tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 08-07-2016

  • Cập nhật : 08/07/2016

UBGSTC: Nếu tăng trưởng 6,5%, bội chi ngân sách vượt dự toán 0,5%

Đó là nhận định được Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia đưa ra trong báo cáo tình hình kinh tế tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2015.

Theo UBGSTC, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016 tiếp tục tăng thấp hơn so với cùng kỳ 2015 khi chỉ đạt 5,52%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và khai khoáng, hàng xuất khẩu chỉ tăng 10,1% so cùng kì năm trước.

Tuy nhiên, theo phân tích của UBGSTC, tiềm năng tăng trưởng đang tiếp tục duy trì được xu hướng tăng. Song, tăng trưởng ngắn hạn vẫn đang trong giai đoạn suy giảm kể từ Q3/2015 và chưa có dấu hiệu thoát đáy chu kỳ trong năm 2016.

Do đó, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% trong năm 2016 cần có biện pháp hỗ trợ về tổng cầu để bù đắp sự suy giảm của tổng cung, nhất là việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư phát triển, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 16-18% và mở rộng thị trường hàng xuất khẩu.

Cũng theo dự báo của cơ quan này, chu kỳ tăng giá (dịch vụ y tế, giáo dục, thực phẩm) của Q1/2016 vẫn đang gây tác động kéo dài sang Q2/2016. Song, nhờ các yếu tố cơ bản thuận lợi nên lạm phát vẫn ở xu thế thấp ổn định. Tổng hợp các yếu tố đó, UBGSTCQG dự báo lạm phát cả năm 2016 sẽ tăng cao hơn so với năm 2015, nhưng sẽ chỉ ở mức 4% - 4,5%.

Trong khi đó, khi phân tích về tình hình doanh nghiệp, do hiệu quả sinh lời và lợi nhuận của khối doanh nghiệp phi tài chính đang có xu hướng giảm do các loại phí (chi phí tài chính, chi phí sản xuất, các loại thuế và phí...) tăng lên nhanh chóng cũng là vấn đề tác động đến tăng trưởng.

Hoạt động thu chi ngân sách khó khăn hơn so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi thường xuyên tăng 5%, chi đầu tư phát triển tăng 4,6%, chi trả nợ và viện trợ tăng 5,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi NSNN (4,9%) chậm hơn tốc độ tăng thu NSNN (6,1%) đã giảm bớt áp lực đối với cân đối ngân sách.

Bội chi NSNN lũy kế 6 tháng đầu năm là 85,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33,7% dự toán năm. Với tình hình trên, thâm hụt ngân sách năm 2016 có khả năng đảm bảo dự toán 254 nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, nếu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2016 thấp hơn kế hoạch, giả sử ở mức 6,5% GDP thì tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP sẽ vượt dự toán khoảng 0,5% GDP.


Hàn Quốc đóng cửa 10 nhà máy điện cũ chạy than vào năm 2025

Hàn Quốc có kế hoạch đóng cửa 10 nhà máy điện cũ chạy than vào năm 2025, do nước này tăng cường nỗ lực để hạn chế nhiên liệu gây ô nhiễm của nước này và đáp ứng cam kết tại hội nghị thượng đỉnh Paris vào năm ngoái nhằm giảm khí thải nhà kính.
Than chiến 40% nguồn cung cấp điện của Hàn Quốc, nhưng nước này đang hy vọng nghiêng về cân bằng năng lượng với các nhiên liệu sạch hơn để giảm ô nhiễm. Trên thực tế, gần đây Seoul cho biết họ đang đặt mục tiêu đầu tư 37 tỷ USD trong năng lượng tái tạo vào năm 2020.
Bộ Năng lượng cho biết “trong phản ứng với lo ngại ngày càng tăng về bụi mịn, chúng tôi sẽ giảm thị phần của điện than bằng cách đóng cửa các nhà máy điện đốt than cũ và hạn chế bổ sung các nhà máy điện đốt than mới trong tương lai”.
Bộ này dự kiến đóng cửa 10 nhà máy điện than cũ, có công suất tổng 3,3 GW, đề giảm mức bụi mịn 24% vào năm 2030 từ những mức năm 2015.
Các cơ sở nhà nước sẽ tiêu 10 nghìn tỷ won (8,68 tỷ USD) để đóng cửa và nâng cấp các nhà máy điện hiện nay trước năm 2030 để giảm khí thải.
Trong số 10 nhà máy Seoul lên kế hoạch đóng cửa, hai nhà máy sẽ thay thế than bằng sinh khối từ năm 2017.
Trong số 43 nhà máy điện than còn lại của nước này, 8 nhà máy đã hoạt động hơn 20 năm sẽ được trang bị thêm với các bộ phận cải thiện để hạn chế ô nhiễm, trong khi phần còn lại hoạt động dưới 20 năm, sẽ được mở rộng các cơ sở giảm khí thải.
Hàn Quốc sẽ xây dựng 20 nhà máy điện đốt than mới vào năm 2022 như đã lên kế hoạch nhưng không bổ sung các nhà máy sẽ được xem xét khi chính phủ sắp hết thời gian cho kế hoạch cung cấp điện của họ trong giai đoạn 2017-2031.
Điều này nên tăng cường thị phần của nhiên liệu thân thiện môi trường và carbon thấp như khí tự nhiên và năng lượng tái tạo trong lĩnh vực năng lượng của nước này vào năm 2029.
Hiện nay, nền kinh tế thứ 4 thế giới đã tạo ra 30% điện năng của họ từ các nhà máy hạt nhân và 25% từ nhà máy điện chạy bằng khí tự nhiên hóa lỏng.
Việc chuyển đổi từ bỏ than có thể giúp Hàn Quốc giảm nhập khẩu nhiên liệu trong dài hạn. Tuy nhiên trong ngắn hạn, nhu cầu đối với than được dự kiến tăng do các nhà máy mới đi vào hoạt động.
Sự thay đổi nhu cầu tại nước nhập khẩu lớn thứ 4 thế giới sẽ tác động tới giá than toàn cầu mà đã lao dốc 70% kể từ mức đỉnh điểm trong năm 2008

Cà phê Việt Nam: Giá tăng lên gần mức cao 11 tháng

Giá cà phê Việt Nam tăng lên mức cao nhất 11 tháng trong ngày hôm qua, theo xu hướng tăng của giá robusta kỳ hạn thế giới, trong khi xuất khẩu chậm chạp do nhu cầu yếu tại các thị trường bên ngoài. 

Doanh số bán cà phê tại Việt Nam, quốc gia sản xuất robusta lớn nhất thế giới, đã nhanh hơn kể từ cuối tuần, do giá cà phê toàn cầu tăng bởi lo ngại về chất lượng vụ mới ở Brazil và cũng do thời tiết bất lợi.

Theo ông Phan Hùng Anh, phó giám đốc công ty xuất khẩu cà phê Anh Minh tại Đắk Lắk cho biết doanh số các hợp đồng đã được chốt mạnh mẽ.

Một phần từ giá kỳ hạn mạnh hơn, không có yếu tố sản lượng hay thời tiết ảnh hưởng tới việc bán ra.

Hợp đồng cà phê robusta kỳ hạn tháng 9 trên sàn ICE đóng cửa tăng 1,3% lên 1.768 USD/tấn vào hôm 4/7, đóng cửa cao nhất kể từ 1/7/2015, được củng cố bởi một vụ thu hoạch yếu kém tại nước sản xuất hàng đầu Brazil.

Trong hôm qua 5/7, giá cà phê robusta của Việt Nam tăng lên 37,7 – 38,0 triệu đồng/tấn tại vành đai cà phê Tây Nguyên, phù hợp với sự tăng giá kỳ hạn, so với mức 36,0 – 36,3 triệu đồng một tuần trước.

Ở mức giá 38,0 triệu đồng, là giá cao nhất kể từ 19/8/2015, theo số liệu của Thomson Reuters. Đây là một mức quan trọng tại đó nông dân dự kiến sẽ tăng cường bán ra.

Trong khi hợp đồng tháng 9 trên sàn ICE hướng tới mức tâm lý quan trọng 1.800 USD/tấn, việc bán mạnh để thu tiền mặt khi giá lên cao có thể hãm giá ở London, nhà phân tích độc lập Nguyễn Quanh Bình cho biết.

Hợp đồng tháng 9 tăng 11,3% từ đầu năm tới nay, một phần do nhu cầu mạnh hơn và lo ngại về thời tiết kho hạn tại Việt Nam, Brazil và Indonesia, các nhà sản xuất robusta lớn nhất thế giới.

Tiêu thụ trên toàn cầu trong năm niên vụ 2016/17 được dự báo tăng 1,1% lên mức cao kỷ lục 150,8 triệu bao loại 60kg, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Mức cộng của cà phê robusta Việt Nam loại 2, 5% hạt đen và vỡ thu hẹp trong tuần này xuống 10 – 15 USD/tấn so với hợp đồng tháng 9 từ mức 40 – 50 USD một tuần trước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt 1,32 triệu tấn trong 9 tháng đầu niên vụ 2015/16 kết thúc vào tháng 9 này, tăng 32% so với một năm trước.


Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia: Lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng

Mục tiêu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp vẫn có cơ sở triển khai trong trường hợp không có các cú sốc lớn từ bên ngoài nền kinh tế, đồng thời lạm phát và tỷ giá trong tầm kiểm soát; bên cạnh đó, các NHTM sẽ phải nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động để hỗ trợ chủ trương này.

Theo báo cáo tình hình kinh tế sáu tháng đầu năm 2016 và dự báo sáu tháng cuối năm 2016 của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia (NFSC), lãi suất huy động có thể tiếp tục tăng tại một số NHTM nhỏ, đặc biệt là lãi suất huy động trung và dài hạn.

Bởi từ ngày 14/6 tại một số NHTM nhỏ, lãi suất huy động kỳ hạn dài tăng đến 0,7 % so với cuối năm 2015. Nguyên nhân lãi suất huy động tăng chủ yếu do các NHTM đẩy mạnh huy động vốn trung và dài hạn nhằm cân đối nguồn vốn trước các quy định sửa đổi của Thông tư 06/2016/T

t-nhnn.

T-NHNN.

Thanh khoản toàn hệ thống ngân hàng hiện đang khá dồi dào sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho nhu cầu tín dụng tăng cao vào cuối năm. Phát hành TPCP 6 tháng cuối năm chỉ còn 20% kế hoạch, giúp làm giảm áp lực lên lợi suất TPCP, tạo điều kiện hỗ trợ giảm lãi suất.

Ngoài ra, mục tiêu giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp vẫn có cơ sở triển khai trong trường hợp không có các cú sốc lớn từ bên ngoài nền kinh tế, đồng thời lạm phát và tỷ giá trong tầm kiểm soát; bên cạnh đó, các NHTM sẽ phải nỗ lực tiết giảm chi phí hoạt động để hỗ trợ chủ trương này.

Về tỷ giá 6 tháng cuối năm 2016, NFSC dự báo các yếu tố hỗ trợ tỷ giá sẽ không được thuận lợi như trong nửa đầu năm 2016, do: Theo yếu tố mùa vụ, cân đối cung cầu ngoại tệ sẽ tăng cao vào cuối năm do nhu cầu nhập khẩu tăng; Khả năng Fed sẽ tăng lãi suất một lần vào cuối năm. Khi lãi suất được điều chỉnh, đồng USD sẽ tăng giá trên thị trường quốc tế, gây ảnh hưởng tới tỷ giá VND/USD; Đồng Nhân dân tệ có nguy cơ tiếp tục mất giá trong 6 tháng cuối năm, một mặt do các yếu tố nội tại kinh tế vĩ mô thiếu tích cực và mặt khác do ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của Mỹ và tỷ giá các đồng tiền trong rổ tiền tệ của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, NFSC dự báo lạm phát cả năm 2016 sẽ tăng cao hơn so với năm 2015 nhưng sẽ chỉ ở mức 4%-4,5%.


Hơn 1.200 tỷ vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp khu chế xuất

Sacombank cùng Vietinbank và BIDV vừa ký phiếu tín dụng 1.215 tỷ đồng hỗ trợ 16 doanh nghiệp trong Khu chế xuất - Khu công nghiệp TP HCM.

Lễ ký kết vừa diễn ra vào ngày 5/7, dưới sự chủ trì của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP HCM, Sở Công Thương TP HCM, Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP HCM cùng đại diện 3 ngân hàng Sacombank, Vietinbank và BIDV.

Theo hợp đồng ký kết này, Sacombank tham gia hỗ trợ 326,5 tỷ đồng cho 8 doanh nghiệp với mức lãi suất từ 6,9% một năm. Hơn 800 tỷ đồng còn lại do Vietinbank và BIDV tài trợ.

Từ đầu năm đến nay, Sacombank đã triển khai 9 gói cho vay ưu đãi trị giá 14.270 tỷ đồng và 130 triệu USD cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên toàn quốc vay vốn với lãi suất ưu đãi. Nhà băng cũng cải tiến thủ tục nhanh gọn, điều kiện vay linh hoạt nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề tiếp tục phát triển trong những năm kế tiếp.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-07-2016

    Thống đốc Lê Minh Hưng: Giá vàng không ảnh hưởng đến tỉ giá
    Thị trường 'sốt' gạch không nung
    Xuất khẩu tôm sang Anh dự báo giảm nhẹ
    Công ty Vàng Phước Sơn cam kết trả nợ thuế hơn 334 tỉ đồng
    Việt Nam muốn có làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-07-2016

    Giá thủy sản Trung Quốc tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2016
    Vina Capital không còn là cổ đông lớn của Hòa Phát
    Giá trị giao dịch sàn TP HCM tăng hơn 10%
    Giá văn phòng cho thuê TP HCM tăng thêm 3-5%
    Ngân hàng Việt Á hứa bảo lãnh cho đại gia vàng nợ thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-07-2016

    Brexit và tác động đến Fed
    Hỗ trợ ngành bán lẻ có khả thi?!
    Nhật tăng mạnh đầu tư vào nông nghiệp
    PNJ và các lợi thế
    Một số điều kiện để được cấp phép kinh doanh hàng miễn thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-07-2016

    Campuchia bác tin gia đình thủ tướng có đế chế kinh doanh triệu đô
    Các quỹ ETF thi nhau mua vàng, số lượng nắm giữ vượt 2.000 tấn
    Sự sụt giá của đồng Bảng “mới chỉ bắt đầu”
    Nhiều rủi ro cho ngành bán lẻ Việt Nam trong hội nhập
    Vingroup vay 300 triệu USD vốn quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-07-2016

    Cướp Ngân hàng Standard Chartered chấn động Singapore
    Con gái nhà sáng lập Tập đoàn Lotte bị bắt
    Nga dùng nhiều tiền từ quỹ quốc gia bù đắp thâm hụt ngân sách
    Mỹ trả Đài Loan 1,5 triệu đô tiền bán bất động sản của cựu lãnh đạo
    Tàu điện Trung Quốc bị trả vì kém chất lượng

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-07-2016

    Mỹ: Anh có khả năng tham gia TPP sau khi rời Liên minh châu Âu
    Bộ Tài chính: Nợ công Việt Nam không bị tác động lớn vì Brexit
    Fed giữ nguyên lãi suất do lo ngại về thị trường lao động
    Chiều hướng “đóng băng” quỹ đầu tư bất động sản tại Anh
    Kinh tế châu Âu: Tăng trưởng kinh doanh ổn định nhưng khiêm tốn trong quý 2

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-07-2016

    Còn nhiều “không gian” chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ
    Chỉ số PMI dịch vụ Trung Quốc tăng lên đỉnh 11 tháng
    Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm sụt giảm
    Giá gạo Việt Nam giảm khi vào vụ thu hoạch mùa
    Đã xuất hơn 10 tấn vải thiều sang Australia

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-07-2016

    Khoảng 20.000 dòng hàng đã được áp mã hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành
    ECB giới thiệu tờ 50 euro mới nhằm chống nạn tiền giả
    Gỗ ghép thanh XK có thuế suất 20%
    6 tháng HNX huy động hơn 200.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
    Sắp kiểm tra 100% lô hàng cá tra xuất khẩu vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-2016

    Lạm phát của Australia tăng 0,6% trong tháng 6
    Nhật Bản: hoạt động ngành dịch vụ giảm trong tháng 6
    Ấn Độ có thể thay đổi giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng thép
    Quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam niêm yết trên sàn London
    CII khởi động đàm phán với một quỹ đầu tư Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-07-2016

    Xuất khẩu vũ khí của Đức tăng lên 4,03 tỷ euro trong 6 tháng đầu năm 2016
    Xuất khẩu cà phê của Costa Rica giảm 2,4% trong tháng 6
    Hạn ngạch xuất khẩu nhiên liệu của Trung Quốc trong quý 3 cao hơn 79%
    Hàn Quốc đặt mục tiêu đầu tư năng lượng tái tạo trị giá 37 tỷ USD vào năm 2020
    New Zealand: niềm tin kinh doanh lạc quan tăng trong quý II