“Cuộc chiến” giành giật thị phần bán lẻ: Ông lớn đua tranh vị trí đầu bảng
FPT Trading sẽ nối gót FShop bán trong năm nay
Thuốc lá lậu vẫn còn chiếm 20% thị phần
Có vội vàng khi đưa lãi suất tiền gửi USD về 0%?
Rạng Đông sẽ đầu tư 193 tỷ cho thiết bị công nghệ
Tin kinh tế đọc nhanh 07-05-2016
- Cập nhật : 07/05/2016
Cơ hội xuất khẩu phân bón vào thị trường ASEAN
Theo Tổng cục Hải quan, lượng phân bón xuất khẩu từ đầu năm đến hết tháng 3/2016 tại một số thị trường ASEAN đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 22.100 tấn với trị giá 3,4 triệu USD, tăng 7,88%; Lào đạt 8.600 tấn với trị giá 2 triệu USD, tăng 108,83% về lượng và tăng 10,49% về trị giá... Điều này cho thấy các doanh nghiệp (DN) trong nước đã nhanh chóng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm sang các nước lân cận.
Trong những năm qua, sản phẩm phân bón Đầu Trâu của Công ty cổ phần phân bón Bình Điền đã được phân phối tại Myanmar, thị trường tiềm năng với nền nông nghiệp lúa nước phát triển lâu đời và đang phải nhập khẩu tới 90% phân bón. Còn tại thị trường Thái Lan, công nghiệp phân bón NPK của nước này khá phát triển. Tuy nhiên, DN sở tại hầu như chỉ sản xuất những sản phẩm chung áp dụng cho nhiều loại cây nên chưa giải quyết được nhu cầu thiết thực nhất cho nông dân. Vì vậy, tại thị trường này, Bình Điền sẽ đưa ra sản phẩm áp dụng cho từng loại cây trồng.
Trước đó, năm 2010, Tổng Công ty Phân bón và hóa chất dầu khí (Đạm Phú Mỹ) đã thành lập văn phòng đại diện tại Campuchia và một năm sau được nâng cấp lên thành chi nhánh với đầy đủ chức năng kinh doanh trực tiếp. Từ năm 2012, Đạm Phú Mỹ tiếp tục triển khai thành lập văn phòng đại diện tại Myanmar song song với xuất hàng sang Thái Lan, Philippines, Malaysia...
Bên cạnh đó, có mặt tại thị trường Campuchia với việc xây dựng nhà máy chuyên sản xuất phân bón NPK tại tỉnh Kandal, thương hiệu phân bón Năm Sao của Tập đoàn quốc tế Năm Sao đã và đang được nông dân địa phương tin dùng.
Triển khai dự án Lọc hóa dầu Long Sơn 4,5 tỷ USD trong quý IV/2016
Tại cuộc gặp Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng chiều ngày 6/5/2016, ông Dhep Vongvanich - Giám đốc điều hành quốc gia kiêm Cố vấn Chủ tịch Tập đoàn SCG cho biết, dự án Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam (gọi tắt là dự án) đã hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng và gần như đi đến những công đoạn cuối cùng để có thể triển khai vào quý IV/2016.
Theo Đại diện của SCG, dự án hiện còn hai vấn đề cần giải quyết, đó là: cung cấp nguồn khí của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) và thảo luận phần vốn góp của PVN tại dự án. Riêng về phần vốn góp của PVN, chủ đầu tư dự án đang làm việc với Bộ Tài chính để sớm đưa ra kết luận vào cuối tháng 5 này.
Được biết, dự án Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam do liên doanh giữa PVN, Tập đoàn SCG và Tập đoàn Qatar Petroleum (Qatar) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công từ năm 2008 nhưng trong quá trình triển khai, đối tác từ Qatar xin rút khỏi dự án (năm 2015), tác động không nhỏ đến tiến độ của toàn bộ dự án. Phía SCG cũng cho hay, họ đã tìm được đối tác mới cho dự án, còn nhà thầu cũng đã sẵn sàng triển khai dự án, song không tiết lộ thông tin về đối tác mới này.
Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam có tổng diện tích trên 460ha, nằm trong Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn; trong đó, 398 ha xây dựng nhà máy (gồm 10 nhà máy, công suất chế biến đạt 2,7 triệu tấn nguyên liệu/năm, sử dụng nguồn khí Etan trong nước), 66 ha đất xây dựng cảng, với tổng vốn đầu tư lên đến 4,5 tỷ USD. Các sản phẩm của tổ hợp này là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác như: bao bì, tơ sợi, ô tô, điện tử…
Liên quan đến dự án, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nhấn mạnh, Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam là dự án lớn nên kỳ vọng SCG sẽ cố gắng vượt qua những thử thách cuối cùng để triển khai dự án vì tổ hợp này góp phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam.
Được biết, SCG là tập đoàn có hơn 100 năm tuổi của Thái Lan, hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, hóa chất và bao bì…Bên cạnh thị trường trong nước, SCG hiện đã đầu tư vào Indonesia, Việt Nam và Campuchia.
Tính đến quý IV/2015, SCG đã rót vào Việt Nam hơn 700 triệu USD (mua lại cổ phần chi phối ở Prime Group, sở hữu cổ phần tại Bao bì Bình Minh,…), đứng thứ hai sau Indonesia (SCG đầu tư hơn 1,2 tỷ USD).
Giữa tháng 6 sẽ có kết luận thanh tra các doanh nghiệp đa cấp
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Phương Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh về thanh tra hoạt động bán hàng đa cấp của 7 doanh nghiệp của Bộ Công Thương.
Theo ông Nam, đầu tháng 3/2016 Bộ Công Thương đã ra quyết định thành lập đoàn thanh kiểm tra các DN hoạt động đa cấp. Với yêu cầu và phương châm là phải kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, nên đoàn thanh tra do Bộ Công Thương chủ trì, có phối hợp với đại diện của Bộ Công an cùng các sở công thương địa phương.
"Hiện quyết định ban hành theo quy định sau 45 ngày mới có báo cáo kết luận cuối cùng. Như vậy giữa tháng 6 mới ra báo cáo cuối cùng" - Phó Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh thông tin.
Trước những thông tin cho biết một số DN bán bán hàng đa cấp bị thanh kiểm tra và có kết luận từ Bộ Công Thương, đại diện của cơ quan quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cũng khẳng định, cho đến thời điểm này Cục Quản lý cạnh tranh chưa có ý kiến chính thức về vấn đề này, và hiện vẫn đang tập hợp thông tin để có kết luận cuối cùng.
Liên quan đến các giải pháp ngăn chặn hoạt động bán hàng đa cấp, lãnh đạo Cục Quản lý cạnh tranh cho biết cơ quan này đã trình lãnh đạo Bộ yêu cầu các Sở Công Thương giám sát kiểm tra, tuyên truyền để người dân không bị lôi kéo dụ dỗ vào hành vi lừa đảo.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyên truyền và cảnh báo, trên tất cả các cổng tin, trang web của Bộ Công Thương, Cục Quản lý cạnh tranh. Mục đích là nhằm ngăn chặn và ngăn ngừa hành vi bán hàng đa cấp bất chính, để người dân không tham gia vào.
Những thông tin liên quan đến các DN vi phạm cũng được cơ quan có trách nhiệm đăng tải thông tin liên quan; tổ chức nhiều tập huấn tuyên truyền, công tác chuyên môn, phổ biến kiến thức tham gia hoạt động bán hàng đa cấp…
Ngoài ra, đối với hoạt động xây dựng văn bản quy phạm háp luật, cơ quan này cho biết đang đề xuất trình Chính phủ sửa đổi Nghị định 42 liên quan đến quản lý bán hàng đa cấp. Dự kiến tháng 5 sẽ giao bản dự thảo của Nghị định theo hướng quản lý siết chặt hơn kinh doanh bán hàng đa cấp, nâng cao giải pháp quản lý tốt hơn.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hiện đoàn công tác kiểm tra 7 DN và vẫn chưa kết thúc. Với mong muốn đưa hoạt động đa cấp vào đúng quy định, Bộ Công Thương cũng đề xuất văn bản liên quan để lành mạnh hóa hoạt động này.
Đề xuất cho nhập khẩu phôi thép theo hạn ngạch
Một số doanh nghiệp đã đề xuất Bộ Công thương cho phép nhập khẩu phôi thép dưới dạng có phân bổ hạn ngạch (quota).
Theo nguồn tin của chúng tôi, tại phiên tham vấn vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu do Cục Quản lý cạnh tranh Bộ Công thương tổ chức sáng 5-5, một số doanh nghiệp đã đề xuất Bộ Công thương cho phép nhập khẩu phôi thép dưới dạng có phân bổ hạn ngạch (quota).
Theo đó, việc cấp quota nhập khẩu phôi thép chỉ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất thép trực tiếp, với số lượng nhập và thời gian hiệu lực của quota được Bộ Công thương thể hiện rõ trên giấy phép nhập khẩu.
Được biết, từ ngày 22-3 Bộ Công thương đã áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời (trong vòng 200 ngày) dưới dạng thu thuế nhập khẩu bổ sung dành cho phôi thép ở mức 23,3% và 14,2% đối với thép dài (thép cây, cuộn), theo đơn khởi kiện trước đó của một số công ty sản xuất thép.
Trì hoãn thông quan lô hàng cá tra vào Hoa Kỳ do sử dụng mã số cũ
Thời gian qua, một số doanh nghiệp chế biến cá tra/basa của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn sử dụng những mã số cũ do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp khiến việc thông quan lô hàng có thể bị trì hoãn.
Theo Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT, ngày 29-4 vừa qua, Nafiqad đã nhận được thông tin từ Cục Kiểm tra và An toàn thực phẩm (FSIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) về một số trường hợp các doanh nghiệp chế biến cá tra/basa của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn đang sử dụng mã số do Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp, không sử dụng mã số do Nafiqad cấp và được FSIS công nhận.
Điều này có thể dẫn đến tình trạng việc thông quan lô hàng tại cửa khẩu bị trì hoãn, chậm trễ.
Do vậy, Nafiqad đề nghị các doanh nghiệp được phép chế biến, xuất khẩu cá tra/basa vào Hoa Kỳ cập nhật thông tin, tuân thủ đúng các yêu cầu của FSIS để tránh vướng mắc khi làm thủ tục thông quan lô hàng tại cửa khẩu.
Trước đây, cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ được kiểm soát bởi FDA. Tuy nhiên, từ tháng 3-2016, cá da trơn (catfish) thuộc bộ Siluriformes (gồm cá tra, ba sa…) dù nuôi nội địa hay nhập khẩu đều sẽ chuyển việc kiểm soát từ FDA sang FSIS.
Tính đến đầu tháng 3 vừa qua, Việt Nam đã có 45 cơ sở chế biến thủy sản được phía Hoa Kỳ công nhận đủ điều kiện xuất khẩu cá tra, cá ba sa vào thị trường này.
Hiện nay, Nafiqad đã gửi tới FSIS đề nghị đăng ký bổ sung tổng số 14 doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam vào danh sách cơ sở được phép xuất khẩu các sản phẩm từ cá và sản phẩm cá tra vào Hoa Kỳ.