơ sở pháp lý cho vấn đề này, bà Phạm Châu Giang, Phòng Điều tra các vụ kiện phòng vệ thương mại Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho rằng, việc sửa đổi, hoàn thiện pháp luật thương mại cần được đặt trong mối tương quan với các Hiệp định của WTO, trong đó Việt Nam cần khai thác triệt để quyền của các nước thành viên mà WTO cho phép, như quyền dành cho các nước đang và kém phát triển…
Theo bà Trang Nguyễn thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và hội nhập VCCI, các doanh nghiệp vẫn ít quan tâm đến các công cụ này trong bối cảnh hiện nay là điều rất đáng lo ngại. Song cũng có những lý do khiến họ không thể. Trong quá trình sử dụng công cụ này họ vướng rào cản về cơ chế khai thác thông tin nên nhà nước cần có sự điều chỉnh về mở rộng phạm vi thông tin xuất nhập khẩu mà doanh nghiệp được phép tiếp cận. Có dịch vụ cung cấp thông tin chuyên sâu cho các doanh nghiệp.
Kiến nghị bỏ thời hạn giấy phép kinh doanh
Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) đã chuẩn bị những ý kiến rất công phu dài 28 trang về dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các kiến nghị đã được gửi tới Bộ Công thương, với hy vọng sẽ được xử lý sớm.
“Các hồ sơ xin lập doanh nghiệp trong lĩnh vực này đang rất khó khăn. Chúng tôi đã có hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp triển lãm thương mại, trình các bộ hơn một năm nay, nhưng chưa xong vì Bộ Công thương nói chờ sửa Nghị định 23/2007/NĐ-CP (hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) rồi sẽ xử lý”, ông Fred Burke, Giám đốc điều hành Công ty Luật Baker & McKenzie Việt Nam, đồng thời là Trưởng nhóm Đầu tư và Thương mại của VBF cho biết.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang lo ngại về thời hạn kinh doanh theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa. Ảnh: Đức Thanh
Lý do là, theo Luật Đầu tư, công ty này sẽ chỉ cần làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan đăng ký đầu tư, chứ không cần lấy ý kiến thẩm tra của các bộ, ngành. Thủ tục cấp giấy phép đủ điều kiện đầu tư sẽ được thực hiện vào giai đoạn sau, khi doanh nghiệp chính thức bắt tay vào kinh doanh.
Nhưng Nghị định 23/2007/NĐ-CP lại quy định, cơ quan đăng ký đầu tư phải lấy ý kiến của Bộ Công thương và chỉ được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa nếu được Bộ Công thương chấp thuận bằng văn bản.
Vì vậy, VBF muốn dự thảo Nghị định này phải làm rõ quy định này, kể cả quy trình và điều kiện được được cấp phép kinh doanh.
“Dự thảo đang quy định để được cấp giấy phép, nhà đầu tư phải được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền nơi nhà đầu tư đăng ký quốc tịch; phải có nguồn tài chính, phải có năng lực kinh nghiệm. Chúng tôi đề nghị bỏ các quy định này vì đó là những rào cản vô lý”, ông Fred Burke đề xuất.
Đặc biệt, VBF kiến nghị bỏ thời hạn của giấy phép kinh doanh. Theo dự thảo Nghị định này, giấy phép kinh doanh có thời hạn 5 năm. Bộ Công thương sẽ xem xét quyết định cho phép dài hạn tùy từng trường hợp. Thời hạn của giấy phép này khi được cấp lại sẽ bằng thời gian của lần trước đó.
“Nếu như vậy, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ có thời hạn là 5 năm? Trong khi các nhà đầu tư cần thời gian dài để xây dựng chiến lược kinh doanh ổn định, thì quy định như vậy sẽ khiến doanh nghiệp không an tâm đầu tư, họ ngại có thể bị dừng hoặc chỉ riêng việc kiểm tra tuân thủ điều kiện về thời gian trong các thời điểm điều chỉnh giấy phép cũng có thể sẽ làm khó cho doanh nghiệp”, VBF phân tích và kiến nghị, nếu vẫn giữ thời hạn này thì phải dựa trên thời gian của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, đại diện Bộ Công thương, ông Vũ Bá Phú, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch và Đầu tư vẫn giữ quan điểm, cần phải có điều kiện về năng lực tài chính và thời hạn.
“Thực tiễn mấy năm qua cho thấy, một doanh nghiệp chỉ có 5.000 USD thì không thể kinh doanh bán lẻ được, nên cần phải có năng lực tài chính thì mới đủ điều kiện để hoạt động. Ngoài ra, thời hạn 5 năm của giấy phép kinh doanh để kiểm soát những doanh nghiệp không chân chính”, ông Phú giải thích.
Tuy nhiên, lời giải thích của ông Phú không nhận được sự đồng thuận của VBF. “Tôi cho rằng, quy định về thời hạn của giấy phép mang ý nghĩa thủ tục hành chính hơn”, ông Trần Anh Đức, luật sư thành viên Công ty Luật Allen & Overy Việt Nam, đồng Trưởng nhóm Đầu tư và Thương mại của VBF thẳng thắn nói.
Cũng phải nói thêm, năm nay, VBF sẽ không tổ chức diễn đàn đối thoại giữa kỳ như mọi năm, nên các hoạt động của các Nhóm công tác của VBF rất quan trọng.
“Với các cơ quan quản lý nhà nước, điều kiện kinh doanh, đầu tư nhiều khi chỉ mang tính kỹ thuật, nhưng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, đó chính là rào cản kinh doanh. Chúng tôi rất quan ngại khi mọi việc chưa tiến triển như mong muốn của doanh nghiệp”, ông Phạm Mạnh Dũng, Luật sư, Trưởng chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật Rajah & Tann LCT bình luận.
Thế kẹt của Gang thép Thái Nguyên
Nhà máy nghìn tỷ đồng “đắp chiếu”
Ngày 15/5, Bộ Công thương và các bên liên quan như Tổng công ty Thép, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), Tisco… đã có cuộc họp triển khai kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 của Tisco. Tổng công ty Thép và SCIC là hai cổ đông lớn của Tisco, tỷ lệ sở hữu lần lượt là 42,11% và 35,21% vốn điều lệ. Theo nguồn tin của Báo Đầu tư Chứng khoán, các bên có quan điểm không thống nhất về nhiều vấn đề, nên mỗi bên sẽ có báo cáo đánh giá riêng gửi tới Bộ Công thương.
Trước đó, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự án trên của Tisco, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Công thương thành lập tổ công tác, thuê tư vấn độc lập đánh giá toàn diện Dự án, trong đó có phương án bán Dự án và phương án kêu gọi doanh nghiệp góp vốn đầu tư tiếp dự án có quy mô đầu tư 8.000 tỷ đồng này; đề xuất phương án xử lý đối với Dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 1/7/2016.
Nhìn lại quá trình triển khai dự án cho thấy, việc lập kế hoạch và triển khai thiếu tính toán đã gây ra sự dở dang, lãng phí và kém hiệu quả. Cụ thể, ngày 29/7/2007, Tisco khởi công thực hiện Dự án mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhằm nâng cao năng lực sản xuất phôi thép và thép cán từ nguyên liệu trong nước lên 1 triệu tấn/năm. Đến năm 2013, Dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư từ 3.843 tỷ đồng lên 8.104 tỷ đồng và năm 2014 rà soát lại tổng mức đầu tư.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, vốn cho Dự án đã được thu xếp như sau: Ngân hàngPhát triển Việt Nam ký hợp đồng tín dụng cho vay bổ sung 1.359 tỷ đồng từ ngày 27/1/2015; SCIC góp 1.000 tỷ đồng vào Tisco thông qua mua cổ phiếu tăng vốn từ tháng 3/2015; VietinBank ký hợp đồng tín dụng cho vay bổ sung 1.100 tỷ đồng từ ngày 4/6/2015. Tuy nhiên, Dự án vẫn chưa thể khởi động trở lại. Tháng 10/2015, Tisco một lần nữa tính toán lại tổng mức đầu tư của Dự án và kết quả là tổng mức đầu tư tăng lên 9.428 tỷ đồng. Nội dung này đã được báo cáo lên Chính phủ.
Tisco cũng đã thuê Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Việt Nam lập và Viện Kinh tếxây dựng - Bộ Xây dựng thẩm tra báo cáo điều chỉnh tổng mức đầu tư và rà soát hiệu quả kinh tế của Dự án.
Chủ đầu tư đã có báo cáo gửi Chính phủ, Bộ Công thương, các bộ, ngành liên quan đề nghị cấp có thẩm quyền chấp thuận phê duyệt tổng mức đầu tư để làm cơ sở tái khởi động Dự án. Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất các cơ chế ưu đãi, tuy nhiên, Bộ Tài chính bác bỏ các đề xuất trên, thậm chí còn yêu cầu chủ đầu tư phải khẩn trương thu xếp trả nợ vốn vay.
Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bên đang rà soát lại tổng thể Dự án để báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/7/2016.
Nhiều ý kiến cho rằng, càng kéo dài tình trạng “dở dang” ngày nào, Tisco càng lâm vào tình thế nguy cấp bấy nhiêu. Báo cáo tài chính quý I/2016 của Tisco cho thấy, riêng khoản chi phí lãi vay dài hạn trong kỳ là 347 tỷ đồng, con số này chiếm 1/5 doanh thu bán hàng của Công ty.
Nhiều khoản nợ khó đòi
Do quản trị công nợ yếu kém, tính đến cuối quý I/2016, khoản phải thu của khách hàng tại Tisco lên tới 860 tỷ đồng, trong đó có nhiều khoản khả năng thu hồi rất khó khăn, khiến Công ty phải trích dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 306 tỷ đồng.
Một số khoản phải thu tại Tisco đáng chú ý là: Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trung Dũng (Trung Dũng) nợ 251 tỷ đồng; Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Hà Nam nợ 127 tỷ đồng; Công ty TNHH Hồng Trang nợ 74 tỷ đồng; Công ty Lưỡng Thổ nợ 102 tỷ đồng.
Theo lãnh đạo Tisco, Công ty có nhiều khoản nợ chậm thu hồi do khách hàng gặp khó khăn về tài chính và chây ỳ, dây dưa không thanh toán. Việc thu hồi nợ phần lớn phải nhờ đến tòa án. Trong năm 2015, các cơ quan pháp luật đã thu hồi cho Công ty 192 tỷ đồng nợ.
Về khoản nợ 251 tỷ đồng của Trung Dũng, hiện Tisco đang kỳ vọng vào việc “xiết nợ” lượng cổ phiếu mà công ty này sở hữu tại Tisco (hơn 2 triệu cổ phiếu), tương đương 11% vốn điều lệ.
Quý I/2016, Tisco đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.244 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2015; lãi 53 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2015 lỗ 21 tỷ đồng. Trong kỳ, chi phí bán hàng giảm 37%, còn 10 tỷ đồng, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng gấp đôi, lên 84 tỷ đồng, dự phòng công nợ phải thu khó đòi 25 tỷ đồng và trợ cấp thôi việc 17 tỷ đồng. Đáng chú ý, Công ty có khoản lỗ lũy kế gần 200 tỷ đồng.