IMF và WB cam kết nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng
Trọng tâm là xử lý nợ xấu
Hàng loạt cổ phiếu tiếp tục trong diện bị cảnh báo, kiểm soát
FPT Shop ủng hộ Oppo Việt Nam, không bán Oppo do FPT Trading phân phối
Công ty của đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn dùng nguyên liệu hết hạn sử dụng
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-04-2016
- Cập nhật : 17/04/2016
Thị trường Nga là “món hời thế kỷ”
Chỉ số MSCI Nga đã tăng khoảng 20% trong năm nay, nhưng vẫn giảm khoảng 36% so với đầu năm 2014. Kinh tế Nga chật vật từ khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của họ hồi tháng 3.2014 và bị cho là có liên quan đến bất ổn ở Ukraine. Đây là nguyên nhân đất nước bị áp đặt lệnh trừng phạt từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU). Việc xem xét dỡ bỏ hay tiếp tục trừng phạt sẽ được tiến hành vào tháng 7 sắp tới.
Sự cô lập kinh tế cùng với giá cả dầu thô thấp đã gây áp lực lên đồng rúp. Hãng thông tấn Tass của Nga cho hay GDP nước này giảm 3,7% trong năm 2015. Tuy vậy, ông Mark Mobius không phải là người duy nhất nhìn thấy giá trị ở nước Nga.
“Khi bạn đề cập kinh tế Nga, điều tồi tệ ở phía sau chúng ta”, giám đốc điều hành Karine Hirn của hãng East Capital nói trên kênh CNBC, lưu ý rằng người tiêu dùng Nga đã phục hồi mạnh mẽ.
“Người Nga tiếp tục chi tiền. Ít hơn trước đây, nhưng họ vẫn đang chi tiêu”, bà Hirn nói, cho biết hãng East Capital đã đầu tư vào tiềm năng từ người tiêu dùng. “Thị trường Nga luôn là một trong những thị trường mới nổi đem lại lợi suất cao nhất và giờ đây, chính phủ cần tiền đang nói với các doanh nghiệp quốc doanh rằng hãy tăng tỷ lệ thanh toán từ 25% lên 50%”, bà Hirn cho hay.
Ý kiến của bà Hirn đưa ra vài ngày sau khi ngân hàng Credit Suisse thay đổi nhận định về thị trường Nga. Hôm 11.4, Credit Suisse cho biết cổ phiếu Nga đang được giao dịch với giá chỉ bằng 0,67 lần giá sổ sách, giảm 53% so với chỉ số MSCI Emerging Markets và đây là mức giá rẻ nhất của nước này kể từ tháng 9.1998, giữa những năm khủng hoảng tài chính châu Á gây ảnh hưởng các thị trường mới nổi toàn cầu.
Ngân hàng Thụy Sĩ cho rằng kinh tế Nga đã vượt qua thời điểm đen tối nhất, dự báo “suy thoái tiêu dùng” ở nước này sẽ kết thúc trong năm nay.
Ngược lại với hai nhà đầu tư Mobius, Hirn và ngân hàng Credit Suisse, nhiều người vẫn e ngại về thị trường Nga. “Mọi thứ vẫn còn gắn nhiều với dầu thô, đó là một câu chuyện về dầu mỏ”, chuyên gia ngoại hối và chiến lược tỷ giá Mitul Kotecha của ngân hàng Barclays cho biết.
Hồi năm 2013, tài nguyên thiên nhiên, gồm dầu thô, khí đốt và các loại hàng hóa khác, đóng góp khoảng 18,8% vào GDP Nga, theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB). Giá dầu đã giảm mạnh từ 120 USD/thùng năm 2012 xuống mức thấp nhất 29 USD/thùng trong năm nay.
Ngân hàng Barclays dự báo giá dầu trung bình ở ngưỡng 37 USD/thùng trong năm nay. Đây có thể giúp tiền tệ Nga phục hồi nhưng chuyên gia Kotecha cho rằng sẽ có nhiều biến động trên đường hồi phục của rúp Nga.
Hai nhà đầu tư Nhật sẽ mua lại 50% công ty ASPL-PLB-NL từ Nam Long
Ngày 15/04/2016, CTCP đầu tư Nam Long (mã NLG) cùng hai nhà đầu tư hàng đầu Nhật Bản là Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad đã ký kết hợp tác chiến lược để phát triển một dự án mới Fuji Residence tọa lạc tại Quận 9, TP. Hồ Chí Minh.
Theo đó, Nam Long và hai nhà đầu tư Nhật đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp tại Công ty ASPL-PLB-Nam Long do Nam Long sở hữu 100% vốn. Hai nhà đầu tư Nhật sẽ mua lại 50% phần vốn góp của Nam Long trong Công ty ASPL-PLB-NL và cùng chia sẻ chi phí phát triển dự án với Nam Long theo tỷ lệ này trong tương lai.
Dự án Fuji Residence rộng 5,38 hecta gồm 84 căn biệt thự Valora và 789 căn hộ Flora nằm trải dọc ven sông Rạch Chiếc. Fuji Residence là dự án thứ hai mà Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad hợp tác cùng Nam Long sau Flora Anh Đào với quy mô rộng hơn, mức đầu tư cao hơn.
Nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ chật vật vì giá dầu
Theo CNN, các khoản nợ xấu liên quan đến dầu mỏ đang chất đống tại các ngân hàng Mỹ.
Ngân hàng Bank of America hôm 14/4 tuyên bố dành ra 997 triệu USD để tránh lỗ từ các khoản cho vay chủ yếu trong danh mục đầu tư 22 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng của họ.
Ngân hàng Wells Fargo cảnh báo về “sự căng thẳng đáng kể” và “xuống cấp” trong ngành dầu khí. Nhà băng này cũng buộc lòng phải thêm 200 triệu vào khoản dự trữ để chống lỗ cho vay và đây là lần đầu tiên họ tăng khoản dự trữ này kể từ năm 2009.
JPMorgan Chase cũng tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên 88%, phần lớn là vì các mảng làm ăn dầu, khí đốt và đường ống. Điều này đủ để khiến lợi nhuận JPMorgan Chase giảm lần đầu tiên kể từ cuối năm 2014.
Nhà phân tích ngân hàng Dick Bove của hãng Rafferty Capital cho biết chắc chắn các nhà băng đang chịu áp lực từ đợt lao dốc giá dầu. “Ngân hàng đang tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đáng kể. Họ đang nhìn thấy sự sụt giảm của các danh mục đầu tư”, ông Bove nói.
Đây không phải là tin tốt với các ngân hàng Mỹ, những hãng đang phải chật vật trong môi trường có lợi nhuận giao dịch giảm và hy vọng lãi suất cao bị dập tắt bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thận trọng hơn. Không nhiều người ngạc nhiên khi ngành tài chính Mỹ đi xuống 4% trong năm nay và là mức giảm lớn nhất trong thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu ngân hàng Wells Fargo giảm thêm 1% hôm 14.4, tăng mức hạ giá cổ phiếu ngân hàng này lên 11% trong năm nay. Các cổ phiếu khác như của JPMorgan Chase tăng lên khi nhà đầu tư lo ngại về các kết quả tồi tệ hơn.
Các nhà băng Mỹ đã bơm tín dụng quá nhiều cho các hãng dầu khí khi giá dầu là 100 USD/thùng, và một số khoản vay giờ đây xấu đi vì dầu chỉ có giá 40 USD/thùng, làm gia tăng các vụ phá sản. Dù vậy, các khoản vay rủi ro đang đem về một phần ký ức của các cuộc khủng hoảng tài chính hiện vẫn chưa đến mức bi quan.
Các ngân hàng Mỹ không tiếp xúc nhiều với ngành năng lượng. Khoản vay năng lượng chỉ chiếm khoảng 2,5% tài sản của các ngân hàng, theo ước tính của Goldman Sachs. Hồi năm 2007, tỷ lệ các khoản vay thế chấp là 33% trong tổng tài sản.
“Sẽ là vô cùng khó khăn để ngành công nghiệp dầu khí đủ sức gây thiệt hại đến mức thảm họa cho ngành ngân hàng Mỹ”, ông Bove cho hay. Tuy nhiên, rõ ràng dầu giá rẻ vẫn đang khiến các nhà băng lớn đau đầu.
Ông Bove nói thêm rằng Wells Fargo đang chịu tổn thương từ đợt lao dốc giá dầu nhiều hơn các ngân hàng khác vì nhiều trong số các khoản vay của họ được gửi cho các công ty rủi ro hơn với xếp hạng tín dụng ở mức “rác”. Wells Fargo đang ngồi trên đống nợ xấu liên quan đến dầu khí 1,9 tỷ USD, tăng 72% so với cuối năm 2015. Ngược lại, nhà băng này cũng lưu ý rằng 41 tỷ USD tài sản có tiếp xúc với ngành dầu khí của họ đang giảm, và con số trên vẫn chỉ là một phần nhỏ của tổng tài sản ngân hàng.
Trung Quốc gây lo ngại cho tăng trưởng toàn cầu
Tổng giám đốc WTO nói gì với doanh nghiệp Việt Nam ?
“Việc WTO bỏ trợ cấp xuất khẩu sẽ rất tích cực đối với Việt Nam”. Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Roberto Azevêdo nói trong cuộc đối thoại với các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức ngày 15-4.
Duy trì lợi thế quốc gia xuất khẩu
Trả lời thắc mắc của một đại biểu về tỉ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, ông Roberto Azevêdo ví von: “Để duy trì lợi thế của một quốc gia xuất khẩu, Việt Nam phải chủ động đàm phán, tham gia nhiều hiệp định thương mại. Những con ngỗng nào không chạy đi thì sẽ bị bắt.”
Tổng giám đốc WTO cũng cho hay có nhiều dữ liệu thống kê cho thấy Việt Nam và nhiều quốc gia có quá trình tăng trưởng dài hơi hơn, mạnh mẽ hơn, đáng tin cậy hơn khi gia nhập WTO. Việc Việt Nam là thành viên WTO khiến các nhà đầu tư yên tâm hơn.
Hiện nay, theo ông Azevêdo, điều kiện và chi phí gia nhập WTO đã cao hơn rất nhiều, khoảng 30% so với trước đây nhưng những lợi ích do WTO đem lại còn gấp nhiều lần.
“Hiện nay, các hàng rào phi thuế quan như chống phá giá, quy định dán nhãn, kiểm dịch… đã được các quốc gia tăng lên, trong đó có những quy định hợp lý, có quy định chưa hợp lý. Nhưng là thành viên của WTO thì Việt Nam đỡ gặp khó khăn hơn đối với các hàng rào phi thuế quan này” - ông Azevêdo cho hay.
Theo ông Azevêdo, hiện Việt Nam là một trong 35 nước xuất khẩu nhiều trên thế giới và có khả năng ứng phó với khủng hoảng thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dự báo Việt Nam là 10 nền kinh tế tăng trưởng cao trong thời gian tới. “Chúng ta cùng nhìn vào tương lai và coi thương mại là một nhân tố quan trọng để giảm nghèo đói” - tổng giám đốc WTO khuyến nghị.
Ông Azevêdo cho hay WTO hiện đã có nhiều tiến bộ, đặc biệt là sau hội nghị tại Nairobi với quyết định quan trọng là dỡ bỏ bao cấp trong nông nghiệp. Ông nhận định: “Điều này sẽ tạo một sân chơi bình đẳng hơn cho cả Việt Nam và các quốc gia khác. Nông dân Việt Nam sẽ được bảo vệ tốt hơn và có lợi nhuận nhiều hơn. Những thỏa thuận về sản phẩm công nghệ thông tin cũng sẽ giúp cho các ngành sản xuất của Việt Nam phát triển, trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng củng cố vị thế trong lĩnh vực điện thoại, máy tính, công nghệ thông tin. Tôi rất muốn Việt Nam tận dụng thành công cơ hội này”.
Nhiều mặt hàng sẽ giảm giá
Trong buổi đối thoại, đại diện các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam đặt nhiều câu hỏi thiết thực. Chẳng hạn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ninh Bình Nguyễn Thị Tự hỏi: Các công ty sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có thể tận dụng được lợi thế do WTO mang lại không và cần những điều kiện gì?
Rất thích thú với các câu hỏi này, tổng giám đốc WTO trả lời: Việc WTO bỏ trợ cấp xuất khẩu sẽ rất tích cực đối với Việt Nam. “Nhiều mặt hàng sẽ giảm giá khi bỏ trợ cấp xuất khẩu” - ông Azevedo khẳng định.
Ông Azevêdo cũng bày tỏ lo ngại về những vụ việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) bị thua kiện hoặc bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, ông cho rằng lợi ích từ WTO đối với các doanh nghiệp không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền. Doanh nghiệp phải biết được những quyền của mình và phát huy nó.
“Tôi phải chia sẻ rất thật điều này. Có nhiều quy định sẽ làm mất đi cơ hội kinh doanh của khu vực tư nhân và điều này đã xảy ra ở Brazil do họ không biết được quyền của mình. Khi còn làm việc ở Brazil, tôi được giao thành lập một cơ quan không chỉ là đi kiện các quốc gia khác mà còn truyền thông đào tạo kiến thức cho các viên chức nhà nước. Việc xây dựng kiến thức, năng lực, hiểu được những quy định của WTO là rất cần thiết, quan trọng. Các quốc gia cần phải chú ý điều này” - ông Azevêdo nói.
Ông Azevêdo nhận định Việt Nam đang đi đúng hướng, đang ngày càng trở nên có năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng năng lực cạnh tranh không phải muốn là được, không phải một sớm một chiều.
Lấy ví dụ về ngành dệt may Việt Nam, ông Azevêdo khuyến nghị: “Phải bắt đầu từ những khâu cơ bản nhất, rồi sau đó nâng lên khâu thiết kế, áp dụng công nghệ cao trong dệt may. Việt Nam cũng có thể sản xuất đồ chơi bằng nhựa. Đến một lúc nào đó, mức độ giá trị cao của sản xuất sẽ phải đạt được”.
Lấy một công ty sản xuất máy bay của quê hương mình là Brazil làm ví dụ, tổng giám đốc WTO kể hiện nay Brazil có công ty sản xuất máy bay đứng thứ ba thế giới. Tuy vậy, công ty vẫn phải nhập khẩu các thành phần cấu tạo nên máy bay từ các nước khác và chỉ đảm nhận những phân khúc cao như thiết kế, viết phần mềm điều hành.
“Những người làm trong công ty này đều là những kỹ sư có trình độ, nhiều người là thạc sĩ, tiến sĩ. Chỉ một số ít công nhân làm công đoạn lắp ráp. Để đạt được điều này, cần phải có những cam kết và đầu tư bài bản, không phải ngày một ngày hai mà đạt được. Có lẽ Việt Nam nên phát triển dần dần và cần nhiều sự kiên nhẫn, nhất quán trong một thời gian dài” - ông Azevêdo khuyến nghị.