tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-07-2016

  • Cập nhật : 08/07/2016

Mỹ: Anh có khả năng tham gia TPP sau khi rời Liên minh châu Âu

Theo Reuters, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình Bloomberg, Đại diện Thương mại Mỹ ​ ngày 6/7 cho rằng có khả năng Anh, một khi nước này rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, sẽ tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Mỹ và Nhật Bản đứng đầu.

Liên quan đến cuộc trưng cầu dân ý về Brexit của Anh, ông Froman cho rằng điều này sẽ không làm chậm lại tiến độ đàm phán với EU về Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), một thỏa thuận thương mại lớn giữa Mỹ và EU.
 
Ông nhận định sẽ khó cho Mỹ khi xem xét đàm phán về một thỏa thuận thương mại riêng rẽ với Anh “cho đến khi bạn biết mối quan hệ giữa London với EU sẽ thế nào.”
 
Theo ông, ý tưởng Anh tham gia TPP, thỏa thuận thương mại đã được hoàn tất và đang chờ Quốc hội Mỹ phê chuẩn, là một trong “nhiều ý tưởng” để chuyển sang mối quan hệ thương mại mới giữa Mỹ với Anh.
 

Trong khi đó, ông Froman cho hay đề nghị gần đây nhất của Trung Quốc trong đối thoại đầu tư song phương với Mỹ “còn lâu mới có thể chấp nhận được”.


Bộ Tài chính: Nợ công Việt Nam không bị tác động lớn vì Brexit

Lãnh đạo ngành tài chính khẳng định việc biến động tỷ giá của các đồng tiền sau sự kiện Brexit giúp nợ công Việt Nam "có được, có mất."
Đưa ra thông tin này trong buổi họp báo tổ chức chiều 2/7, ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính thống kê, hiện tại bảng Anh đã mất khoảng 8% giá trị trong thời gian qua, đồng euro, nhân dân tệ, USD cũng đang cùng xu hướng này trong khi đồng yen (Nhật Bản) lại lên giá.
 
Trong khi ấy, trong cơ cấu nợ công của Việt Nam, ông Hiển cho hay, 55% các khoản nợ là Việt Nam đồng, 16% là USD, 13% là yen, euro chiếm 7% và những đồng tiền khác.
 
Như vậy, với riêng bảng Anh chiếm 2% trong cơ cấu nợ, việc mất giá 8% theo ông Hiển giúp Việt Nam có lợi. Tương tự, những đồng tiền đang mất giá khác trong cơ cấu nợ cũng giúp Việt Nam có lợi là euro, USD. Ngược lại, đồng yen đang lên giá khiến danh mục nợ Việt Nam có tăng cao.
 
Việc tác động qua đó được ông đánh giá là có bù trừ và sẽ có tác động không lớn tới nợ công.
 
Trước đó, phát biểu trong phiên họp Chính phủ 30/6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý cũng cho rằng, tác động tới Việt Nam từ sự kiện Brexit là không nhiều.
 

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Ngoại giao cũng kiến nghị Chính phủ, trong quá trình Anh ra khỏi EU còn 2 năm, Việt Nam cần tranh thủ cố gắng đẩy mạnh những chương trình hợp tác có sẵn với EU và Anh. Ngoài ra, lãnh đạo cơ quan này cũng kêu gọi cần nghiên cứu ngay tác động gián tiếp từ sự kiện Brexit với Việt Nam để có phương án chuẩn bị, không bị bất ngờ. (VN+)


Fed giữ nguyên lãi suất do lo ngại về thị trường lao động

Fed quyết định giữ nguyên lãi suất trong phiên họp tháng 6 do lo ngại về thị trường lao động và thị trường tài chính, theo biên bản họp tháng 6.
Các nhà hoạch định chính sách Fed cũng quyết định rằng nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất cho đến khi kiểm soát được hệ quả của sự kiện Brexit.
 
Theo Biên bản họp chính sách của Fed ngày 14-15/6 - diễn ra trước khi người dân Anh bỏ phiếu ra khỏi EU, công bố hôm thứ Tư 6/7, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cho rằng sẽ là khôn ngoan khi chờ kết quả cuộc bỏ phiếu của người Anh vào hôm 23/6 về việc đi hay ở lại EU. Việc người Anh bỏ phiếu ủng hộ Brexit đã khiến bảng Anh lao dốc và lợi tức trái phiếu xuống mức thấp kỷ lục.
 
FOMC cũng cân nhắc về tình hình sức khỏe kinh tế Mỹ và lộ trình nâng lãi suất trong dài hạn. Thị trường việc làm có dấu hiệu suy giảm là mối quan tâm lớn nhất của các nhà hoạch định chính sách và cũng là lý do khiến Fed tỏ ra thận trọng. Tuy "các nhà hoạch định chính sách nói chung nhất trí rằng nên tránh những phản ứng quá mức với một hoặc 2 báo cáo về thị trường việc làm", song số liệu việc làm gần đây dược cho là "bất ổn", theo biên bản phiên họp. Các quan chức cần thêm thông tin về việc làm, hoạt động sản xuất và chi tiêu.
 
Nhiều quan chức Fed cho rằng báo cáo việc làm tháng 5 có thể chưa thể hiện đúng tốc độ tăng trưởng của thị trường việc làm do các yếu tố nhất thời, kể cả cuộc đình công trong ngành viễn thông và sai lỗi thống kê.
 
Những bất ổn mới trên thị trường tài chính và hoài nghi về tăng trưởng toàn cầu đã khiến giới đầu tư hạ tỷ lệ dự đoán Fed nâng lãi suất trong phiên họp 26-27/7 tới đây trong khi tỷ lệ dự đoán tăng lãi suất vào cuối năm cũng chỉ là 8%.
 

Trước khi người Anh bỏ phiếu quyết định ra khỏi EU, Fed đã phát tín hiệu sẽ nâng lãi suất 2 lần trong năm nay để ngăn kinh tế Mỹ không phát triển quá nóng. Nhưng kể từ sự kiện Brexit, nhiều nhà hoạch định chính sách Fed cho rằng cần thận trọng, kể cả Chủ tịch Fed New York William Dudley hôm thứ Ba 5/7 tuyên bố Fed nên kiên nhẫn về việc nâng lãi suất và rằng còn quá sớm để biết hệ quả của Brexit.


Chiều hướng “đóng băng” quỹ đầu tư bất động sản tại Anh

Sau khi nước Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là “Brexit,” các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Anh quyết định “đóng băng” tài sản để tránh tình trạng giới đầu tư rút tiền ồ ạt.
Theo phóng viên TTXVN tại London, ba quỹ đầu tư bất động sản lớn nhất của Anh là M&G Investments, Aviva Investors và Standard Life Investments “đóng băng” gần 9,1 tỷ bảng (12 tỷ USD) tài sản của các nhà đầu tư sau quyết định “Brexit.”
Các công ty quản lý tài sản này cho biết họ quyết định không cho phép nhà đầu tư rút tiền khỏi quỹ đầu tư bất động sản, do không còn đủ lượng tiền mặt trong quỹ.
Theo Hiệp hội Đầu tư Anh, khoảng 24,5 tỷ bảng hiện nằm trong các quỹ đầu tư bất động sản.
Thông tin cuối ngày 6/7 cho biết có thêm ba công ty quản lý tài sản nữa không cho phép các nhà đầu tư rút tiền khỏi quỹ đầu tư bất động sản, đồng nghĩa với việc có thêm khoảng 5,5 tỷ bảng nữa bị “đóng băng” và đưa số công ty quản lý tài sản của Anh quyết định “đóng băng” tài sản sau quyết định “Brexit” lên con số sáu công ty.
Chiều hướng đáng lo ngại nói trên của các quỹ đầu tư bất động sản cùng với tâm lý bất an sau khi người dân Anh quyết định chia tay “ngôi nhà chung” châu Âu là nguyên do chính khiến giá đồng bảng tiếp đà lao dốc, rớt xuống mức thấp nhất trong 31 năm trở lại đây trong phiên giao dịch ngày 6/7.
Sau khi giảm xuống dưới ngưỡng 1,28 USD đổi 1 bảng - mức thấp chưa từng có kể từ năm 1985 - trên thị trường châu Á, đồng bảng Anh tiếp tục rớt xuống mức thấp hơn, còn 1,2796 USD tại thị trường London, trước khi hồi phục lên mức 1,2927 USD vào cuối phiên.
Cùng phiên, đồng bảng đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm qua so với đồng euro, còn 0,85 bảng đổi 1 euro.
Theo tờ The Financial Times (Thời báo tài chính), liên quan đến yếu tố “Brexit,” đồng bảng đã giảm khoảng 20% so với đồng USD.
Tâm trạng bất ổn của giới đầu tư tiếp tục gia tăng sau cuộc trưng cầu ý dân ngày 23/6, được thể hiện rõ nét qua việc giá vàng tăng mạnh trong thời gian qua và chạm mức cao nhất kể từ tháng 3/2014 là 1.375 USD/ounce trong phiên 6/7.
Nhà kinh tế Andy Scott thuộc HiFX nhận định rằng nỗi lo ngại liên quan tới “Brexit” sau cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên EU ngày 23/6 đã nhanh chóng dẫn tới đợt bán tháo đầu tiên đối với đồng bảng và cổ phiếu.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vốn giữ được sự bình tĩnh sau cuộc trưng cầu giờ đây quyết định bán ra chịu lỗ chứ không muốn đứng trước nguy cơ bị lỗ nặng hơn. Động thái này của giới đầu tư đã châm ngòi cho làn sóng bán tháo thứ hai.

Đồng bảng hiện nằm trong nhóm tài sản có độ rủi ro cao và đây là lý do khiến đồng tiền này chịu sức ép bán ra khá lớn trong hai phiên giao dịch vừa qua.


Kinh tế châu Âu: Tăng trưởng kinh doanh ổn định nhưng khiêm tốn trong quý 2

Tăng trưởng kinh doanh khu vực đồng euro giữ ổn định trong tháng 6, nhưng tốc độ tăng trưởng khiêm tốn nhất đã cho thấy tăng trưởng kinh tế trong quý 2 bằng một nửa tốc độ trong quý 1, ngay cả khi sự phục hồi ở Italy và tốc độ nhanh chóng tại Tây Ban Nha làm tươi sáng triển vọng.
Tại Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai khu vực eurozone, số liệu cho thấy cả lĩnh vực dịch vụ và sản xuất thu hẹp.
Đa số cuộc khảo sát được hoàn thành trước cuộc bầu cử tại Anh vào 23/6 để rời khỏi liên minh châu Âu, nghĩa là sau cú sốc của cuộc trưng cầu dần ý vẫn chưa được phản ánh trong số liệu này.
Lo ngại tiếp tục cho các nhà hoạch định chính sách tại Ngân hàng Trung ương châu Âu, khi những năm chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đã không thúc đẩy được lạm phát gần mức trần mục tiêu 2%, là các công ty vẫn giảm giá để thu hút kinh doanh.
Markit cho biết chỉ số quản quý sức mua hỗn hợp mới nhất cho khu vực eurozone ổn định ở 53,1 điểm trong tháng 6, cho thấy tăng trưởng GDP là 0,3% trong quý 2, chỉ bằng nửa tốc độ 0,6% trong quý 1. Nhưng có một số điểm sáng trong số liệu này.
Các doanh nghiệp tại Italy trở lại tăng trưởng và sự tăng vọt trong lĩnh vực dịch vụ của Tây Ban Nha, nơi trong tháng 6 các công ty thuê nhân công nhanh hơn bất kỳ tháng nào kể từ năm 2007, nghĩa là nền kinh tế lớn thứ 3 và 4 của khối này có thể bắt đầu có đà tăng trưởng.
Tỷ lệ thất nghiệp của Tây Ban Nha ở mức 21% trong quý 1, cao nhất tại các nền kinh tế đã phát triển.
Philip Shaw, nhà kinh tế trưởng tại Investec, London cho biết “chỉ số PMI của khu vực eurozone là thích hợp với đà tăng kinh tế khiêm tốn nhưng quá yếu ớt và những nguy cơ với nền kinh tế này đã nghiêng về chiề giảm vì Brexit”. “Nhưng liệu việc bầu Brexit có dẫn đến một nền kinh tế thế giới khác biệt hoàn toàn vào nửa cuối năm nay không? Quan điểm của chúng tôi là điều đó sẽ thay đổi trạng thái của nền kinh tế Anh, nhưng không thay đổi nhiều tới khu vực eurozone và phần còn lại của thế giới”.
Doanh số bán lẻ khu vực eurozone tăng 0,4% trong tháng 5, tăng hàng tháng mạnh nhất trong năm nay do nhu cầu tăng vọt đối với các sản phẩm phi thương thực.
Tại Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, doanh số bán lẻ một tháng tăng 0,9% sau khi giảm hai tháng liên tiếp, trong khi Pháp doanh số vẫn ổn định.
Trong số các chỉ số PMI của hai nền kinh tế lớn nhất eurozone, tăng trưởng trong lĩnh vực tư nhân của Đức giảm trong tháng 6 và hoạt động của Pháp đình trệ do các làn sóng đình công trong tháng trước ảnh hưởng tới sản lượng, cùng với một xu hướng giá giảm rõ ràng.
Các doanh nghiệp mới tiếp tục tăng khắp khối hiện nay và tỷ lệ việc làm tăng với tốc độ đáng kể trong khu vực eurozone, cũng như Tây Ban Nha và Đức.
Lĩnh vực dịch vụ của Anh chậm lại xuống mức thấp 3 năm và dự đoán xuống mức thấp nhất kể từ cuối năm 2012, trong thời gian chuẩn bị trưng cầu dân ý là thành viên của EU.
Chỉ số PMI dịch vụ của Anh giảm xuống 52,3 trong tháng 6 từ mức 53,5 trong tháng 5.
Một thăm dò của Reuters đã thực hiện sớm sau cuộc bầu cử vào ngày 24/6 đã cho thấy nền kinh tế Anh sẽ chìm vào suy thoái và Ngân hàng Anh sẽ buộc phải cắt giảm lãi suất.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-07-2016

    Xuất khẩu 6 tháng cuối năm: ​Cần sự nỗ lực rất lớn
    Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tăng cao nhất trong 14 tháng
    Thâm hụt ngân sách của Brazil năm 2017 ít hơn năm 2016
    Samsung đón nhận lợi nhuận hoạt động quý cao nhất trong 2 năm
    Xuất khẩu lô hàng đầu tiên lắp ráp tại khu kinh tế Cầu Treo

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 09-07-2016

    Thống đốc Lê Minh Hưng: Giá vàng không ảnh hưởng đến tỉ giá
    Thị trường 'sốt' gạch không nung
    Xuất khẩu tôm sang Anh dự báo giảm nhẹ
    Công ty Vàng Phước Sơn cam kết trả nợ thuế hơn 334 tỉ đồng
    Việt Nam muốn có làn sóng đầu tư mới từ Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-07-2016

    Giá thủy sản Trung Quốc tăng mạnh trong 6 tháng đầu năm 2016
    Vina Capital không còn là cổ đông lớn của Hòa Phát
    Giá trị giao dịch sàn TP HCM tăng hơn 10%
    Giá văn phòng cho thuê TP HCM tăng thêm 3-5%
    Ngân hàng Việt Á hứa bảo lãnh cho đại gia vàng nợ thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 08-07-2016

    Brexit và tác động đến Fed
    Hỗ trợ ngành bán lẻ có khả thi?!
    Nhật tăng mạnh đầu tư vào nông nghiệp
    PNJ và các lợi thế
    Một số điều kiện để được cấp phép kinh doanh hàng miễn thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-07-2016

    Campuchia bác tin gia đình thủ tướng có đế chế kinh doanh triệu đô
    Các quỹ ETF thi nhau mua vàng, số lượng nắm giữ vượt 2.000 tấn
    Sự sụt giá của đồng Bảng “mới chỉ bắt đầu”
    Nhiều rủi ro cho ngành bán lẻ Việt Nam trong hội nhập
    Vingroup vay 300 triệu USD vốn quốc tế

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-07-2016

    Cướp Ngân hàng Standard Chartered chấn động Singapore
    Con gái nhà sáng lập Tập đoàn Lotte bị bắt
    Nga dùng nhiều tiền từ quỹ quốc gia bù đắp thâm hụt ngân sách
    Mỹ trả Đài Loan 1,5 triệu đô tiền bán bất động sản của cựu lãnh đạo
    Tàu điện Trung Quốc bị trả vì kém chất lượng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-07-2016

    UBGSTC: Nếu tăng trưởng 6,5%, bội chi ngân sách vượt dự toán 0,5%
    Hàn Quốc đóng cửa 10 nhà máy điện cũ chạy than vào năm 2025
    Cà phê Việt Nam: Giá tăng lên gần mức cao 11 tháng
    Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia: Lãi suất huy động sẽ tiếp tục tăng
    Hơn 1.200 tỷ vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp khu chế xuất

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 07-07-2016

    Còn nhiều “không gian” chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ
    Chỉ số PMI dịch vụ Trung Quốc tăng lên đỉnh 11 tháng
    Xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm sụt giảm
    Giá gạo Việt Nam giảm khi vào vụ thu hoạch mùa
    Đã xuất hơn 10 tấn vải thiều sang Australia

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-07-2016

    Khoảng 20.000 dòng hàng đã được áp mã hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành
    ECB giới thiệu tờ 50 euro mới nhằm chống nạn tiền giả
    Gỗ ghép thanh XK có thuế suất 20%
    6 tháng HNX huy động hơn 200.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
    Sắp kiểm tra 100% lô hàng cá tra xuất khẩu vào Mỹ

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-07-2016

    Lạm phát của Australia tăng 0,6% trong tháng 6
    Nhật Bản: hoạt động ngành dịch vụ giảm trong tháng 6
    Ấn Độ có thể thay đổi giá nhập khẩu tối thiểu đối với mặt hàng thép
    Quỹ đầu tư lớn nhất Việt Nam niêm yết trên sàn London
    CII khởi động đàm phán với một quỹ đầu tư Hàn Quốc