tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 28-03-2016

  • Cập nhật : 28/03/2016

Trung Quốc tiêu hủy 35 tấn chuối nhập từ Philippines

Tin công bố trên đài CCTV ngày 26-3 cho biết hải quan thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc đã tiêu hủy 34,78 tấn “chuối kém chất lượng” nhập khẩu từ Phillippines.

chuoi duoc cho co luong thuoc tru sau vuot qua muc cho phep bi nghien nat va lap bo - anh: gmanews

Chuối được cho có lượng thuốc trừ sâu vượt quá mức cho phép bị nghiền nát và lấp bỏ - Ảnh: Gmanews

Theo Gmanetwork, lý do tiêu hủy mà nhà cầm quyền Trung Quốc đưa ra trên đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV là lượng thuốc trừ sâu trong lô chuối đó đã vượt quá mức cho phép.

Lượng chuối bị tiêu hủy trị giá 33.000 USD đã bị nghiền nát và lấp bỏ ngày 25-3.

Thông tin công bố trên đài CCTV ngày 26-3 cho biết các mẫu xét nghiệm cho thấy lượng carbendazim (hóa chất diệt nấm trên rau củ quả) trong số chuối này đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép của Trung Quốc về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên thực phẩm.

CCTV cho biết Trung Quốc sẽ thông báo với Philippines về sự việc và kêu gọi nước này nên áp dụng các biện pháp quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm tốt hơn với các sản phẩm chuối xuất sang Trung Quốc.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ tư của Philippines sau Nhật Bản, Mỹ và Hong Kong. Những căng thẳng giữa hai nước gia tăng thời gian qua liên quan tới những tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông.

Philippines đã khởi kiện Trung Quốc về những tuyên bố chủ quyền vô lý của nước này ở Biển Đông lên tòa trọng tài quốc tế tại Hague. Dự kiến trong vài tháng tới tòa án quốc tế sẽ ra phán quyết về việc này.


Thái Lan nói không với vốn vay của Trung Quốc "vì lợi ích quốc gia"

Thái Lan nói không với vốn vay của Trung Quốc và cho biết họ muốn tránh sai lầm của các chính phủ tiền nhiệm.

anh minh hoa. (nguon: en.people.cn)

Ảnh minh họa. (Nguồn: en.people.cn)

Ngày 26/3, Chính phủ Thái Lan cho biết việc Thủ tướng Prayut Chan-ocha của nước này quyết định sẽ tự đầu tư thực hiện dự án đường sắt cao tốc từ thủ đô Bangkok lên tỉnh Nakhon Ratchasima thay vì vay vốn từ Trung Quốc là "vì lợi ích quốc gia."

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan, Thiếu tướng Sansern Kaewkamnerd nói: "Thủ tướng đã đưa ra quyết định trên cơ sở lợi ích quốc gia, vì hiện tại và tương lai."

Tuy nhiên, Thiếu tướng Sansern Kaewkamnerd nói rằng Bangkok vẫn thuê nhà thầu Trung Quốc được chính phủ nước này đảm bảo để thực hiện một phần trong dự án hợp tác đường sắt Trung-Thái đầy tham vọng.

Ông nói rằng phía Trung Quốc sẽ chuyển giao công nghệ và giúp Thái Lan đào tạo kỹ sư và nhân viên cho dự án này.

Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan cũng nói rằng Thủ tướng Prayut Chan-ocha và nội các muốn tránh sai lầm của các chính phủ tiền nhiệm.


Không cho Vinataba đăng ký nhãn hiệu và sản xuất thuốc JET, HERO

 Đó là kiến nghị Bộ Khoa học - công nghệ gửi Văn phòng Chính phủ sau khi Tổng công ty Thuốc lá VN (Vinataba) đề nghị hủy quyền nhãn hiệu của Công ty STTC (Indonesia) và tự sản xuất hai nhãn hiệu thuốc lá này tại VN.

Bộ Khoa học công nghệ cho biết từ tháng 7-2015, thông qua một công ty luật, Vinataba đã nộp đơn đề nghị chấm dứt hiệu lực của các giấy đăng ký nhãn hiệu bảo hộ cho JET và HERO (đã cấp cho Công ty STTC) do nhãn hiệu trên không được STTC sử dụng tại VN 5 năm liên tục mà không có lý do chính đáng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Bộ Công thương cho biết sẽ khó có khả năng Vinataba được đăng ký nhãn hiệu JET và HERO. Đồng nghĩa không có chuyện Vinataba tự sản xuất hai nhãn hiệu nổi tiếng này bởi chính Vinataba đã khẳng định chỉ sản xuất khi được các cấp thẩm quyền hủy bỏ bảo hộ với STTC và xác nhận quyền nhãn hiệu với JET và HERO cho Vinataba.

Lý do thứ hai, STTC đã không trung thực/có dụng ý xấu khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trong khi không có ý định sử dụng hợp pháp tại VN mà chỉ nhằm che giấu cho các sản phẩm thuốc lá được STTC nhập hoặc cho phép doanh nghiệp khác nhập một cách bất hợp pháp vào VN.

Sau khi phía STTC phản đối, Hội Luật gia cũng có văn bản gửi Thủ tướng không đồng tình với Vinataba, Bộ Khoa học - công nghệ nêu đã họp với Bộ Công thương, Tài chính, Tư pháp và nhận định việc nộp đơn đề nghị hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là bình thường.

Tuy nhiên, với trường hợp Vinataba, Bộ Khoa học - công nghệ cho rằng Vinataba đã không cung cấp được chứng cứ khẳng định STTC liên quan đến hoạt động buôn lậu ở VN, đồng thời hành vi buôn lậu cũng không phải căn cứ pháp lý để hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu JET, HERO của STTC.

Vinataba cũng không cung cấp được chứng cứ cho thấy STTC không sử dụng nhãn hiệu JET và HERO cho sản phẩm thuốc lá tại VN. Vì vậy Bộ Khoa học - nông nghệ nói “sẽ không chấp nhận đề nghị của Vinataba chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu của STTC”.


Chúng ta cần thay đổi cách nhìn về Nhật Bản

Phát biểu khai mạc hội thảo “Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực cho sự phát triển của ngành công nghiệp Việt Nam” - TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, nói rằng: Việt Nam cần thay đổi cách nhìn về Nhật Bản.
ts nguyen duc thanh phat bieu tai hoi thao ve nguon nhan luc cho nganh cong nghiep viet nam.

TS Nguyễn Đức Thành phát biểu tại hội thảo về nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp Việt Nam.

Hội thảo do Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách, ĐH Kinh tế thuộc ĐHQG Hà Nội tổ chức sáng 27-3.
Theo TS Thành, người vừa kết thúc nhiệm vụ trong nhóm tư vấn cho Chính phủ Việt Nam ngày 26-3, Việt Nam vẫn nhìn Nhật Bản như một nước cung cấp ODA là chính. “Chúng ta không nên có cách nhìn này nữa vì dù sao ODA vẫn là những đồng vay nợ. Phải nhìn nhận Nhật Bản như một đối tác, phải học hỏi thái độ, phong cách làm việc của người Nhật, cách người Nhật biến nước này thành một nền kinh tế trụ cột của thế giới” - TS Thành nói.
Trong giai đoạn mới, theo TS Thành, chúng ta phải hợp tác, học hỏi Nhật Bản để nâng cao năng suất lao động và cách thức quản trị để phát triển. Trong đó, những thực tập sinh của Việt Nam từ Nhật trở về sẽ trở thành một vốn quý cho các doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam, đồng thời là lực lượng lao động có tính chất kết nối giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Công sứ kinh tế của Đại sứ quán Nhật Bản Katsuro Nagai cho biết: Hiện có 1.500 DN Nhật tại Việt Nam, số DN sẽ đầu tư sang Việt Nam sẽ còn tăng lên. Việc di chuyển nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập đang là vấn đề đáng quan tâm.
“Trong những năm qua, lao động có kỹ năng của Việt Nam cử sang Nhật Bản đã tăng lên ba lần, thực tập sinh Việt Nam chắc chắn sang Nhật sẽ còn tăng lên nữa” - công sứ Nagai cho biết.
Theo ông Nagai, những thực tập sinh Việt Nam sang Nhật Bản khi về lại không có cơ hội sử dụng kỹ năng đã được học tập tại Nhật Bản. “Tôi luôn hy vọng họ có thể sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm ở Nhật Bản để đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam” - ông Nagai bày tỏ - “Làm sao để họ có thể sử dụng các kỹ năng, kinh nghiệm này, để họ làm việc, thành lập DN… đóng góp thiết thực cho Việt Nam?”.
Về phía chính phủ Nhật Bản, ông Nagai thông tin luôn mong ASEAN trở thành trung tâm nhân lực quan trọng của khu vực, đặc biệt là nhân lực công nghiệp. Do đó, chính phủ Nhật Bản có những chương trình đầu tư và hỗ trợ đào tạo nhân lực cho cả khu vực.

Nhà máy gần 1.900 tỷ đồng ở Dung Quất đóng cửa

Sản xuất thua lỗ, sản phẩm tiêu thụ chậm, Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung buộc phải đóng cửa, dừng hoạt động nhà máy Bio Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) năm qua.

Tháng 9/2009, Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung khởi công xây dựng nhà máy Bio Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi) với tổng vốn gần 1.900 tỷ đồng.

Nhà máy có công suất thiết kế 100 triệu lít ethanol mỗi năm, đưa vào vận hành thương mại vào tháng 2/2012. Thế nhưng từ khi đưa vào hoạt động đến nay, nhà máy không phát huy hiệu quả, gây lãng phí lớn.

Ông Phạm Văn Vượng- Giám đốc Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung cho biết, Bio- Ethanol dùng phối trộn với xăng A92 tạo thành sản phẩm xăng E5 đưa ra thị trường tiêu thụ góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên do sản phẩm làm ra bán quá chậm, chi phí sản xuất lại lỗ nặng nên nhà máy buộc tạm dừng hoạt động từ tháng 4/2015.

Hiện tại cả nước mới chỉ có 8 địa phương tiêu thụ xăng E5 gồm Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, TP HCM, Hà Nội, Vũng Tàu và Cần Thơ. Trung bình mỗi tháng các tỉnh này chỉ tiêu thụ 2.000 m3 cồn nhiên liệu pha xăng A92 tạo thành xăng E5 (mới chỉ đạt 24% so với công suất thiết kế nhà máy Bio Ethanol). Trong khi đó, nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Tùng Lâm (Đồng Nai) có công suất 75.000 m3 mỗi năm thừa khả năng cung ứng sản phẩm cho thị trường các địa phương nói trên.

Vị giám đốc lý giải, nguyên nhân thua lỗ là do giá bán ethanol trên thị trường thấp hơn 2.000 đồng mỗi lít so với giá thành sản xuất. Nhà máy hoạt động cầm chừng dẫn đến chi phí tiêu hao nguyên liệu càng tăng. So sánh giữa giá thành sản xuất và giá bán mỗi lít ethanol ra thị trường hiện nay chênh lệch khá lớn.

Nhà máy ngừng hoạt động, doanh nghiệp này đành "động viên" 128 kỹ sư, công nhân nghỉ chờ việc không hưởng lương từ giữa tháng 3/2016. 50 nhân sự được giữ lại để bảo quản, thanh quyết toán công trình tiêu tốn tiền bảo dưỡng, lương và bảo hiểm 2 tỷ đồng mỗi tháng. Ngoài ra, Công ty CP Nhiên liệu sinh học Dầu khí miền Trung đã ký hợp đồng với Công ty TNHH lọc - hóa dầu Bình Sơn cung ứng 38 kỹ sư, công nhân làm việc tại nhà máy lọc dầu Dung Quất để "giữ chân bộ máy khung"(phòng khi nhà máy hoạt động lại thì trở về làm việc).

bon be chua nha may bio ethanol dung quat. anh: minh hoang.

Bồn bể chứa nhà máy Bio Ethanol Dung Quất. Ảnh: Minh Hoàng.

Trước tình cảnh bỗng dưng thất nghiệp, 128 kỹ sư, công nhân nhà máy Bio Ethanol Dung Quất phải loay hoay tìm việc làm mới tìm kế sinh nhai cho gia đình.

"Nhà máy ngừng hoạt động, anh em nào may mắn thì xin vào làm một số cơ quan Nhà nước. Số còn lại xin vào làm các công ty tư nhân, công trình xây dựng mưu sinh", anh Dũng- một kỹ sư từng làm việc ở nhà máy này buồn bã nói.

Đến cuối tháng 3/2016, nhà máy Bio Ethanol Dung Quất vẫn chưa có kế hoạch chạy lại, còn trong tình trạng thấp thỏm ngóng chờ thị trường, hỗ trợ cơ chế chính sách.

Trước tình hình khó khăn của nhà máy Bio Ethanol Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu doanh nghiệp khẩn trương báo cáo, chủ động lấy ý kiến các cơ quan chức năng. Công ty CP Nhiên liệu Sinh học Dầu khí miền Trung cần tập trung tham mưu cho tỉnh với bốn nội dung về cơ chế thuế, việc tiếp tục cho vay vốn, khoanh nợ, giãn nợ, tái cơ cấu và các cơ chế tài chính khác (khấu hao, trợ giá...) để kiến nghị Thủ tướng xem xét, giải quyết.

Đầu năm 2015, Hiệp hội Nhiên liệu sinh học Việt Nam từng gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng, tháo gỡ khó khăn cho cho ngành sản xuất nhiên liệu sinh học.

Theo đó, Hiệp hội này lý giải, do lượng tiêu thụ chỉ chiếm vài phần trăm so với công suất nên hầu hết các nhà máy sản xuất nhiên liệu đều ngừng hoạt động. Mặt khác, do giá xăng dầu giảm mạnh nên giá ethanol chỉ vào khoảng 14.000 đồng mỗi lít, thấp hơn chi phí nguyên, nhiên liệu khiến doanh nghiệp thua lỗ nặng nề.

Hiệp hội mong Chính phủ xem xét, để giải cứu ngành sản xuất nhiên liệu sinh học bên bờ phá sản; tránh vỡ Đề án đã đầu tư hàng trăm triệu USD, giúp hàng triệu nông dân trồng sắn tránh lệ thuộc vào thương lái Trung Quốc…


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-03-2016

    Xuất khẩu thủy sản hai tháng đầu năm đạt gần 1 tỉ USD
    Thị trường USD trước lệnh cấm cho vay ngoại tệ
    Indonesia áp thuế thêm 5 năm với thép Việt
    Cơ chế nhập khẩu đường sắp được “chuẩn y”
    Các ngân hàng đồng loạt bơm vốn cho nông dân

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-03-2016

    Sharp sẽ về tay Foxconn với giá 4,3 tỷ USD vào tuần tới
    Thủ tướng quyết định thành lập Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội
    Doanh nghiệp bia lo bị đối xử bất bình đẳng
    Thép Pomina bị tố nhập phôi, sản xuất cầm chừng
    Hoàn thiện quy định quản lý ngoại hối

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-2016

    Chi thêm 6 tỷ USD gom mua, dự trữ vàng của Nga lên hơn 381 tỷ USD
    Hãng hàng không mới Vietstar Airlines thuộc Bộ Quốc phòng
    Trung Quốc tăng 0,46% tỷ giá nhân dân tệ qua 3 phiên liên tiếp
    Italy thiệt hại 3,6 tỷ euro vì lệnh cấm vận Nga
    Đề nghị cơ cấu nợ cho doanh nghiệp trồng cao su tại Lào

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-03-2016

    2 vạn doanh nghiệp đóng cửa, bội chi ngân sách 45.000 tỷ đồng
    Giá hạt điều đang ở mức cao nhất trong 10 năm
    Ba tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ
    Sản lượng lúa Mùa và Đông Xuân tại Kiên Giang giảm 241.000 tấn
    Ngành tôm điêu đứng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-03-2016

    Miễn thuế xe Nga, vẫn không có ô tô con giá rẻ
    Nước ASEAN nào rót tiền vào Việt Nam nhiều nhất 2015?
    Việt Nam sẽ trở thành thị trường của ô tô Thái Lan?
    Viettel cuối cùng cũng nhận giấy phép viễn thông tại Myanmar
    Nhà thầu Trung Quốc: Nên hay không?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-03-2016

    Ngành thực phẩm và đồ uống đón làn sóng “ngoại”
    Thu hồi giấy phép hoạt động của Ngân hàng liên doanh VID Public Bank
    Foxconn chốt thương vụ thâu tóm Sharp vào 31/3
    Không dễ đánh tráo lãi suất
    Hết thời lạm phát thấp?

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-03-2016

    Ngành than cần 18.000 tỷ đồng vốn mỗi năm
    Nối dài danh sách ngân hàng M&A
    Cảng Thọ Quang, Đà Nẵng: Dự án hạ tầng hàng hải đầu tiên đầu tư theo hình thức PPP
    Thành lập Hội đồng nước châu Á
    Nhà nước phải để doanh nghiệp đứng lên vai

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-03-2016

    Độc quyền đẩy giá thuốc quá cao
    "Quan hệ thân hữu” khiến doanh nghiệp kém phát triển
    Ngành tôm điêu đứng
    Viettel được mở mạng di động tại Myanmar
    ​Việt Nam đầu tư sang Lào 4,9 tỷ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-03-2016

    IMF: Kinh tế cần cả giá dầu và lãi suất
    Singapore: Dùng ngân sách hợp lý, tránh các gói kích thích lớn
    Trung Quốc mời “anh em” Đông Nam Á vay 11,5 tỷ USD
    Miễn tiền thuê đất 50 năm cho dự án 6.750 tỷ của Samsung
    Nhà đầu tư Dubai tái khởi động dự án 550 triệu USD ở Hạ Long sau 9 năm trì hoãn

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-03-2016

    Microsoft bất ngờ chen chân vào thương vụ Yahoo bán mình giá 10 tỷ USD
    Chỉ một thương vụ BigC Thái Lan đã gần bằng tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2015
    Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp chưa hiệu quả
    Sau Nga, ô tô Belarus cũng sẽ hưởng thuế suất 0% khi về Việt Nam
    Nhật Bản vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm