tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 07-05-2016

  • Cập nhật : 07/05/2016

Quốc Cường Gia Lai cũng nhận trái đắng từ 'vàng trắng'

Những cánh rừng cao su từng được đặt nhiều kỳ vọng tại Campuchia và Gia Lai giờ trở thành "gánh nặng" cho Quốc Cường Gia Lai.

Tập đoàn Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) vừa công bố kết quả kinh doanh công ty mẹ quý I/2016. Theo đó, đến cuối tháng 3, doanh nghiệp đã đầu tư 264 tỷ đồng vào dự án trồng cao su và 48 tỷ vào Thuỷ điện Lagrai 2.

Bắt đầu trồng cao su từ năm 2008, đến nay, công ty sở hữu 4.000ha cao su tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Năm 2009, Quốc Cường Gia Lai tiếp tục đầu tư trồng cao su ở tỉnh Kratie (Campuchia) và đến nay đã sở hữu 3.000ha. Tổng cộng, doanh nghiệp có khoảng 7.000ha cao su và dự kiến khai thác 100% từ 2017.

Tuy nhiên, sự lao dốc của giá cao su thời gian qua cũng phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và triển vọng lợi nhuận. Dù đầu tư lớn song báo cáo tài chính của doanh nghiệp vừa qua không ghi nhận doanh thu từ lĩnh vực này mà chỉ ghi chung là doanh thu từ hàng hoá bán ra (23,6 tỷ đồng). Trong khi đó, giá vốn bán hàng hoá là 25,5 tỷ đồng, cho thấy công ty đang bị lỗ ở lĩnh vực này.

Trước đó, một "ông lớn" khác là Hoàng Anh Gia Lai cũng gặp khó khăn khi đánh cược vào hàng hóa từng được ví như "vàng trắng" này. Mới đây, Bầu Đức cho biết, khi Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu bỏ vốn, tính toán cho thấy với chi phí 1.300 USD, doanh nghiệp có thể bán được 5.500 USD một tấn. Song trong năm qua, có lúc giá cao su đã giảm về 1.100 USD.

Với Quốc Cường Gia Lai, doanh thu thuần trong quý I/2016 đạt 82,9 tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ nhờ việc bàn giao một số căn hộ dự án cho khách hàng. Giá vốn bán hàng cùng với các chi phí quản lý tăng mạnh khiến doanh nghiệp lỗ thuần hơn 606 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhờ hoạt động thanh lý hợp đồng căn hộ, Quốc Cường Gia Lai đã thoát lỗ ngoạn mục và đạt lợi nhuận 2,2 tỷ. 

Trong cơ cấu doanh thu, bất động sản góp lớn nhất với 53,2 tỷ đồng, bán điện chỉ góp 6,1 tỷ đồng, doanh thu từ hàng hoá là 23,6 tỷ đồng. 

Tính đến 31/3, doanh nghiệp có tổng tài sản đạt 8.727 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả hơn 4.900 tỷ. Hàng tồn kho cũng tăng lên 5.543 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các dự án bất động sản đang triển khai dở dang. Dự án khu dân cư Phước Kiển tồn kho nhiều nhất với 3.972 tỷ đồng, Chung cư Giai Việt 568 tỷ đồng, Chung cư Quốc Cường Gia Lai II là 481 tỷ đồng… Hiện giá cổ phiếu của tập đoàn tiếp tục lùi sâu dưới mệnh giá, đạt 4.600 đồng một cổ phần.


LG Display khởi công dự án 1,5 tỷ USD tại Hải Phòng

Nhà máy tại Khu công nghiệp Tràng Duệ dự kiến sản xuất các loại màn hình cao cấp của LG, sử dụng trong chế tạo các thiết bị di động.

Chiều 6/5, Công ty LG Display Việt Nam đã khởi công xây dựng tổ hợp nhà máy sản xuất và gia công các sản phẩm màn hình công nghệ cao (màn hình OLED) cho các thiết bị di động như điện thoại, đồng hồ thông minh, máy tính bảng... tại Khu công nghiệp Tràng Duệ, Hải Phòng. Dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 1,5 tỷ USD.

Đây là dự án công nghệ sản xuất màn hình hiện đại được LG Display lần đầu tiên đầu tư ra khỏi Hàn Quốc và là dự án lớn thứ hai của tập đoàn này tại khu công nghệ Tràng Duệ sau khi LG Electronics đặt chân vào 2013, với cùng tổng mức đầu tư. Khu công nghiệp này hiện có tổng cộng 7 dự án. 

Theo cam kết của nhà đầu tư, cuối năm 2016, LG Display sẽ hoàn thành xây dựng nhà máy và chính thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, tạo khoảng 6.000 lao động địa phương.

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá LG Display là dự án lớn có ý nghĩa, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, xã hội không chỉ của thành phố Hải Phòng mà cả đất nước.

Tuy nhiên, Thủ tướng đề nghị, các Bộ ngành Trung ương cần phối hợp chặt chẽ với UBND thành phố bảo đảm dự án được triển khai, xây dựng đúng pháp luật. Hải Phòng cần tạo điều kiện thuận lợi, sớm bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư theo như đã cam kết… Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh LG Display cũng như các nhà đầu tư khác khi vào Việt Nam cần tuân thủ luật pháp, nhất là trong vấn đề bảo vệ môi trường…


Nhật Bản cấp mới hơn 204 triệu USD vốn ODA cho Việt Nam

Ngoại trưởng Nhật Bản - Fumio Kishida vừa ký kết công hàm trao đổi vốn vay ODA và khoản viện trợ không hoàn lại cho 3 dự án của Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức.
ngoai truong nhat fumio kishida (trai) va pho thu tuong pham binh minh trong cuoc hop bao sang nay. anh: reuters

Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (trái) và Phó thủ tướng Phạm Bình Minh trong cuộc họp báo sáng nay. Ảnh: Reuters

Ngày 6/5, ông Kishida đã cùng Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng ký công hàm trao đổi vốn vay ODA của Nhật tài khóa 2015 cho “Dự án cải thiện môi trường nước TP HCM, giai đoạn II (khoản vay 3)”, trị giá 196 triệu USD (hơn 20 tỷ yen) và khoản viện trợ không hoàn lại phi dự án trị giá 4,6 triệu USD cho Việt Nam.

Cũng với sự chứng kiến của Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng Nhật và Bộ trưởng Giáo dục - Phùng Xuân Nhạ cũng đã ký công hàm trao đổi viện trợ không hoàn lại tài khóa 2016 cho “Dự án học bổng phát triển nguồn nhân lực” trị giá 390 triệu yen, tương đương hơn 3,6 triệu USD.

Trao đổi với báo chí sau khi đồng chủ trì phiên họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 8, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh Nhật tiếp tục là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam. Ông Minh cảm ơn việc Nhật hỗ trợ 2,5 tỷ USD vốn vay ODA trong năm tài khóa 2015 và đề nghị Nhật tiếp tục dành ODA ở mức cao cho Việt Nam trong thời gian tới. 

Phó thủ tướng cho biết một trong những kết quả của phiên họp sáng nay là hai bên nhất trí Nhật Bản sẽ tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam, thông qua việc triển khai Giai đoạn VI Sáng kiến chung Việt – Nhật trong năm 2016. Hai nước cũng quyết tâm triển khai hiệu quả các dự án lớn, trong đó có Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam, Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2, Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam. Nhật Bản cũng sẽ nghiên cứu hỗ trợ Việt Nam xây dựng đối sách cơ bản và lâu dài đối với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng đang diễn ra tại miền Trung và miền Nam.

Ông Minh và ông Kishida cũng chia sẻ quan ngại của cộng đồng quốc tế về tình hình Biển Đông, thống nhất rằng các bên liên quan cần nỗ lực đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Các bên cũng cần giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, không có các hành động thay đổi nguyên trạng, gây phức tạp, mở rộng tranh chấp và quân sự hóa trên Biển Đông.

Phó thủ tướng cũng đề nghị phía Nhật Bản tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc cấp visa cho công dân Việt Nam đến Nhật Bản.

Ngoại trưởng Kishida cam kết Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc tiếp tục cung cấp nguồn vốn ODA trong các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực và ứng phó biển đổi khí hậu. Ông khẳng định Nhật Bản sẽ hợp tác với Việt Nam trong quá trình triển khai gói tín dụng 110 tỷ yen (hơn một tỷ USD) hỗ trợ các nước châu Á xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao, thúc đẩy thực hiện khoản viện trợ 750 tỷ yen (7 tỷ USD) theo “Sáng kiến kết nối Nhật Bản - Mekong" vừa công bố ngày 2/5 vừa qua.


Liệu kiều hối sẽ là mảnh đất màu mỡ cho ngân hàng?

Việt Nam đứng thứ 11 về lượng kiều hối trong năm 2015 và thứ 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

Năm 2015, có hơn 110.000 người Việt Nam rời quê hương để tìm nguồn thu nhập mới ở các nước công nghiệp, vượt hơn 15% so với kế hoạch đặt ra. Nhờ lao động xuất khẩu ngày càng nhiều hơn, lượng ngoại tệ mà nhóm này gửi về đang dần trở thành nguồn kiều hối quan trọng thứ 2, bên cạnh lượng kiều hối truyền thống do kiều bào sống định cư ở nước ngoài chuyển về nước. Hiện có khoảng hơn 4 triệu người Việt Nam sống, làm việc ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Kiều hối đóng vai trò quan trọng ở những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, khi không chỉ cung cấp một lượng ngoại tệ không nhỏ mà còn là nguồn đầu tư lớn đáng kể. Năm 2015, kiều hối về Việt Nam tiếp tục duy trì ở mức cao: đứng thứ 11 thế giới về lượng kiều hối và đứng thứ 3 (sau Trung Quốc và Philippines) ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, theo thống kê của World Bank.

Bên cạnh những lợi ích vĩ mô, lượng kiều hối chảy về nhiều hơn cũng giúp “nuôi sống” những công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền xuyên quốc gia.

Bản chất của kiều hối là nhận và chi tiền giữa các quốc gia với nhau. Dòng tiền bắt buộc phải đi qua hệ thống thanh toán của ngân hàng. Một số tổ chức quốc tế độc lập thứ 3 có nhiều mối quan hệ sẽ đứng ra làm trung gian.

Ở Việt Nam, vai trò này không chỉ thuộc về các tổ chức chuyển tiền thứ 3 như Western Union hay Money Gram, mà còn có sự đóng góp mạnh mẽ từ phía các ngân hàng nội địa. Gần đây 2 ngân hàng tư nhân là OCB và Ngân hàng Bắc Á cũng muốn sở hữu công ty kiều hối riêng. Liệu đây có là mảnh đất màu mỡ cho các ngân hàng thương mại?

Hai ngân hàng tư nhân đặt những viên gạch sớm nhất cho mô hình kiều hối là Ngân hàng Đông Á và Sacombank. Cả 2 ngân hàng này đều có bộ phận kiều hối từ giai đoạn đầu thập niên 2000. Tuy nhiên, để hoạt động kiều hối thuận lợi hơn, 2 ngân hàng này đều thành lập những công ty kiều hối riêng (ngân hàng có xu hướng tạo ra những công ty con để hoạt động dễ dàng hơn, như công ty xử lý nợ, công ty chứng khoán, công ty cho vay tiêu dùng).

Về bản chất, công ty kiều hối cung cấp một kênh nhận tiền riêng cho khách hàng. Khi chuyển tiền về Việt Nam, người nhận có thể chọn nhận tiền qua kênh ngân hàng (trực tiếp tại quầy, chuyển khoản qua internet...), hoặc qua kênh của công ty kiều hối (trực tiếp tại quầy, hoặc mang tiền đến tận nhà).

Ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc Công ty Kiều hối Sacombank, cho biết ở hệ thống Sacombank, khoảng 60% doanh số kiều hối được chuyển qua kênh ngân hàng, số còn lại được chuyển qua công ty kiều hối. Vì vậy, có thể xem các công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng là cánh tay nối dài cho ngân hàng trong hoạt động nhận và gửi tiền về nước.

Vậy đâu là điểm khó trong mô hình này? Theo ông Tâm, cái khó của công ty kiều hối là quản trị về mặt con người. Hiện ở 48/63 tỉnh thành đều có nhân viên kiều hối của Sacombank trực tiếp giao tiền cho khách hàng, ông Tâm cho biết.

Mặt khác, mảng kiều hối cũng đóng góp không nhiều vào hoạt động của ngân hàng. Lấy ví dụ ở Ngân hàng Đông Á. Công ty kiều hối riêng của ngân hàng này đã sớm được thành lập (năm 2001). Dù vậy, lợi nhuận từ chi trả kiều hối năm 2013 chỉ chiếm khoảng 11% tổng thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Trong khi đó, tổng lượng kiều hối chảy qua Đông Á cũng gần tương đương với Sacombank, quanh mốc 1,7 tỉ USD. Trong năm 2015, thị phần Công ty Kiều hối Đông Á chiếm 11,4% trong khi Công ty Kiều hối Sacombank vào khoảng 14,7%, theo số liệu của các công ty này.

Có lẽ vì lý do trên mà những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực kiều hối thường không đặt nặng vấn đề lợi nhuận trực tiếp từ mảng này. “Dịch vụ ngoại hối có lợi nhuận ròng thấp, vì nó nặng ở sứ mệnh là huy động ngoại tệ cho nền kinh tế”, ông Tâm, Công ty Kiều hối Sacombank, cho biết. Trên thực tế, phí chuyển tiền qua ngân hàng hoặc tổ chức quốc tế thì cao, nhưng qua công ty kiều hối thì lại thấp.

Như đã nói ở trên, thị trường không chỉ có những công ty kiều hối trực thuộc ngân hàng, mà còn có những người chơi khác như các tổ chức chuyển tiền quốc tế. Điểm khác biệt giữa các mô hình này nằm ở chi phí.

Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc OCB, ngân hàng dự kiến triển khai công ty kiều hối, cũng cho biết, thông qua công ty kiều hối riêng của ngân hàng, khách hàng được lợi hơn về phần chi phí so với việc chuyển qua công ty chuyển tiền quốc tế.

Giảm chi phí cũng là thách thức lớn của các mô hình chuyển tiền trên thế giới. Năm 2009, nhóm nước G8 cho biết mục tiêu cắt giảm chi phí chuyển tiền từ 10% xuống còn 5% trong vòng 5 năm. Đến giữa năm 2015, mức trung bình là 7,7%, theo tờ The Economist.

Tuy nhiên, hoạt động kiều hối không chỉ đơn giản là thu phí. Theo ông Tùng, OCB, các ngân hàng còn được hưởng lợi từ 2 hoạt động khác là kinh doanh ngoại hối và bán chéo sản phẩm cho người gửi, người nhận. Ngoài ra, ngân hàng còn duy trì được lượng tiền gửi trong tài khoản và thu thập thông tin người dùng.

Mô hình chuyển tiền ngày nay cũng đang thay đổi nhanh chóng do yếu tố công nghệ. Hiện tại, công nghệ cũng là đích nhắm tới của Ngân hàng Bắc Á. Tại Đại hội cổ đông vừa qua, các lãnh đạo của ngân hàng này xác định kênh trực tuyến là đích nhắm quan trọng. Số vốn điều lệ của công ty kiều hối mà Bắc Á dự định thành lập cũng cao hơn hẳn so với nhiều công ty kiều hối nội địa khác.

Trên thế giới, chi phí chuyển tiền đang dần thấp hơn nhờ các công ty công nghệ tài chính (Fintech). Lấy ví dụ như Bitcoin giúp chuyển tiền với mức phí chỉ còn 1 USD cho mỗi giao dịch. Tại thị trường nội địa, cũng có dịch vụ BankPlus (của Viettel và Ngân hàng Quân Đội) hay MoMo giúp chuyển tiền qua điện thoại di động.


Big C đòi chiết khấu cao, doanh nghiệp rút hàng

Big C đòi tăng chiết khấu thêm 4,25%-5,5%, lên mức 17%-25%, nhiều doanh nghiệp thủy sản buộc phải ngưng hợp đồng

Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết vừa gửi công văn cho ban lãnh đạo hệ thống siêu thị Big C, đề nghị không tăng thêm chiết khấu trong các hợp đồng mới của năm 2016, đồng thời điều chỉnh giảm tổng mức chiết khấu xuống dưới 15% cho các nhà cung cấp thủy sản.

Cao nhất lên đến 25%

VASEP cho biết một số doanh nghiệp (DN) trong CLB hàng nội địa VASEP phản ánh năm qua, một số hệ thống siêu thị lớn đổi chủ dẫn tới xáo trộn nhân sự và hoạt động, ảnh hưởng đến cả siêu thị và DN cung cấp hàng. Trong tháng 3 và 4-2016, nhiều siêu thị gửi thư đến các DN đề xuất tăng chiết khấu. Trong đó, Big C là siêu thị đưa ra mức tăng cao nhất, tăng thêm 4,25%-5,5%, lên mức 17%-25%. “Trong hoàn cảnh sản xuất - kinh doanh khó khăn như hiện nay, tổng mức chiết khấu 10% đã gần quá sức chịu đựng của các DN. Big C đòi mức chiết khấu cao nhất lên đến 25% thì không DN nào đáp ứng được, nếu chấp nhận thì sẽ thua lỗ” - ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, bức xúc.

Cũng theo VASEP, ngoài chi phí chiết khấu trên doanh thu sản phẩm, hiện các nhà cung cấp còn phải chịu hàng loạt chi phí khác cho siêu thị như mở điểm bán mới, kỷ niệm ngày thành lập, chi phí cho thương lượng chung, vận chuyển, chương trình khuyến mãi… Không những vậy, siêu thị còn có những khoản “bắt chẹt” nhà cung cấp. Chẳng hạn, trong hợp đồng giữa DN thủy sản với siêu thị có khoán “tỉ lệ hàng hư hỏng”, thường là 1%, nghĩa là nhà cung cấp phải chiết khấu cho siêu thị 1% doanh số mua dù hàng có hỏng hay không. Những khi hàng hỏng nhưng không phải do nhà cung cấp, nhân viên siêu thị cũng ép DN phải đổi hàng khác, nếu không thì không đặt đơn hàng mới. Như vậy, nhà cung cấp vừa phải chịu mọi hư hỏng.

Ăn hết lợi nhuận

Chịu không nổi mức chiết khấu “khủng” của Big C, một số DN thủy sản đã rút hàng khỏi hệ thống này.

Gần đây, Big C gửi thư mời DN quay lại cung cấp hàng nhưng do chưa thống nhất mức chiết khấu nên không nhà cung cấp nào nhận lời. Phó giám đốc một DN thủy sản có tiếng tại TP HCM cho biết thông thường, tùy nhà cung cấp lớn hay nhỏ, mặt hàng tiêu thụ tốt hay không mà siêu thị đưa ra mức chiết khấu và tỉ lệ tăng hằng năm khác nhau.

Trong các hệ thống siêu thị ở Việt Nam, Big C đòi chiết khấu cao nhất. Các siêu thị trong nước có mức chiết khấu dễ thở hơn nhiều. “Lợi nhuận của DN thủy sản thấp, chiết khấu 10% là ngưỡng chịu đựng được. Siêu thị đòi lên cao hơn, nhà cung cấp chỉ có lỗ. DN của tôi cũng đang lấy lợi nhuận những nơi khác bù lỗ ở Big C nên đang cân nhắc việc cắt hợp đồng với hệ thống này. Trước mắt, không đưa sản phẩm mới vào Big C, ráng cầm cự hết năm nay và chờ xem chính sách của chủ mới có cải thiện không” - vị phó giám đốc này nhấn mạnh.

Chiều 6-5, trao đổi với phóng viên qua điện thoại, đại diện Big C Việt Nam cho biết hệ thống này chưa nhận được văn bản của VASEP nên chưa thể bình luận. (NLĐ)

Ép nhà cung cấp thưởng!
Theo các DN, đây không phải lần đầu tiên các nhà cung cấp phản ứng Big C. Cuối năm 2015, VASEP cũng đã có văn bản phản đối Big C đơn phương đòi nhà cung cấp hạ mức doanh thu đã cam kết để siêu thị được thưởng. Cụ thể, theo hợp đồng ký đầu năm 2015, siêu thị phải đạt doanh thu nhất định thì được DN thưởng. Đến cuối năm, không đạt như cam kết, Big C yêu cầu DN hạ doanh thu để được thưởng. Do bị tất cả DN phản đối, Big C mới chấp nhận không hạ doanh thu.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 09-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 09-05-2016

    Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc “nợ như chúa chổm”, hơn cả Hy Lạp
    Thị phần bán lẻ chưa mất vào tay ai cả, Việt Nam vẫn nắm 97%?
    BigC bắt đầu “tận thu” doanh nghiệp Việt
    Thị trường TP HCM “nóng” với hàng điện lạnh
    Apple bị Samsung vượt mặt trên sân nhà

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng tôi 08-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng tôi 08-05-2016

    Trung Quốc điều tra các công ty dược phẩm nước ngoài
    Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi mất ghế
    Người Thái "nhắm" đến Việt Nam
    Tìm cách hóa giải thách thức trong nhập khẩu gỗ nguyên liệu
    6 trường hợp được nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 08-05-2016

    Ấn Độ "đau đầu" tìm cách xử lý hơn 120 tỷ USD nợ xấu ngân hàng
    Đây là lý do tại sao Trung Quốc thất thoát 500 tỷ USD ngoại hối chỉ trong 1 năm duy nhất
    Iran tuyên bố sẵn sàng tham gia đóng băn sản lượng dầu mỏ
    Thị trường thép đã phục hồi tích cực
    Thái Lan muốn bán ồ ạt trên 11 triệu tấn gạo

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-05-2016

    “Cuộc chiến” giành giật thị phần bán lẻ: Ông lớn đua tranh vị trí đầu bảng
    FPT Trading sẽ nối gót FShop bán trong năm nay
    Thuốc lá lậu vẫn còn chiếm 20% thị phần
    Có vội vàng khi đưa lãi suất tiền gửi USD về 0%?
    Rạng Đông sẽ đầu tư 193 tỷ cho thiết bị công nghệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 08-05-2016

    “Sức khỏe” các doanh nghiệp bất động sản vẫn còn rất yếu!
    Lo đơn hàng dệt may “chảy” sang Lào, Myanmar
    Doanh nghiệp ô tô "kêu" khó khi tính thuế mới
    Sửa đổi chính sách thuế đối với hàng NK gửi qua dịch vụ CPN
    Liên minh EU áp dụng Luật Hải quan mới

  • Tin kinh tế đọc nhanh 08-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 08-05-2016

    Kinh tế Eurozone tăng trưởng trở lại, lợi hại hơn Mỹ
    Doanh nghiệp ngày càng teo tóp vì rào cản
    Him Lam khởi công dự án 5.000 tỷ đồng tại Hải Phòng
    Quan niệm sai về công nghiệp hỗ trợ?
    Woojin đầu tư 247 triệu USD xây nhà máy điện gió ở Trà Vinh

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-05-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-05-2016

    Vàng phục hồi mạnh sau số liệu việc làm thất vọng tại Mỹ
    Giá bán USD ngân hàng tiếp tục duy trì trong khoảng 22.320-22.325 đồng/USD
    Chấn chỉnh việc thực hiện quy định về lãi suất huy động
    Thêm 119 nhà đầu tư ngoại được cấp mã số giao dịch chứng khoán
    Vì sao nhiều ngân hàng không muốn lên sàn?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-05-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 07-05-2016

    Các công ty Mỹ hết đường trốn thuế
    Vinamilk vươn tới doanh thu 2 tỷ USD trong năm 2016
    Mục tiêu đến năm 2020, cả nước có khoảng một triệu doanh nghiệp hoạt động
    NHNN ra "tối hậu thư" chấn chỉnh hiện tượng lách trần lãi suất
    Các ngân hàng giảm mạnh vay mượn ngoại tệ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 07-05-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 07-05-2016

    Cơ hội xuất khẩu phân bón vào thị trường ASEAN
    Triển khai dự án Lọc hóa dầu Long Sơn 4,5 tỷ USD trong quý IV/2016
    Giữa tháng 6 sẽ có kết luận thanh tra các doanh nghiệp đa cấp
    Đề xuất cho nhập khẩu phôi thép theo hạn ngạch
    Trì hoãn thông quan lô hàng cá tra vào Hoa Kỳ do sử dụng mã số cũ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-05-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 06-05-2016

    Trung Quốc "chật vật" với dự án đường sắt tại Thái Lan
    HSBC: Lãi suất chưa tăng đến giữa năm 2017
    Đã xuất hiện dự án tỷ đô đầu tiên trong năm 2016
    Tỉnh nào hút vốn đầu tư Đài Loan nhiều nhất?
    Xuất khẩu da giày top đầu thế giới, nhưng người Việt đang ngày càng ít đi giày Việt