Ukraine bất ngờ ra tiền giấy bằng… sợi lanh
Nhật Bản kêu khó khi nhập khẩu hàng vào Việt Nam
Từ 31.3, ngân hàng chấm dứt cho vay ngoại tệ sản xuất kinh doanh
Khởi công nhà máy nhiệt điện hơn 1,8 tỉ USD
Malaysia đề xuất 'chứng nhận ASEAN' về an toàn thực phẩm
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-03-2016
- Cập nhật : 28/03/2016
Ngành thực phẩm và đồ uống đón làn sóng “ngoại”
Theo khảo sát về xu hướng đầu tư tư nhân ở Việt Nam (VN) vừa được Hãng Kiểm toán và tư vấn Grant Thornton thực hiện và công bố, vốn “ngoại” sẽ đổ mạnh vào ngành bán lẻ, thực phẩm và đồ uống.
Mới đây, mạng lưới doanh nghiệp (DN) Châu Âu - VN và Phòng Thương mại Châu Âu tại VN (EuroCham) vừa phối hợp tổ chức Đối thoại VN - EU: “Gia nhập thị trường VN cho các công ty Châu Âu trong ngành thực phẩm và đồ uống” để đón đầu những cơ hội sắp tới.
An toàn là yếu tố quyết định
Trong cuộc khảo sát này, ngành bán lẻ và thực phẩm & đồ uống (F&B) đang được xem là hai ngành hấp dẫn nhất của đầu tư tư nhân, với tỉ lệ chọn lần lượt bởi 51% và 41%. Bởi lẽ, VN đang được xem là một trong những thị trường tiêu dùng triển vọng nhất Châu Á, nhờ vào lợi thế dân số đông, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và sự gia tăng của quá trình đô thị hóa.
Theo ông Miguel Charneco Garrido - thành viên Ban Quản trị EuroCham: “Năm 2015, các sản phẩm cà phê, thủy sản và hải sản chiếm tới 11% tổng số lượng xuất khẩu từ VN sang Châu Âu. Trong khi đó, riêng mặt hàng sữa, Châu Âu đã xuất khẩu 2% sang VN. Hiện nay, tầng lớp trung lưu ở VN đang tăng lên, mức thu nhập cũng được cải thiện nên cơ hội cho các DN EU trong lĩnh vực này mở ra ngày càng nhiều”.
Tuy nhiên, theo bà Marieke van Der Pijl (Tiểu ban Kinh doanh nông nghiệp và An toàn thực phẩm của EuroCham), VN được xếp thứ hạng cao đối với xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy-hải sản, thực phẩm như hạt tiêu đen, chè, cá… ra thế giới, trong đó có cả thị trường EU. Tuy nhiên, sản phẩm VN trên thế giới vẫn chưa được đánh giá cao về chất lượng bởi phần lớn là xuất mặt hàng thô, chưa được tinh chế sâu và chỉ cạnh tranh về giá.
“Chính vì lý do này, thị trường VN vẫn bị EU nhìn nhận kém về chất lượng, giá trị gia tăng thấp. Chưa kể, vấn đề ATVSTP ở VN hiện nay rất nhức nhối với tình trạng sử dụng chất phụ gia, thuốc trừ sâu, kháng sinh, chất tẩy trắng… tràn lan. Đây là những rào cản trực tiếp ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu của VN trong thời gian tới” - bà Marieke khẳng định.
Áp dụng lộ trình dãn thuế
Tại buổi đối thoại, các DN EU đều công nhận VN là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu mặt hàng thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, các DN này cũng hy vọng sẽ được tạo điều kiện hơn nữa để gia nhập thị trường, đặc biệt là hệ thống thuế phí. Bởi theo một số DN, thuế giá trị gia tăng đối với các sản phẩm thực phẩm và đồ uống vẫn đang cao mặc dù đang được áp dụng thuế ưu đãi, dao động trong khoảng từ 20-40%.
Ông AuriMas Zaleckas - chuyên gia xuất khẩu Cty Greater China & Asia Pacific, MV Group - bày tỏ: “Thị trường VN nên áp dụng mức thuế thấp hơn không chỉ đối với đồ uống có cồn, mà còn cả với các sản phẩm thực phẩm và đồ uống nhập khẩu từ các nước bên ngoài VN”.
Về vấn đề này, ông Phạm Đình Thi - Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) - cho biết, bắt đầu từ năm 2016, Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định thương mại tự do giữa VN-EU và các thị trường khác cũng dần có hiệu lực. Theo các cam kết của VN khi tham gia đối với thuế xuất nhập khẩu (XNK), nhóm thực phẩm và đồ uống cũng nằm trong danh mục biểu thuế XNK ưu đãi.
Theo đó, tầm trung của biểu thuế này là các mặt hàng bằng mức trần cam kết của WTO là từ 10-40%. Tuy nhiên, đối với những mặt hàng thiết yếu VN chưa sản xuất được, không phải là thế mạnh của VN hoặc là nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất thì sẽ được áp dụng mức thuế thấp hơn so với cam kết WTO.
Thu hồi giấy phép hoạt động của Ngân hàng liên doanh VID Public Bank
Ngân hàng liên doanh VID Public Bank có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng liên doanh VID Public Bank cho Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam kể từ ngày 01/04/2016
Cụ thể, ngày 24/3/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 404/QĐ-NHNN về việc thu hồi Giấy phép hoạt động của Ngân hàng liên doanh VID Public Bank.
Theo đó, NHNN thu hồi Giấy phép hoạt động ngân hàng liên doanh số 01/NH-GP ngày 25/3/1992 do Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng liên doanh VID Public Bank.
Ngân hàng liên doanh VID Public Bank có trách nhiệm chuyển giao toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của Ngân hàng liên doanh VID Public Bank cho Ngân hàng TNHH MTV Public Việt Nam kể từ ngày 01/04/2016; Đồng thời, tiến hành các thủ tục để chấm dứt hoạt động (hoàn trả Giấy phép, Giấy đăng ký kinh doanh…) theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quyết định số 404/QĐ-NHNN có hiệu lực kể từ ngày 01/04/2016.
Trước đó, ngày 23/3/2015, NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc việc PBB được nhận toàn bộ phần vốn góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tại Ngân hàng liên doanh VID Public và tiến hành các thủ tục để chuyển đổi ngân hàng này thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam của PBB.
Được biết, Ngân hàng VID Public Bank được thành lập ngày 30/9/1991 với tỷ lệ vốn góp 50:50 giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với ngân hàng Public Bank Berhad (Malaysia).
Ngân hàng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/1992 đến nay, sau 3 lần tăng vốn, VID Public Bank có 62,5 triệu USD vốn điều lệ.
Sau hơn 20 năm hoạt động, ngày 15/7/2014, BIDV đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp (50%) của BIDV tại Ngân hàng liên doanh VID Public cho Ngân hàng Public Bank Berhad của Malaysia.
Foxconn chốt thương vụ thâu tóm Sharp vào 31/3
Hai công ty sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng vào ngày 31/3 tới, ngay sau khi họ tổ chức các cuộc họp trong hội đồng quản trị để chấp thuận cho vụ mua bán diễn ra.
Theo nguồn tin mới đây từ trang Reuters, thương vụ giữa Foxconn vàSharp có thẻ sẽ sớm kết thúc ngay trong ít ngày tới. Cụ thể, trang tin này cho biết, hai công ty sẽ đi đến thỏa thuận cuối cùng vào ngày 31/3, một ngày sau khi họ tổ chức các cuộc gặp trong hội đồng quản trị nhằm chấp thuận để thương vụ này diễn ra.
Sharp có thể sẽ phần nào thất vọng với số tiền mà họ có được. Theo các nguồn tin, Foxconn đã cắt giảm khoảng 884 triệu USD trong số tiền họ dự tính bỏ ra để mua cổ phần của Sharp. Lý do là bởi công ty Trung Quốc hồi tháng trước phát hiện ra Sharp có những khoản nợ tiềm tàng. Hiện tại chưa có bên nào đưa ra bình luận gì về thông tin này, tuy nhiên, chúng ta cũng sẽ không phải chờ đợi lâu để biết được sự thật cuối cùng.
Nếu Foxconn thâu tóm thành công công ty Nhật Bản này, đây có thể sẽ tạo nên những thay đổi lớn trong ngành công nghiệp công nghệ. Foxconn có cơ hội để tự sản xuất ra các sản phẩm dành cho thị trường người dùng dưới chính thương hiệu của mình - tránh được cái tiếng chỉ là kẻ làm công, lắp ráp linh kiện cho Apple.
Mua Sharp sẽ giúp hãng sở hữu cho mình một công ty sản xuất màn hình; và như vậy, công ty này sẽ có thể tự mình gia công, lắp ráp cho các sản phẩm dưới thương hiệu Foxconn. Một thay đổi khác liên quan tới Apple cũng có thể xảy ra: Apple sẽ chuyển qua đặt hàng màn hình Oled cho iPhone từ Sharp (phiên bản iPhone 2018 được đồn sẽ dùng màn hình Oled), thay vì mua linh kiện từ các đối thủ Samsung, LG - hai công ty đang sở hữu công nghệ Oled tiên tiến nhất hiện nay.
Không dễ đánh tráo lãi suất
Không dễ đánh tráo lãi suất, đảo vốn giữa USD với VND để kiếm lời...
Sau thời gian đầu thực hiện cơ chế trần lãi suất tiền gửi USD 0%/năm, thị trường bắt đầu nhìn về một hướng có thể gọi là đánh tráo lãi suất giữa hai đồng tiền để kiếm lời.
Thông tin phản ánh gần đây cho biết, một số người dân tính toán dùng nguồn vốn USD, gửi ngân hàng lãi suất 0%/năm để lấy sổ, dùng sổ đó cầm cố vay VND lãi suất chỉ khoảng 6-7%/năm, dùng tiếp nguồn VND đó đi gửi ngân hàng khác với lãi suất 8%/năm.
Qua cách đánh tráo trên, chung cuộc, người gửi ngoại tệ vừa có được chênh lãi suất từ 1-2%/năm, vừa chờ đợi để có được mức tăng của tỷ giá. Một cách làm được cho là lợi.
Không dễ
Phía đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng đã nhìn nhận cách làm trên như một hiện tượng, và cho biết sẽ theo dõi chặt chẽ để xử lý phù hợp, hạn chế tình trạng vốn chạy lòng vòng trong hệ thống và góp phần tạo tín dụng ảo.
Tuy nhiên, đánh tráo lãi suất và đảo vốn như trên là không dễ, đặc biệt là rất hạn chế về đối tượng. Điều này được khẳng định từ thực tế lãi suất huy động và cho vay hiện nay, cùng yêu cầu cơ bản trong cân đối kỳ hạn đối với người gửi tiền khi quay vòng vốn.
Trước hết, việc thế chấp sổ tiền gửi USD vay VND với lãi suất mềm 6-7%/năm rất hạn chế về kỳ hạn. Các ngân hàng chủ yếu chỉ áp lãi suất cho vay thấp đó đối với các khoản vay ngắn hạn 1-6 tháng, ưu tiên cho các doanh nghiệp thực sự tốt để bổ sung vốn lưu động. Các khoản vay trung và dài hạn VND có lãi suất mềm hiện phổ biến đã là 8-9%/năm.
Trong khi đó, dùng số tiền VND vay được đó gửi ở ngân hàng khác, để có lãi suất 8%/năm, với thực tế huy động hiện nay, phải gửi ở các kỳ hạn dài, thậm chí rất dài với 36 tháng trở lên (cùng điều kiện quy mô tiền gửi phải hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng).
Với hai điểm đối lập trên, khoảng trống kỳ hạn là rủi ro khó thực hiện để đánh tráo lãi suất và đảo vốn như vậy.
Người gửi USD lấy sổ cầm cố vay VND kỳ hạn ngắn (để được vay lãi suất thấp 6-7%/năm), gửi lại VND phải ở kỳ hạn dài để được lãi suất 8%/năm. Khi khoản vay VND đáo hạn trước, khoản gửi VND ở ngân hàng khác kỳ hạn dài và không được rút trước hạn, rủi ro thanh khoản xẩy ra đối với người gửi tiền.
Người gửi có thể dùng sổ tiền gửi VND kỳ hạn dài đó cầm cố để tạo tiếp một khoản vay mới (với yêu cầu vẫn phải vay được lãi suất thấp hơn 8%), tạo một vòng quay mới lấy vốn đắp đổi cho khoản vay đáo hạn kia. Quản lý những vòng quay này không dễ. Trong khi đây là một sự luẩn quẩn gây ảo vốn và tín dụng trong hệ thống.
Dành thời gian làm việc khác
Mặt khác, có một yếu tố nữa cũng cần xem xét về giá trị chuyển tiếp. Khi cầm cố sổ tiền gửi USD, ngân hàng sẽ áp hạn mức cho vay là bao nhiêu, có được 100% giá trị VND quy đổi hay không. Thông thường, ngân hàng có thể áp hạn mức thấp hơn do dự phòng rủi ro tỷ giá đi xuống, dự phòng giá trị cầm cố sụt giảm (thực tế vẫn có diễn biến tỷ giá giảm trong thời gian qua).
Trong trường hợp ngân hàng áp hạn mức cho vay thấp hơn 100%, cơ sở số dư tiền gửi VND chuyển tiếp để gửi lấy lãi suất 8%/năm đã hao hụt, mức độ kiếm lời không còn nguyên vẹn như cách tính toán khá đơn giản về chênh lệch lãi suất nói trên.
Với những nhà đầu tư và buôn tiền chuyên nghiệp, điểm ngắm của họ là tỷ lệ phần trăm kiếm được trong một khoảng thời gian xác định, chứ không phải “thích” nắm USD hay VND.
Theo hướng đó, giả sử người gửi tiền làm được cách đánh tráo lãi suất và đảo vốn nói trên, dù rất khó, họ thu được tối đa 2%/năm chênh lệch lãi suất, cộng với “chờ đợi” tỷ giá tăng. Dự đoán mức tăng tỷ giá USD/VND năm nay tập trung ở quanh 4-5%/năm. Kỳ vọng của việc nắm giữ USD với cách làm đó có thể đạt tổng 7%/năm.
Còn nếu chuyển đổi sang VND và gửi tiết kiệm nắm ngay được 8%/năm (theo mức lãi suất của cách đánh tráo trên), đơn giản, dễ dàng và dành thời gian để làm việc khác, thay vì tìm cách đi đánh tráo lãi suất và đảo vốn, cùng với việc quản lý các vòng quay và cân đối kỳ hạn thực tế không hề dễ như trên.
Hết thời lạm phát thấp?
Nhiều dấu hiệu liên quan đến giá cả hàng hóa trong nước và thế giới… đang cho thấy khả năng lạm phát bước vào một giai đoạn tăng mới. Việc cần làm ngay từ bây giờ là phải theo dõi sát sao để tránh lạm phát "bùng lên" gây bất ổn vĩ mô như đã từng diễn ra.
Xu hướng tăng giá là chủ đạo
Sau những đánh giá trái chiều về việc lạm phát ở mức rất thấp trong năm 2015 (chỉ đạt 0,63%, thấp nhất 14 năm), những tháng đầu năm 2016 giá cả thị trường đang cho thấy một xu hướng khác.
“Bất động” trong tháng 1-2016, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 (CPI) bỗng tăng 0,42%, cao nhất trong 2 năm trở lại đây. So sánh mức tăng này với CPI các tháng đầu năm 2015, có thể thấy mức tăng CPI tháng 2-2016 đã tăng gần bằng mức tăng CPI của 6 tháng năm 2015 và bằng hơn một nửa so với mức tăng CPI của cả năm 2015. Tết Nguyên đán được cho là một trong những nhân tố tác động đến mức tăng chỉ số giá này. Song, đến tháng 3, nhiều dấu hiệu cho thấy chỉ số giá của tháng này có thể tiếp tục tăng. Đáng chú ý nhất là biến động mạnh của giá hàng hóa thế giới. Xu hướng giá chủ đạo là tăng, trải dài từ nhóm năng lượng (dầu, khí đốt), tới nhóm nông sản (điển hình là đường, cao su, thịt gia súc), và đặc biệt là nhóm kim loại (nickel, thiếc, thép xây dựng, đồng, kẽm…).
Chưa có con số và mức tăng cụ thể nhưng qua trao đổi với đại diện Vụ Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) vị này cho biết, CPI tháng 3 tăng là chắc chắn.
Theo nhận định của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tháng 3-2016 một số loại hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý giá được điều chỉnh tăng theo lộ trình như giá dịch vụ khám chữa bệnh, dịch vụ giáo dục... sẽ tác động lên mặt bằng giá.
Đáng chú ý, giá xăng dầu, gas thế giới từ đầu tháng 3 đến nay đã biến động theo hướng tăng mạnh, nhất là trong những ngày gần đây. Điều này đã khiến liên Bộ Tài chính – Công Thương ngày 21-3 phải tăng giá mặt hàng xăng dầu lần đầu tiên sau 5 tháng liên tục không tăng (tăng 670 đồng/lít xăng và 290 đồng/lít dầu). Cần lưu ý thêm, nếu không có việc xả mạnh quỹ bình ổn và thay đổi cách tính giá cơ sở xăng dầu, mức tăng có thể lên tới 1.700 đồng/lít xăng. Song việc giá xăng tăng 670 đồng/lít và diesel tăng 290 đồng/lít chắc chắn cũng đủ ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng trong nước thời gian tới, trước hết là giá cước vận tải.
Đại diện Hiệp hội doanh nghiệp vận tải Việt Nam cho hay: “Nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng thì chúng tôi sẽ phải tăng giá cước”.
Việt Nam bắt đầu đối diện lạm phát cao
Bộ phận phân tích của Ngân hàng HSBC dự báo, lạm phát năm 2016 sẽ tăng nhanh lên mức 5,2% vào cuối năm nay, chạm mức trần mục tiêu do Chính phủ đề ra. Như vậy, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ chuyển sang áp dụng các biện pháp thắt chặt chính sách tiền tệ trong nửa sau của năm nay và lãi suất sẽ tăng 50 điểm trong quý III-2016.
Tại hội thảo "Trao đổi về tình hình kinh tế, thương mại toàn cầu, các Hiệp định thương mại tự do và triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2016" diễn ra giữa tuần qua, bà Izumi Devalier, chuyên gia kinh tế HSBC Hồng Kông cho rằng: Lạm phát của Việt Nam đã dịu lại nhưng tình trạng ổn định sẽ không kéo dài mãi. Tăng trưởng nhanh của tiêu dùng nội địa sẽ làm tăng áp lực của lạm phát và có thể có lạm phát kép quay trở lại. Do đó, trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước cần thắt thặt chính sách tiền tệ.
Báo cáo tháng 3-2016 của Tạp chí The Economist về tình hình Việt Nam cũng đã đưa ra nhận xét: Áp lực lạm phát ở Việt Nam vẫn ẩn chứa trong năm nay. Giá cả sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn một chút. Áp lực lạm phát từ phía cầu cũng sẽ mạnh hơn.
Dù vậy, Economist cho rằng mức tăng của lạm phát từ nay đến 2018 sẽ ở mức độ vừa phải, chứ không tăng “sốc” như giai đoạn 2011-2015. Economist cũng dự báo rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ có động thái để lạm phát không tăng đột biến bằng chính sách thắt chặt tiền tệ thực hiện từ năm 2017 và 2018.
Những diễn biến của giá cả trong 3 tháng đầu năm 2016 đúng như những gì Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) đã dự báo từ đầu năm. Nhận định về năm 2016, VEPR từng cho rằng lạm phát 2016 có thể đứng trước những biến động mạnh hơn. Trước hết là do giá năng lượng và nhiều loại hàng hóa đã ở mức thấp kỷ lục và có khả năng sẽ đi ngang hoặc tăng nhẹ. Thứ hai, hiện tượng thời tiết El Nino đang tác động bất lợi đến nguồn cung gạo, có thể khiến giá cao hơn trong năm 2016. Đáng chú ý, quyền số của nhóm hàng lương thực sẽ được điều chỉnh giảm giai đoạn 2016-2020 dù vẫn giữ một tỷ trọng cao. Thứ ba, khả năng tăng giá các nhóm hàng do Nhà nước quản lý bao gồm điện, dịch vụ y tế và giáo dục trong năm 2016 là lớn. Thứ tư, tốc độ tăng cung tiền vượt xa GDP danh nghĩa đang tích lũy những rủi ro gây bất ổn về giá.
Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cũng khẳng định: Lạm phát có khả năng sẽ quay trở lại… do thời điểm lạm phát thấp qua rồi và các yếu tố làm cho lạm phát giảm sẽ không còn.
Phát biểu trên nhiều diễn đàn từ cuối năm 2015 đến nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng luôn nhắc lại quan điểm “không thể chủ quan với lạm phát”. Theo các chuyên gia, lời nhắc nhở ấy của Thủ tướng là hoàn toàn hợp lý với một nền kinh tế “nhạy cảm” với lạm phát như Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, trong báo cáo kinh tế 2015 và triển vọng 2016 gửi đến Quốc hội mới đây, một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chính phủ đã đặt ra vẫn là phải điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý.