Sharp sẽ về tay Foxconn với giá 4,3 tỷ USD vào tuần tới
Thủ tướng quyết định thành lập Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội
Doanh nghiệp bia lo bị đối xử bất bình đẳng
Thép Pomina bị tố nhập phôi, sản xuất cầm chừng
Hoàn thiện quy định quản lý ngoại hối
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-03-2016
- Cập nhật : 27/03/2016
Ngành than cần 18.000 tỷ đồng vốn mỗi năm
Trong số này, nhu cầu vốn đầu tư mới và mở rộng ước tính là 235.906 tỷ đồng. Phần còn lại là đầu tư duy trì sản xuất.
Quyết định 403/QĐ-TTg cũng điểm danh cụ thể các dự án cần đầu tư, mở rộng. Theo đó, giai đoạn đến năm 2020, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất 9 dự án mỏ (Cẩm Phả 4 dự án, Hòn Gai 4 dự án, Uông Bí 1 dự án); đầu tư xây mới 41 dự án mỏ (Cẩm Phả 17 dự án, Hòn Gai 7 dự án, Uông Bí 17 dự án).
Đầu tư cải tạo mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để gia tăng sản lượng khai thác; đầu tư dự án mở rộng nâng công suất mỏ than Na Dương.
.
Với bể than sông Hồng, việc đầu tư một số dự án thử nghiệm theo phương pháp khai thác hầm lò và công nghệ khí hóa than ngầm tại các khu vực đã được thăm dò, làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển mỏ với quy mô công nghiệp và/hoặc triển khai thêm một số dự án thử nghiệm (nếu cần thiết) để lựa chọn phương pháp, công nghệ khai thác hợp lý sẽ tiếp tục được triển khai mạnh trong giai đoạn 2021 - 2030.
Cũng để nâng cao chất lượng than sạch, các nhà máy sàng tuyển, chế biến than sẽ được phát triển theo hướng giảm dần các cụm sàng tuyển nhỏ lẻ để hình thành các khu sàng tuyển tập trung, đồng bộ. Than sẽ được chế biến theo hướng tối đa chủng loại cho sản xuất điện; đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu sử dụng trong nước.
Ở khâu này, từ nay tới năm 2020 sẽ tiếp tục đầu tư xây dựng mới các nhà máy tuyển than gồm Vàng Danh 2 (công suất khoảng 2 triệu tấn/năm); Khe Thần (công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm); Hòn Gai (công suất khoảng 5 triệu tấn/năm, trong đó, xây dựng mới modul 1, công suất 2,5 triệu tấn/năm tại phường Hà Khánh và duy trì Nhà máy Nam Cầu Trắng đến hết năm 2018; sau năm 2018 di chuyển Nhà máy tuyển Nam Cầu Trắng về vị trí Nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai đã xây dựng để lắp đặt thành modul 2, công suất 2,5 triệu tấn/năm); Khe Chàm (công suất khoảng 7 triệu tấn/năm); Lép Mỹ (công suất khoảng 4 triệu tấn/năm).
Giai đoạn 2021 - 2030, đầu tư cải tạo mở rộng, nâng công suất nhà máy sàng - tuyển Khe Thần từ 2,5 triệu tấn/năm lên khoảng 5 triệu tấn/năm.
Theo tính toán, tổng trữ lượng và tài nguyên than của Việt Nam đến ngày 31/12/2015 khoảng 48,88 tỷ tấn, gồm 2,26 tỷ tấn trữ lượng và 46,62 tỷ tấn tài nguyên, trong đó có 0,34 tỷ tấn than bùn.
Trữ lượng và tài nguyên than được huy động vào quy hoạch khoảng 3,05 tỷ tấn, gồm khoảng 1,22 tỷ tấn trữ lượng và 1,83 tỷ tấn tài nguyên, trong đó có 0,06 tỷ tấn than bùn.
Để tìm kiếm vốn cho phát triển, Chính phủ cũng cho phép ngành than được sử dụng nhiều hình thức đa dạng như thuê mua tài chính, đấu thầu một số hoạt động mỏ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và vay thương mại. Việc hợp tác với nước ngoài trong khai thác than cũng được chấp thuận ở những khu vực mà ngành than còn chưa làm chủ được công nghệ như khai thác than dưới các công trình dân dụng, công nghiệp, các khu vực chứa nước…
Ngành than cũng được tiếp tục thực hiện giá bán than theo cơ chế thị trường, nhằm khuyến khích sử dụng nguồn tài nguyên có hiệu quả, tiết kiệm để phát triển bền vững.
Nối dài danh sách ngân hàng M&A
Với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc tiếp tục đẩy mạnh xử lý sở hữu chéo nhằm lành mạnh hóa hệ thống, các thương vụ M&A năm 2016 trong ngành ngân hàng sẽ bắt đầu lộ diện trong mùa đại hội đồng cổ đông diễn ra vào tháng 4 tới. Trong đó, đáng chú ý là những ngân hàng có cùng dáng dấp chủ sở hữu, những ngân hàng nhỏ, yếu kém về năng lực tài chính, nợ xấu tăng cao trong những năm qua.
Mặc dù thời gian qua, một số ngân hàng đã được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ, song nếu kết quả phát hành không thành công thì cũng khó tránh khỏi M&A. Chẳng hạn, Ngân hàng TMCP Công Thương Sài Gòn (Saigonbank) đã được NHNN chấp thuận cho tăng vốn điều lệ từ 3.080 tỷ đồng lên 4.080 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 26/9/2015.
Thực chất, kế hoạch tăng vốn của Saigonbank đã thất bại trong nhiều năm qua. Hiện tại, thị trường còn khó khăn, các nhà đầu tư chưa mặn mà với việc rót vốn vào cổ phiếu ngân hàng, nhất là ngân hàng quy mô nhỏ như Saigonbank. Trong khi đó, theo lộ trình của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, các cổ đông lớn sẽ phải thoái vốn khỏi Saigonbank là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) nắm trên 4% và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) là 8%.
Ngoài Saigonbank, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa phát hành cổ phiếu và thu về hơn 400 tỷ đồng để bổ sung vốn điều lệ. Hiện thị trường có ít nhất 5 ngân hàng thương mại có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng hoặc cao hơn chút là Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank), Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank), Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank).
Chủ trương của NHNN là trong năm 2016, các ngân hàng thương mại phải nâng cao năng lực tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại quy mô vốn còn thấp, nhằm đáp ứng các thông lệ quốc tế, tạo sức mạnh trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vấn đề sở hữu chéo cũng sẽ được NHNN đẩy mạnh xử lý trong thời gian tới. Cùng với đó là lộ trình thoái vốn của các ngân hàng theo quy định Thông tư 36.
Hiện còn có một số cặp đôi ngân hàng có cùng dáng dấp chủ sở hữu. Trong đó, Vietcombank là ngân hàng có vốn tại nhiều tổ chức khác nhất, khi nắm trên 7% cổ phần vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB), 8,24% cổ phần Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), 5,07% tại Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) và 4,37% tại Saigonbank.
Ông Phạm Văn Thinh, Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam tin rằng, thị trường M&A sẽ tiếp tục sôi động trong năm 2016. Riêng với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục quan tâm tới việc đầu tư vào các ngân hàng nội địa. Bộ phận Tư vấn M&A của Deloitte thường xuyên nhận được các câu hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài liên quan đến việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tình hình xử lý nợ xấu và các cơ hội đầu tư vào các ngân hàng trong nước.
Cũng theo ông Thinh, Việt Nam đã đạt được một số mục tiêu quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, số lượng các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong thị trường còn tương đối nhiều so với yêu cầu của nềnkinh tế, khá nhiều tổ chức tài chính đang gặp nhiều vấn đề trong hoạt động.
“Điều này có nghĩa là chúng ta mong đợi sẽ có tiếp các thương vụ M&A ngân hàng, công ty tài chính trong thời gian tới, dù có thể với tần suất thấp hơn so với mấy năm vừa qua”, ông Thinh nói và cho rằng, việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài là một xu hướng bắt buộc, nhất là khi Việt Nam ngày càng tham gia nhiều hơn các hiệp định quốc tế.
Cảng Thọ Quang, Đà Nẵng: Dự án hạ tầng hàng hải đầu tiên đầu tư theo hình thức PPP
Đầu tư cải tạo nạo vét tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang (giai đoạn 1) nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác của khu bến tổng hợp Thọ Quang
Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Bộ Tài chính xem xét, thống nhất sử dụng nguồn từ thu phí bảo đảm hàng hải được giữ lại hàng năm để thanh toán cho nhàđầu tư thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cải tạo nâng cấp luồng hàng hải vào khu bến cảng Thọ Quang, Đà Nẵng theo hình thức PPP.
“Đây là cơ sở quan trọng để Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đề xuất dự án và triển khai các bước tiếp theo theo quy định”, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Công cho biết.
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải muốn cơ quan quản lý ngân sách cân đối bố trí khoảng 20 tỷ đồng/năm, từ nguồn phí bảo đảm hàng hải toàn quốc hàng năm để trả cho nhà đầu tư thực hiện hợp đồng.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng Dự án đầu tư cải tạo nạo vét tuyến luồng vào khu bến cảng Thọ Quang (giai đoạn 1) này theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Theo đề xuất của Cục Hàng hải Việt Nam, Dự án sẽ nạo vét luồng đáp ứng cho tàu 10.000DWT từ đầu tuyến vào đến hết vũng quay cảng Sơn Trà; đoạn từ cảng Sơn Trà đến khu nước Nhà máy X50 đáp ứng cho các tàu quân sự đến 4.100T và 3.000 DWT, các tàu lớn hơn giảm tải, tàu đến 8.000 DWT không tải ra vào an toàn với tổng chiều dài tuyến nạo vét 2,83 km; đóng mới và lắp đặt 8 phao báo hiệu hàng hải; đuy tu đảm bảo chuẩn tắc kỹ thuật toàn bộ tuyến luồng trong thời gian khai thác.
Dự án có tổng mức đầu tư (gồm lãi vay) là 69,831 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệpCảng góp vốn đầu tư khoảng 10,1 tỷ đồng để thực hiện nạo vét đoạn luồng trước khu nước trước cảng Sơn Trà (dự kiến khoảng 132.304m3); phần kinh phí còn lại khoảng 59,733 tỷ đồng là vốn của nhà đầu tư huy động gồm: 15% vốn chủ sở hữu là 8,96 tỷ đồng, 85% vốn vay thương mại là 50,773 tỷ đồng để thực hiện nạo vét khối lượng còn lại theo hình thức BLT.
Thời gian nhà đầu tư cung cấp dịch vụ trong khoảng 5 năm (2017-2021) với giá thuê dịch vụ hàng năm (dự kiến 20,089 tỷ đồng/năm), được cân đối từ nguồn phí bảo đảm hàng hải toàn quốc hàng năm để trả cho nhà đầu tư.
Thành lập Hội đồng nước châu Á
Nhà nước phải để doanh nghiệp đứng lên vai