Ấn Độ "đau đầu" tìm cách xử lý hơn 120 tỷ USD nợ xấu ngân hàng
Đây là lý do tại sao Trung Quốc thất thoát 500 tỷ USD ngoại hối chỉ trong 1 năm duy nhất
Iran tuyên bố sẵn sàng tham gia đóng băn sản lượng dầu mỏ
Thị trường thép đã phục hồi tích cực
Thái Lan muốn bán ồ ạt trên 11 triệu tấn gạo
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-05-2016
- Cập nhật : 07/05/2016
Các công ty Mỹ hết đường trốn thuế
Ngày 5/5, Mỹ đã công bố các biện pháp nhằm ngăn chặn việc sử dụng các công ty bình phong ở nước này vào các hoạt động như trốn thuế và rửa tiền.
Các biện pháp của Nhà Trắng sẽ nhằm khắc phục các lỗ hổng luật pháp, vốn cho phép người nước ngoài mở công ty nặc danh, đồng thời thúc đẩy dự luật yêu cầu ngân hàng, các bên trung gian và những thực thể tài chính khác nhận biết và lưu giữ hồ sơ về các tài khoản cá nhân thực tế. Theo các biện pháp mới được đề xuất, các công ty buộc phải biết và đáp ứng thông tin về chủ sở hữu thực sự.
Nhà Trắng nhấn mạnh vụ rỏ rỉ "Hồ sơ Panama" đã cho thấy tính cấp bách phải áp dụng các biện phát kiểm soát chặt chẽ, góp phần vào nỗ lực chung ngăn chặn các mánh khóe trốn thuế và rửa tiền. Washington cam kết hợp tác với các đối tác quốc tế để giải quyết những thách thức chung này.
Nhà chức trách Mỹ nhấn mạnh việc triển khai các biện pháp mới này sẽ không để các đối tượng tội phạm sử dụng công ty bình phong hay các thực thể pháp lý khác để gian lận thuế.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều sự ủng hộ của các chính phủ trên toàn thế giới đối với cuộc chiến chống nạn trốn thuế, cũng như những vi phạm về tài chính khác, vốn bắt nguồn từ sự thiếu minh bạch trong hệ thống ngân hàng. Các biện pháp này được đưa ra tiếp sau khi 11,5 triệu tài liệu của công ty luật Mossack Fonseca tại Panama bị rò rỉ.
Theo điều tra ban đầu của Hiệp hội Báo chí điều tra quốc tế, Mossack Fonseca đã tạo ra một "thiên đường trốn thuế," qua đó giúp khoảng 140 chính trị gia, gồm cả 12 nhà lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo các nước, cùng những ngôi sao thể thao, trùm ma túy... trốn thuế.
Trong một diễn biến liên quan vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama," Royal Bank of Canada (RBC), ngân hàng lớn nhất Canada, đã đồng ý chuyển giao cho chính phủ nước này danh sách các khách hàng có "quan hệ hoặc liên hệ" với công ty luật Mossack Fonseca ở Panama trong vụ rò rỉ tài liệu thuế gây chấn động dư luận.
Mạng tin Toronto Star và CBC cho hay Cơ quan Thuế Canada (CRA) đã đưa đơn kiện chống lại Royal Bank of Canada nhằm buộc ngân hàng này đáp ứng yêu cầu của cơ quan chức năng. Ngân hàng Royal Bank of Canada xác nhận thông tin trên đồng thời cam kết hợp tác với các cơ quan chức năng.
Động thái này được đưa ra sau khi Toronto Star và CBC, liên kết vối Hiệp hội báo diều tra quốc tế (ICIJ) công bố các cuộc điều tra nhằm vào công ty luật Mossack Fonseca tại Panama.
Dựa vào các thông tin thu thập được, CRA cho biết đang có trong tay ít nhất 40 đối tượng có liên quan đến Mossack Fonseca trong vụ rò rỉ "Hồ sơ Panama," đồng thời khẳng định dùng mọi cách để trừng trị những đối tượng có tên trong hồ sơ này./.
Vinamilk vươn tới doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2016
CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã: VNM) đã công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên năm 2016 tổ chức vào ngày 17/5 với kế hoạch kinh doanh tiếp tục tăng trưởng.
Năm 2015, Vinamilk đạt tổng doanh thu 40.223 tỷ đồng – tăng 14% và lợi nhuận sau thuế 7.770 tỷ đồng – tăng 28% so với năm 2014. Kết quả này đạt được là nhờ sức mua của người tiêu dùng về sản phẩm sữa tăng lên, đồng thời giá sữa bột nguyên liệu nhập khẩu giảm.
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt, Vinamilk đã mạnh tay chi cho hoạt động bán hàng, quảng cáo, khuyến mại… và tăng thêm thị phần ở 4 ngành sữa nước, sữa chua uống, sữa bột trẻ em. Thị phần ngành hàng sữa đặc có đường tăng nhẹ còn thị phần sữa chua ăn được giữ ổn định.
Năm 2016, Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu 44.560 tỷ đồng – tăng 11% so với năm 2015 và lợi nhuận sau thuế 8.266 tỷ đồng – tăng 6%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của VNM dự kiến ở mức 17,5%.
Đồng thời, HĐQT cũng trình cổ đông phê duyệt kế hoạch điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư tài sản giai đoạn 2012 – 2016 từ gần 13.000 tỷ theo kế hoạch ban đầu xuống còn 12.500 tỷ. Trong đó, Vinamilk được điều chỉnh tăng còn các đơn vị khác như Lam Sơn milk, Bò sữa Việt Nam và các công ty con – liên kết khác đều điều chỉnh giảm.
Công ty Sữa Lam Sơn (Lam Sơn Milk) dự kiến được chuyển đổi thành chi nhánh của Vinamilk theo hình thức sáp nhập.
Mục tiêu đến năm 2020, cả nước có khoảng một triệu doanh nghiệp hoạt động
Cả nước sẽ có khoảng một triệu doanh nghiệp
Mục tiêu của Nghị quyết là phấn đấu đến năm 2020, cả nước có khoảng một triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế. Khu vực tư nhân trong nước đóng góp khoảng 48-49% GDP; đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân chiếm khoảng 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hằng năm, có khoảng 30-35% doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Dự thảo Nghị quyết cũng nêu lên một số nguyên tắc như tất cả các doanh nghiệp không phân biệt quy mô, loại hình, thành phần kinh tế đều bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực như vốn, tài nguyên, đất đai, thị trường… và cơ hội kinh doanh; lấy doanh nghiệp là đối tượng phục vụ.
Nghị quyết cũng khẳng định sẽ giảm dần tiến tới loại bỏ các loại giấy phép con, phí, phụ phí bất hợp lý; không hình sự hoá các quan hệ kinh tế…
Rà soát lại mức phí đường bộ, phí BOT
Dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra nhiều giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp như lãnh đạo các tỉnh, thành phố phải hằng quý đối thoại với doanh nghiệp. Các địa phương thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố. Thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt kiểm tra (không quá 2 lần/năm).
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các địa phương liên quan rà soát lại mức phí đường bộ, phí BOT hiện nay, đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí.
Bộ Khoa học và công nghệ xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, báo cáo Chính phủ trong quý IV/2016.
Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp, dự thảo Nghị quyết nêu rõ.
Ý kiến các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhất trí cao với dự thảo Nghị quyết, cho rằng dự thảo đã đưa ra được các việc cần làm ngay để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đánh giá đây như một lời hiệu triệu, tạo niềm tin vào doanh nghiệp, lực lượng tiên phong phát triển kinh tế.
Đồng thời, các ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Nghị quyết với tinh thần bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, hiệu lực, đi ngay vào cuộc sống; mong muốn bên cạnh trách nhiệm của Nhà nước thì doanh nghiệp cũng nâng cao trách nhiệm của mình đối với đất nước, nhân dân, tuân thủ pháp luật, nói không với trốn, lậu thuế, liêm chính trong kinh doanh.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, sớm trình Thủ tướng ký ban hành.
"Nghị quyết phải thể hiện rõ thông điệp mà chúng ta đã công bố với doanh nghiệp, là tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý công tác tổ chức thực hiện Nghị quyết sau khi được ban hành, phải biến chủ trương, chính sách thành hành động cụ thể của mỗi cán bộ, công chức thực thi công vụ.
Đừng coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý mà là đối tượng phục vụ, Thủ tướng nói.
Dự thảo Nghị quyết cũng đưa ra nhiều giải pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp như lãnh đạo các tỉnh, thành phố phải hằng quý đối thoại với doanh nghiệp. Các địa phương thành lập và công khai đường dây nóng, hỏi đáp trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, thành phố. Thực hiện thanh tra, kiểm tra liên ngành nhiều nội dung trong một đợt kiểm tra (không quá 2 lần/năm).
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các địa phương liên quan rà soát lại mức phí đường bộ, phí BOT hiện nay, đánh giá và đề xuất mức điều chỉnh hợp lý để giúp doanh nghiệp giảm chi phí.
Bộ Khoa học và công nghệ xây dựng và triển khai Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, báo cáo Chính phủ trong quý IV/2016.
Xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu doanh nghiệp, dự thảo Nghị quyết nêu rõ.
Ý kiến các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhất trí cao với dự thảo Nghị quyết, cho rằng dự thảo đã đưa ra được các việc cần làm ngay để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đánh giá đây như một lời hiệu triệu, tạo niềm tin vào doanh nghiệp, lực lượng tiên phong phát triển kinh tế.
Đồng thời, các ý kiến đóng góp hoàn thiện dự thảo Nghị quyết với tinh thần bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, hiệu lực, đi ngay vào cuộc sống; mong muốn bên cạnh trách nhiệm của Nhà nước thì doanh nghiệp cũng nâng cao trách nhiệm của mình đối với đất nước, nhân dân, tuân thủ pháp luật, nói không với trốn, lậu thuế, liêm chính trong kinh doanh.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, VCCI hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, sớm trình Thủ tướng ký ban hành.
"Nghị quyết phải thể hiện rõ thông điệp mà chúng ta đã công bố với doanh nghiệp, là tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh và lưu ý công tác tổ chức thực hiện Nghị quyết sau khi được ban hành, phải biến chủ trương, chính sách thành hành động cụ thể của mỗi cán bộ, công chức thực thi công vụ.
Đừng coi doanh nghiệp là đối tượng quản lý mà là đối tượng phục vụ, Thủ tướng nói.
NHNN ra "tối hậu thư" chấn chỉnh hiện tượng lách trần lãi suất
NHNN một lần nữa nhắc nhở nghiêm cấm việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động USD; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn...
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa ban hành các văn bản về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định lãi suất huy động.
Cụ thể, thời gian gần đây, NHNN nhận được thông tin phản ánh trên thị trường xuất hiện một số ngân hàng lách luật vượt trần lãi suất huy động USD để thu hút ngoại tệ. Để đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD) và ổn định thị trường tiền tệ, Thống đốc NHNN yêu cầu:
Các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nghiêm túc chấp hành các quy định hiện hành cũng như chỉ đạo của Thống đốc NHNN về lãi suất huy động, đặc biệt là huy động USD; Nghiêm cấm việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật để lách, vượt trần lãi suất huy động USD; nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn; Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ, chủ động phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động; chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của TCTD để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định và chỉ đạo của NHNN.
Đồng thời, chủ động phát hiện và báo cáo về NHNN các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định trong huy động vốn của TCTD khác.
NHNN không xem xét, chấp thuận đề nghị của TCTD về việc mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới; hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng (nếu xét thấy cần thiết) đối với các TCTD để xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về lãi suất huy động cho đến khi chấm dứt vi phạm.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cục I, Cục II) và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố chủ động theo dõi, nắm bắt thông tin và giám sát việc chấp hành lãi suất huy động của các TCTD thuộc chức năng quản lý trên địa bàn.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về lãi suất huy động đối với các TCTD thuộc chức năng quản lý trên địa bàn; xử lý nghiêm theo quy định đối với những trường hợp vi phạm, quy trách nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tổ chức liên quan (nếu có).
Trường hợp phát hiện và áp dụng các hình thức xử lý TCTD có vi phạm liên quan đến việc chấp hành quy định về lãi suất hoặc trường hợp phát hiện các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh không đúng vấn đề, đề nghị đơn vị gửi báo cáo nhanh (kèm văn bản, quyết định xử lý) về NHNN (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Văn phòng NHNN) để kịp thời đăng tải trên Website của NHNN và/hoặc có ý kiến đối với cơ quan báo chí, phương tiện thông tin đại chúng.
Không xem xét, chấp thuận đề nghị của TCTD về việc mở mới chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, văn phòng đại diện, cung cấp dịch vụ mới hoặc triển khai nghiệp vụ kinh doanh mới; hạn chế, đình chỉ, tạm đình chỉ một hoặc một số hoạt động ngân hàng (nếu xét thấy cần thiết) đối với các TCTD để xảy ra tình trạng vi phạm các quy định về lãi suất huy động (trừ trường hợp đặc biệt được Thống đốc NHNN chấp thuận vì mục đích an ninh, quốc phòng, chính trị xã hội) cho đến khi chấm dứt vi phạm.
Các ngân hàng giảm mạnh vay mượn ngoại tệ
Trong tuần cuối tháng 4, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng USD quy đổi ra VND đạt 75.375 đồng (bình quân khoảng 15.075 tỷ đồng/ngày), bình quân ngày giảm 4.607 tỷ đồng so với tuần trước đó, tương đương giảm 23%.
Theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong tuần cuối tháng 4 bằng VND đạt xấp xỉ 153.679 tỷ đồng (bình quân 30.736 tỷ đồng/ngày), bình quân ngày tăng 908 tỷ đồng so với tuần từ 18 – 22/4/2016; bằng USD quy đổi ra VND đạt 75.375 đồng (bình quân khoảng 15.075 tỷ đồng/ngày), bình quân ngày giảm 4.607 tỷ đồng so với tuần trước đó.
Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn 2 tuần (chiếm 30% tổng doanh số giao dịch VND) và qua đêm (chiếm 27%). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 01 tuần với tỷ trọng lần lượt là 51% và 31% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
Về lãi suất, đối với các giao dịch bằng VND, so với tuần từ 18 - 22/4/2016, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt từ 01 tháng trở xuống.
Cụ thể, lãi suất bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm, 01 tuần và 01 tháng giảm lần lượt còn 3,31%/năm, 3,93%/năm và 4,84%/năm.
Đối với các giao dịch USD, so với tuần từ 18 - 22/4/2016, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng giảm trái chiều ở các kỳ hạn chủ chốt.
Cụ thể, lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng giảm ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tháng (giảm lần lượt 0,04%/năm và 0,02%/năm). Tuy nhiên lãi suất bình quân tăng lần lượt 0,12%/năm và 0,03%/năm ở kỳ hạn 01 tuần và 02 tuần.