tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 27-08-2016

  • Cập nhật : 27/08/2016

Hậu Brexit: Những tín hiệu tăng trưởng tích cực từ kinh tế Anh

Một loạt số liệu mà các nhà máy chế tạo, công ty xây dựng nhà và các siêu thị của nước Anh vừa công bố cho thấy kinh tế Xứ sở Sương mù đang trên đà phục hồi tích cực sau một giai đoạn bất an và bất ổn sau khi người dân nước này bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, hồi cuối tháng 6 vừa qua.

Khảo sát của các nhà máy chế tạo cho hay xuất khẩu hàng hóa chế tạo của nước này đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm trở lại đây.

Persimmon, công ty xây dựng nhà lớn nhất nước Anh, cho biết nhu cầu khách hàng xem các căn nhà mới xây gia tăng đáng kể. Trong khi đó, các siêu thị ghi nhận doanh thu bán hàng tăng 0,3% trong 12 tuần tính tới ngày 14-8, mức tăng mạnh mẽ nhất kể từ tháng 3-2016.

Chủ tịch Persimmon, Nicholas Wrigley, cho hay mặc dù kết quả cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên EU cuối tháng Sáu vừa qua đã khiến bất ổn gia tăng, song các khách mua nhà đã nhanh chóng thích nghi với thông tin này.

Trên cơ sở đó, các nhà kinh tế cũng đã đảo ngược những dự báo bi quan vào triển vọng kinh tế Anh từ nay tới cuối năm và trong cả năm 2017, sau khi một loạt số liệu vừa được công bố cho thấy hoạt động kinh tế của nước này chỉ giảm nhẹ trước khi lấy lại đà tăng tích cực kể từ sau cuộc trưng cầu ngày 23-6.

Tuy nhiên, nhà kinh tế chủ chốt Chris Williamson thuộc công ty cung cấp thông tin tài chính IHS Markit cũng lưu ý rằng sự hồi phục của kinh tế Anh sau quyết định Brexit chủ yếu là nhờ Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) và Bộ Tài chính đã tung ra các chính sách ứng phó mạnh mẽ.

Thống đốc BoE Mark Carney hồi tháng 6-2016 cho biết sẽ hành động để ngăn chặn suy thoái và trong tháng Tám đã quyết định hạ lãi suất nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong khi đó, khảo sát của của Liên đoàn Công nghiệp Anh (CBI) cho thấy sự xuống giá của đồng bảng Anh sau khi nước Anh quyết định Brexit đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu hàng chế tạo.

Nhà kinh tế Paul Hollingsworth thuộc Capital Economics cho hay khảo sát tương đối tích cực trong tháng tháng Tám là một lý do nữa để có thể lạc quan vào tác động của kết quả cuộc trưng cầu đối với các doanh nghiệp cũng như vào khả năng kinh tế Anh có thể tránh được cuộc suy thoái sâu.(Vietnam+)


Cà phê châu Á: Chênh lệch giá thu hẹp do dự trữ dồi dào tại Indonesia

Sự chênh lệch của cà phê robusta ở châu Á đã thu hẹp trong tuần này so với giá kỳ hạn London, một phần do nguồn cung dồi dào vào cuối vụ thu hoạch của Indonesia, trong khi giao dịch tại Việt Nam đang chậm lại bởi nông dân hạn chế bán do giá thấp.

Việc thu hoạch tại Indonesia, nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới sau Brazil và Việt Nam sẽ kết thúc trong tháng tới, và tồn kho hiện nay của nước này cùng với xuất khẩu đang tăng lên từ Việt Nam đã cung cấp một số hỗ trợ cho robusta kỳ hạn.
Robusta kỳ hạn tháng 10 trên sàn ICE chốt phiên 24/8 đã giảm 0,6% xuống 1.810 USD/tấn do thị trường củng cố giảm sau khi được hỗ trợ bởi những lo ngại về thời tiết lệnh ở phía nam Brazil.
Cà phê robusta của Indonesia loại 4, 80% hạt khiếm khuyết được chào ở mức cộng 10 – 30 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9 ở London, mức cộng một tuần trước là 40 – 50 USD/tấn.
Một thương gia tại Lampung cho biết giao dịch rất sôi động, lưu ý rằng nông dân và thương nhân vẫn có khối lượng lớn cà phê trong kho.
Các nhà rang xay Indonesia là khách hàng chính trong thị trường này, nhưng giá cà phê Indonesia rẻ hơn cũng thu hút một số khách hàng nước ngoài.
Robusta Việt Nam loại 1, sàng 16, tương tự như cà phê Sumatran, được chào với mức cộng 40 – 45 USD/tấn với hợp đồng cà phê tháng 11 trên sàn ICE, mức cộng một tuần trước là 50 – 55 USD/tấn.
Cà phê Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ được chào ngang đến thấp hơn 5 USD/tấn so với hợp đồng tháng 11 của London. Một tuần trước giá cà phê này ở mức cộng 10 USD/tấn.
Một người ở công ty nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết “giao dịch tương đối trầm lắng do nông dân không bán, vì thế hầu hết các hạt xuất khẩu trong tháng này đến từ các kho ngoại quan”.
Các thương nhân ước tính Việt Nam có ít nhất 500.000 tấn cà phê (8,33 triệu bao loại 60 kg/bao) hiện nay, gồm 150.000 tấn do nông dẫn giữ và số còn lại tại kho của các nhà xuất khẩu và công ty giao dịch nước ngoài.
Khối lượng này chiếm khoảng 30% sản lượng niên vụ 2015/16 của Việt Nam. Sản lượng niên vụ này theo thăm dò của Reuters đạt 28 triệu bao.
Hai nước xuất khẩu của Đông nam Á này chiếm tới 28% tổng sản lượng thế giới, theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA.
Trong một diễn biến khác, Myanmar đã giao 36.000 tấn cà phê arabia sang Mỹ, nhập khẩu quy mô thương mại lần đầu tiên trong hơn 15 năm.( VITIC/Reuters)

Xuất khẩu cá tra sang Hà Lan giảm

Tính đến nửa đầu tháng 7/2016, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Hà Lan đạt 25,33 triệu USD, giảm 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

Với kết quả này, thị trường NK cá tra giá trị gia tăng lớn nhất đã tụt lại sau thị trường Anh và là thị trường XK lớn thứ 2 của cá tra Việt Nam tại EU. Trong nửa đầu năm qua, giá trị XK cá tra sang thị trường Hà Lan sụt giảm liên tục từ 11,3 - 37% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê cập nhật nhất của ITC, 4 tháng đầu năm 2016, Việt Nam vẫn là nguồn cung lớn nhất cá tra cho thị trường Hà Lan. Ngoài Việt Nam, Hà Lan còn NK trong nội khối cá tra chế biến từ Bỉ và Đức nhưng khối lượng không đáng kể. Tuy vậy, giá NK cá tra trung bình của Hà Lan 4 tháng đầu năm nay dao động ở mức 2,3 – 2,4 USD/kg, thấp hơn so với mức 2,5 – 2,8 USD/kg của cùng kỳ năm trước.

Trong khi Hà Lan giảm NK cá tra đông lạnh từ Việt Nam thì cũng theo thống kê của ITC, 4 tháng đầu năm 2016, giá trị NK một số sản phẩm cá thịt trắng của Hà Lan gia tăng đáng kể so với cùng kỳ, trong đó, tổng giá trị NK cá Cod phile đông lạnh (HS 030471) chiếm gần 30% tổng NK cá thịt trắng của nước này tăng 6%; cá Alaska Pollack phile đông lạnh (HS 030475) tăng mạnh đến gần 35% so với cùng kỳ năm 2015. Ngoài cá thịt trắng, sản phẩm cá hồi cũng đang được ưa chuộng tại thị trường Hà Lan. trong 4 tháng đầu năm 2016, dù giá NK cá hồi phile đông lạnh (HS 030481) đang ở mức cao từ 6,8 – 8 USD/kg nhưng doanh số tiêu thụ vẫn ổn định và tăng trưởng, giá trị NK cũng tăng gần 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, nửa đầu năm nay, XK cá tra sang thị trường EU, trong đó có Hà Lan nhiều tháng giảm so với cùng kỳ năm trước. Cá tra Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm thủy sản khác tại thị trường EU. Theo nghiên cứu về“Nhu cầu thế giới, khả năng cạnh tranh và quản trị chuỗi toàn cầu đối với sản phẩm cá tra Việt Nam” củaGS Nguyễn Tiến Thông (Assistant Professor), Đại học Nam Đan Mạch, Đan Mạch, hiện nay, giá trị ẩn (hình ảnh) sản phẩm cá tra, cua, hàu tại nhiều quốc gia tại EU đang ở mức thấp, trong đó, hình ảnh của một số loài cá giá cao như: cá hồi, cá Cod đang được “đánh bóng” tốt nhất tiềm thức người tiêu dùng khu vực này. Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng, giá sản phẩm XK vào thị trường XK EU, trong đó có Hà Lan, điều quan trọng trong thời điểm hiện nay là xây dựng và đẩy mạnh hình ảnh sản phẩm cá tra trong con mắt của người tiêu dùng Hà Lan.(Vasep)


IGC nâng dự báo sản lượng lúa mì, ngô thế giới niên vụ 2016/17

Nguồn cung ngũ cốc toàn cầu sẽ vượt 2,5 tỉ tấn; Triển vọng cây trồng lúa mì cải thiện tại Mỹ, Nga, Ấn Độ; Triển vọng cây trồng ngô và đậu tương thế giới tăng.

Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC) nâng dự báo sản lượng ngô và lúa mì niên vụ 2016/17, lên mức cao kỷ lục.

“Sự điều chỉnh lớn nhất trong tháng này đối với ngô do triển vọng cây trồng tại Mỹ được cải thiện”, IGC cho biết trong báo cáo hàng tháng.

Sản lượng ngô toàn cầu niên vụ 2016/17 đạt mức cao lịch sử 1,030 tỉ tấn, tăng sov ới dự báo 1,017 tỉ tấn dự báo trước và 969 triệu tấn niên vụ trước.

Mỹ, nhà sản xuất ngô hàng đầu thế giới dự báo sản lượng sẽ đạt 379 triệu tấn, tăng so với 365 triệu tấn dự báo trước đó.

IGC dự báo sản lượng lúa mì thế giới niên vụ 2016/17 sẽ đạt 743 triệu tấn, tăng so với 735 triệu tấn dự báo trước đó.

“Nguồn mưa dồi dào, thúc đẩy năng suất trung bình tại nhiều nơi, nhưng chất lượng suy giảm”.

Gia tăng dự báo sản lượng lúa mì toàn cầu, phần lớn điều chỉnh tăng đối với Nga, Ấn Độ và Mỹ, bù đắp một phần sự suy giảm tại EU.

IGC dự báo, Nga sẽ trở thành nước xuất khẩu lúa mì hàng đầu thế giới niên vụ 2016/17, với EU giảm xuống vị trí thứ hai, sau khi sản lượng cây trồng suy giảm.

“Tổng cộng ngũ cốc thế giới (bao gồm lúa mì và ngũ cốc thô) dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục niên vụ 2016/17 và mức dự trữ lớn. Nhìn chung, thặng dư sẽ vượt 2,5 tỉ tấn – lần đầu tiên”, IGC cho biết.

IGC cũng nâng dự báo sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2016/17 thêm 4 triệu tấn, lên 325 triệu tấn, cao hơn so với 316 triệu tấn niên vụ trước.

Triển vọng gia tăng, do điều kiện cây trồng tại Mỹ thuận lợi, báo cáo cho biết.

Sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2016/17 dự kiến sẽ đạt 484 triệu tấn, giảm nhẹ so với 487 triệu tấn dự báo tháng trước, nhưng cao hơn so với 473 triệu tấn niên vụ trước.(Vnexpress)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục