Mỹ có vai trò gì trên thị trường dầu mỏ?
Tấn công vào thị trường Myanmar, Thái Lan - Vinamilk đẩy mạnh thâm nhập và mở rộng hoạt động ở khu vực ASEAN
Gánh nặng nợ của Nhật Bản giảm nhanh nhất thế giới
Dự báo ngành thép Đài Loan sẽ phục hồi nhẹ trong năm 2016
Startup xuất khẩu nước dừa Việt Nam được rót vốn hơn 100.000 USD
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-06-2016
- Cập nhật : 02/06/2016
Thiếu tiền mặt, Ả Rập Xê Út lần đầu phát hành trái phiếu quốc tế
Ả Rập Xê Út đang lên kế hoạch tiến vào thị trường trái phiếu quốc tế để có thêm tiền mặt. Ảnh: Shutterstock.
Một nguồn thạo tin khác cũng chia sẻ với CNN rằng quốc gia Trung Đông đang có kế hoạch thu về thêm 15 tỷ USD nhờ bán trái phiếu. Bộ Tài chính Ả Rập Xê Út chưa bình luận về thông tin trên.
Chuyện Ả Rập Xê Út xem xét bán trái phiếu là biểu tượng của việc vận may đang chuyển dời đối với vương quốc giàu dầu thô. Chỉ 5 năm trước, chẳng ai nghĩ rằng Ả Rập Xê Út - với trữ lượng dầu thô “khủng” - lại phải đi vay tiền. Song giá dầu lao dốc mạnh trong thời gian qua khiến thặng dư ngân sách lớn của nước này trở thành một lỗ hổng.
Dầu mỏ chiếm 1/3 nguồn thu của Ả Rập Xê Út. Năm 2015, thâm hụt ngân sách của nước này đạt gần 100 tỷ USD vì doanh thu từ dầu giảm 23%.
Quốc gia Trung Đông còn gần 600 tỷ USD sau khi “đốt” 140 tỷ USD trong dự trữ ngoại hối kể từ cuối năm 2014. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo Ả Rập Xê Út có thể cạn kiệt tiền mặt.
“Họ có nhu cầu lấp khoảng trống tài khóa. Đi vay tiền từ các nguồn khác sẽ tốt hơn là phụ thuộc vào tài sản dự trữ”, Sfakianakis, người hiện là giám đốc nghiên cứu kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu vùng Vịnh ở Riyadh (Ả Rập Xê Út), cho hay.
Ông Sfakianakis tin rằng Ả Rập Xê Út dễ dàng có được 15 tỷ USD nhờ trái phiếu vì hồi đầu tháng 5, Qatar - thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và chỉ bằng 1/3 kích thước của Ả Rập Xê Út - đã có thêm 9 tỷ USD nhờ trái phiếu.
Ngoài ra, sự hồi phục giá dầu gần đây cũng hỗ trợ Ả Rập Xê Út. Giá dầu từ 26 USD/thùng hồi giữa tháng 2 đã tăng gấp đôi, lên hơn 50 USD/thùng trong một thời gian ngắn hồi tuần trước. Đây là lần đầu tiên giá dầu vượt mốc 50 USD/thùng trong bảy tháng.
Một số chuyên gia cho rằng thị trường trái phiếu sẽ hoài nghi hơn vì Ả Rập Xê Út gặp nhiều khó khăn trong thời gian gần đây. Đầu tháng 5, nhà quản lý quỹ đầu tư Zach Schreiber - người từng dự báo chính xác việc giá dầu lao dốc - cảnh báo về một thảm họa tài chính hiện ra trước Ả Rập Xê Út. “Ả Rập Xê Út có hai đến ba năm trước khi chạm bức tường”, ông Schreiber nói tại một hội nghị đầu tư.
Chuyện ông lớn dầu mỏ chật vật trước áp lực tài chính không phải là điều lạ. Cuối năm ngoái, Ả Rập Xê Út công bố kế hoạch cắt giảm chi tiêu 14% trong năm 2016, bao gồm việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng và một số đặc quyền mà công dân họ được hưởng. Đơn cử, trợ cấp khí đốt mất đi khiến giá xăng tăng 50%.
Hãng xếp hạng tín dụng Moody’s mới đây cảnh báo về các tác động xã hội từ những cải cách chính sách của Ả Rập Xê Út và các nước Vùng Vịnh khác, nơi “các chính phủ đang chịu áp lực trong việc tiếp tục phân phối lại doanh thu từ dầu mỏ cho công dân họ nhằm tránh bất ổn xã hội có liên quan đến kinh tế”.
Ả Rập Xê Út cũng làm mọi cách để huy động thêm tiền mặt, kể cả bằng cách lấy ra khoản vay 10 tỷ USD hồi tháng 4 từ một nhóm các nhà băng. Đây là lần đầu tiên trong 25 năm, quốc gia Trung Đông đi vay.
Không những vậy, họ còn sẵn sàng bán đi một phần của hãng dầu quốc doanh Saudi Aramco. Aramco sản xuất đến 12% toàn bộ lượng dầu của thế giới.
Năm ngoái là lần đầu tiên trong tám năm, Ả Rập Xê Út khai thác thị trường trái phiếu trong nước để có ít nhất 4 tỷ USD. Theo ông Sfakianakis, sắp tới sẽ là đợt phát hành trái phiếu quốc tế đầu tiên của nước này.
Kinh tế Mỹ đón hàng loạt tin tốt
Hòn đảo nhỏ bé là chủ nợ lớn thứ 3 của Mỹ
Trung tâm tài chính nằm ở vùng biển Caribe được nhiều quỹ đầu cơ ưa thích đã trở thành chủ nợ lớn thứ ba của Mỹ khi nắm giữ một lượng lớn trái phiếu do Chính phủ Mỹ phát hành.
Theo số liệu được Bộ Tài chính Mỹ công bố hồi trung tuần tháng 5, tính đến hết tháng 3 đảo Cayman – nơi có nhiều quỹ đầu tư cư trú hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới – đang nắm giữ 265 tỷ USD trái phiếu Mỹ .
Con số này khiến vùng lãnh thổ thuộc Anh, thiên đường thuế nổi tiếng thế giới với chỉ 60.000 dân – trở thành chủ nợ lớn thứ ba của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc và Nhật Bản. Hai nền kinh tế hàng đầu châu Á hiện nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu Mỹ.
Sự nổi lên của đảo Cayman cũng cho thấy các quỹ đầu cơ đang đổ nhiều tiền hơn vào trái phiếu Mỹ trong bối cảnh trên thị trường tài sản đầu tư không có nhiều tài sản hấp dẫn. Nhiều chỉ số chứng khoán thế giới đã giảm điểm mạnh trong năm 2016, trong khi trái phiếu châu Âu và Nhật Bản rơi vào trạng thái lợi suất âm.
“Hầu hết các quỹ đầu cơ đang sử dụng Trái phiếu Mỹ như một cách an toàn để cất giữ tài sản”, Donald Steinbrugge – chuyên gia đến từ công ty tư vấn Agecroft Partners ở Richmond, Virginia – nhận định.
Theo một báo cáo được Oliver Wyman & Co công bố năm 2014, khoảng 60% tài sản của các quỹ đầu cơ trên toàn thế giới được chuyển về Cayman Islands để tận dụng cơ chế thông thoáng và mức thuế suất ưu đãi ở đây.
Ứng dụng chặn quảng cáo đe dọa doanh thu nhiều tập đoàn
Nhiều đại gia công nghệ, trong đó có Google và Facebook, hiện đang lệ thuộc đáng kể vào nguồn thu từ quảng cáo trực tuyến.
Các ứng dụng chặn quảng cáo trên thiết bị di động có tỉ lệ tăng theo năm tới 90% - Ảnh: Senegal-actu
Theo New York Times, bối cảnh công nghệ hiện tại cho thấy nguồn lợi kếch sù này của họ đang đứng trước nguy cơ bị sụt giảm đáng kể khi các ứng dụng phần mềm chặn quảng cáo ngày càng phát triển.
Theo một báo cáo nghiên cứu của Công ty PageFair và Công ty Priori Data chuyên theo dõi các ứng dụng trên điện thoại thông minh, hiện có khoảng 1/5 người dùng điện thoại thông minh, tương đương 420 triệu người dùng toàn thế giới, đang sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo khi lướt web trên điện thoại.
Tỉ lệ đó cũng tương đương mức tăng 90% hằng năm trong việc sử dụng các ứng dụng chặn quảng cáo trên thiết bị di động.
Rõ ràng việc sử dụng phần mềm chặn quảng cáo đã chia rẽ quan điểm thế giới mạng. Những người ủng hộ nói điều đó giúp người dùng truy cập tốt hơn vào các nội dung trên mạng, không bị quảng cáo làm phiền.
Những người phản đối, đặc biệt những tập đoàn công nghệ sống nhờ quảng cáo, nói các ứng dụng chặn quảng cáo đã vi phạm một thỏa thuận ngầm mà người dùng đã chấp nhận khi họ xem các nội dung online phần lớn do các đơn vị mua quảng cáo trả tiền.
Theo các báo cáo đã nêu, dù vậy việc sử dụng các ứng dụng chặn quảng cáo trên di động hiện mới đang đặc biệt phổ biến tại các thị trường mới nổi. Đây là những khu vực người dân chủ yếu sử dụng điện thoại truy cập Internet. Lý giải của báo cáo cho rằng việc chặn quảng cáo giúp người dùng tiết kiệm dung lượng truy cập mạng.
36% người dùng ở châu Á - Thái Bình Dương sử dụng các trình duyệt web chặn quảng cáo trên thiết bị di động. Tại Ấn Độ và Indonesia, hai thị trường Internet phát triển nhanh nhất thế giới, con số đó còn lên tới 2/3.
Trung Quốc lại lên cơn sốt bitcoin
Hai năm sau khi bong bóng bitcoin phát nổ, Wall Street Journal đưa tin các nhà đầu tư Trung Quốc lại đổ xô mua đồng tiền ảo này khiến giá trị tăng vọt lên gần 20% chỉ trong bốn ngày qua.
Đến ngày 30-5, cơn sốt tiền ảo đã khiến thị trường bitcoin tăng thêm hơn 1,2 tỉ USD với mỗi bitcoin có giá khoảng 535 USD.
Nó cho thấy xu hướng chuyển tiền giữa các loại tài sản của giới đầu tư Trung Quốc để thu lãi cao trong bối cảnh có những biến động lớn trên thị trường hàng hóa, trái phiếu... trong năm qua.
Các sàn giao dịch bitcoin vẫn hoạt động mạnh tại Trung Quốc bất chấp các nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kiềm chế loại tiền ảo này. Hai sàn Huobi và OKCoin của Trung Quốc hiện chiếm đến 92% giao dịch bitcoin trên toàn cầu.
Mạng lưới bitcoin, được tổ chức ở các sàn giao dịch ảo trên mạng Internet, thường được giới đầu tư Trung Quốc sử dụng như một phương tiện để chuyển tài sản ra nước ngoài.
Các lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế khiến nhiều người tìm cách chuyển tiền ra nước ngoài.
Theo ước tính của Viện Tài chính quốc tế, Trung Quốc đã thất thoát hơn 676 tỉ USD trong năm 2015.