ADB: Kinh tế Việt Nam duy trì sự ổn định
Giảm thiểu tác động môi trường tới DN đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bảo Việt: Lợi nhuận trước thuế đạt 1.469 tỷ đồng
ADB dự kiến cắt giảm ưu đãi ODA cho Việt Nam từ năm 2019
Vốn từ quỹ ngoại sẽ chảy mạnh vào khu vực tư nhân
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-03-2016
- Cập nhật : 29/03/2016
Sharp sẽ về tay Foxconn với giá 4,3 tỷ USD vào tuần tới
Hai công ty sẽ tổ chức cuộc họp hội đồng quản trị vào ngày 30/3 để phê duyệt thỏa thuận và chính thức ký hợp đồng vào ngày 31/3. Thông tin được dẫn từ hai nguồn tin giấu tên tiết lộ với Reuters.
Bản thân phát ngôn viên của Sharp đã từ chối bình luận, trong khi các quan chức của Foxconn không đưa ra lời bình luận.
Ban đầu, Foxconn lên kế hoạch chi cho thương vụ mua lại Sharp với giá 5,3 tỷ USD, tuy nhiên hãng đã cắt giảm số tiền này xuống còn 4,3 tỷ USD do những khoản nợ mà công ty Nhật Bản đang hứng chịu.
Thỏa thuận này sẽ là thương vụ lớn nhất mà một công ty nước ngoài mua lại một công ty công nghệ của Nhật Bản. Trước khi chấp nhận bán mình cho Foxconn, Sharp đã từ chối lời đề nghị đến từ một quỹ có sự hậu thuẫn của chính phủ.
Điều này sẽ củng cố vị trí của Foxconn là nhà sản xuất hợp đồng chính của Apple, nhưng cũng cung cấp cho Sharp một quỹ để hãng bắt đầu sản xuất hàng loạt công nghệ màn hình OLED vào năm 2018, khoảng thời gian mà Apple sẽ áp dụng cho iPhone mới của mình
Thủ tướng quyết định thành lập Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội
Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội được thành lập theo mô hình doanh nghiệp và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp do Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hanel làm chủ đầu tư.
Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội có các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của khu công nghệ thông tin tập trung quy định tại Điều 4 Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 8/11/2013 của Chính phủ quy định về khu công nghệ thông tin tập trung.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội được hưởng các chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ thông tin tập trung quy định tại Nghị định số 154/2013/NĐ-CP và được hưởng các chính sách ưu đãi khác áp dụng đối với khu công nghệ thông tin tập trung theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước (của Trung ương và địa phương) hỗ trợ đầu tư, xây dựng hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội theo quy định của pháp luật, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghệ thông tin tập trung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; được vay vốn tín dụng đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam để đầu tư, xây dựng hạ tầng Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội theo quy định của pháp luật.
Nghị định số 154/2013/NĐ-CP quy định chủ đầu tư xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung được Nhà nước hỗ trợ đầu tư cung cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu (đường giao thông, điện, nước sạch, tiêu thoát nước và các hạ tầng khác), tổ chức hệ thống giao thông vận chuyển hành khách công cộng đến khu công nghệ thông tin tập trung; hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng khu công nghệ thông tin tập trung; được giảm 50% tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp ngân sách nhà nước tùy theo hình thức lựa chọn giao đất hoặc thuê đất...
Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại khu công nghệ thông tin tập trung được lựa chọn hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thuê đất hoặc thuê lại đất đã xây dựng cơ sở hạ tầng theo quy định của pháp luật về đất đai; được áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo đối với thu nhập doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới tại khu công nghệ thông tin tập trung...
Doanh nghiệp bia lo bị đối xử bất bình đẳng
Doanh nghiệp than trời
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, Nghị định 108 và Thông tư 195 đưa ra những quy định mới chưa được quy định trong Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt, làm tăng hơn nữa chi phí thuế của doanh nghiệp.
Cụ thể, Nghị định 108 và Thông tư 195 đưa ra khái niệm cơ sở kinh doanh thương mại có quan hệ công ty mẹ - công ty con hoặc công ty con trong cùng công ty mẹ vô hình trung tạo ra một sự đối xử bất bình đẳng giữa các công ty, khiến các công ty thương mại này kém cạnh tranh hơn so với các công ty thương mại độc lập khác, trong khi việc thành lập các công ty thương mại trong một tập đoàn hiện nay đang là xu hướng khá phổ biến trên thế giới nhằm tăng tính chuyên môn quá và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nếu áp dụng quy định mới về thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng hơn nữa chi phí của doanh nghiệp sản xuất bia, nước giải khát.
Theo các chuyên gia, khi ban hành Nghị định 108 và Thông tư 195, mục tiêu ban đầu của Bộ Tài chính có vẻ là để giải quyết vấn đề liên quan đến việc có doanh nghiệp thời gian gần đây đã lập ra nhiều cấp độ công ty thương mại, việc làm này tiềm ẩn sự không minh bạch trong hoạt động kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chính những quy định mới được nêu ra trong Nghị định 108 và Thông tư 195 không những không giải quyết được vấn đề nêu trên, mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp làm ăn chân chính khác cũng như toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh bia.
Tại Hội nghị do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, các doanh nghiệp bia rượu, nước giải khát cũng thẳng thắn cho hay, quy định mới sẽ khiến mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao lên, không đảm bảo được tính ổn định trong tăng trưởng nguồn thu ngân sách Nhà nước, làm tăng hơn nữa chi phí của doanh nghiệp trong lúc các doanh nghiệp sản xuất đang phải điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với việc gia tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt như được quy định trong Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
Trên thực tế, Nghị định 108 và Thông tư 195 đều được ban hành vào cuối năm 2015, quá gần thời điểm có hiệu lực là ngày 1/1/2016, do đó sẽ là một gánh nặng và thậm chí doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp thời với thay đổi lớn như thế này.
Bình luận vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật Basico cho biết, việc Nghị định và Thông tư “vênh” với Luật cần được sửa sai ngay, không thể hợp thức hoá bằng cách đưa Luật mới vì Luật cũ đã rõ ràng và có lộ trình cụ thể.
“Không thể tận thu doanh nghiệp, ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài. Luật là cam kết cao nhất của Nhà nước với nhàđầu tư, căn cứ vào đây, doanh nghiệp tính toán quyết định đầu tư hay không và mức đầu tư bao nhiêu, do đó không thể “đánh bẫy”, làm mất niềm tin của doanh nghiệp”, ông Đức nhấn mạnh.
Bộ cũng thấy bất cập
Liên quan đến Nghị định 108 và Thông tư 195 của Bộ Tài Chính ban hành “vênh” với Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt hiện hành, các tổ chức đại diện cho doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt như VBA, VCCI, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cùng AmCham, EuroCham... đã đồng loạt lên tiếng trình bày những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp thành viên khi thực hiện những quy định này.
Tại cuộc đối thoại mới diễn ra giữa lãnh đạo Bộ Tài chính và VBF tại trụ sở Bộ ngày 18/3/2016, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng thừa nhận những khó khăn, bất cập của doanh nghiệp trong việc thực hiện Nghị định 108 và Thông tư 195 khi hai văn bản này được ban hành quá gấp đối với ngành đồ uống, nhất là khi vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự rõ ràng, khó thực thi và tạo thêm vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong việc tuân thủ.
VBF đã gửi kiến nghị đến Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy banKinh tế Quốc hội… đề xuất xem xét hoãn thi hành các văn bản trên nhằm giúp doanh nghiệp có đủ thời gian cần thiết để thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh và thích ứng với những thay đổi chính sách thuế.
VBF cũng chỉ ra rằng, các thay đổi về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành một cách đột ngột khiến các ngành chịu ảnh hưởng không kịp thích ứng khi văn bản được ban hành vào cuối tháng 10/2015 nhưng lại có hiệu lực vào 1/1/2016.
Còn ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI) cũng cho biết, các cơ quan nhà nước nên lưu tâm tới thông lệ chung của luật pháp quốc tế để có quy trình ban hành và quy định thực thi văn bản phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
“Việc ban hành văn bản phải có thời gian và lộ trình thay đổi phù hợp với điều kiện thực tế, tránh đưa ra quá gấp sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí khiến doanh nghiệp phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ lớn và ngừng hoạt động”, ông Tuấn nói.
Trong quá khứ chưa xa, ngành bia cũng từng đối mặt với quy định bắt buộc sản phẩm bia phải dán tem từng chai trước khi đưa ra thị trường. Điều này đã tạo ra những tranh luận sôi nổi giữa các bên bởi các chuyên gia và nhà sản xuất cho rằng, dán tem bia là không cần thiết, gây lãng phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Cuối cùng, ý định dán tem để Quản lý sản xuất kinh doanh bia đã rơi dần vào quên lãng do không hiện thực.
Thép Pomina bị tố nhập phôi, sản xuất cầm chừng
Theo tiết lộ của các doanh nghiệp trong ngành, tuy danh nghĩa là nhà sản xuất phôi, nhưng POM lại có chung quyền lợi với các công ty thép không có lò luyện phôi và các công ty thương mại, bởi POM cũng chủ yếu nhập khẩu phôi về cán, chỉ sản xuất cầm chừng.
Dẫn số liệu từ hải quan, một nguồn tin cho biết, năm 2015, POM nhập khẩu khoảng 400.000 tấn phôi thép giá rẻ từ Trung Quốc và mua hơn 100.000 tấn phôi của các công ty thương mại khác về để cán thép. Như vậy, với tổng sản lượng thép dài tiêu thụ là 800.000 tấn, POM chỉ tự sản xuất 300.000 tấn, tương đương 20% công suất của nhà máy phôi, còn lại là sử dụng phôi nhập khẩu để cán thép.
Ông Đỗ Duy Thái, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị POM cho biết, lý do phản đối áp thuế tự vệ phôi là vì với mức thuế 10% của phôi thép nhập khẩu (áp dụng trước ngày 23/3 - thời điểm quyết định áp thuế tự vệ thương mại có hiệu lực) thì đã đủ để phôi thép sản xuất trong nước cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về việc nhập khẩu phôi từ Trung Quốc, ông Thái không đề cập số lượng phôi nhập khẩu mà cho biết, các doanh nghiệp phía Nam, trong đó có POM, chỉ nhập khẩu phôi để cán thép xuất khẩu vì được hoàn thuế khi xuất, thuế bằng 0%. Nhưng một số doanh nghiệp trong ngành cho rằng, lý do khiến POM phản đối biện pháp tự vệ thương mại đối với phôi thép là do công ty này muốn tiếp tục tận dụng nguồn phôi giá rẻ từ Trung Quốc để hưởng lợi. Số liệu hải quan cho thấy, trong tháng 1/2016, Công ty cổ phần Thép Pomina 2 là một trong những doanh nghiệp nhập khẩu nhiều phôi nhất, với tổng sản lượng gần 29.924 tấn.
Nguyên nhân sâu xa khiến POM lựa chọn nhập khẩu phôi thay vì sản xuất là vì POM đầu tư công nghệ lò điện, so với công nghệ lò cao thì không cạnh tranh được về giá. Thực tế, chi phí luyện phôi theo công nghệ lò cao sử dụng nguyên liệu chính là quặng sắt, than cốc, thấp hơn chi phí luyện phôi lò điện, sử dụng nguyên liệu chính là thép phế liệu khoảng 5-7%.
Kết quả kinh doanh của POM mấy năm qua đã phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp này. Năm 2013, 2014, POM đều lỗ do giá nguyên liệu liên tục giảm. Đến quý II/2015, POM bắt đầu có lãi chút ít, cùng trùng với thời điểm lượng phôi thép nhập khẩu tăng đột biến. Ngoài ra, việc nhập phôi thép về cán, thủ tục gọn nhẹ, ít rủi ro hơn nhập phế liệu.
Theo một số doanh nghiệp trong ngành, POM là doanh nghiệp duy nhất có luyện phôi gửi đơn lên Chính phủ, phản đối áp thuế tự vệ thương mại với phôi thép, nhưng lại “ủng hộ thuế tự vệ đối với thép thành phẩm”. Rõ ràng, nếu phản đối áp thuế phôi vì lợi ích người tiêu dùng, thì việc áp thuế tự vệ đối với thép thành phẩm cũng sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng.
Việc trông chờ vào nguồn phôi giá rẻ từ Trung Quốc chỉ là cái lợi trước mắt, rất nguy hiểm nếu xét về lâu dài. Khi giá phôi thép Trung Quốc tăng thì các nhà sản xuất phôi trong nước trở tay không kịp, khi các lò luyện phôi dừng sản xuất, các thiết bị luyện kim sẽ hư hỏng và việc khôi phục sản xuất sau thời gian gián đoạn sẽ rất khó khăn, chưa kể nguồn lực tài chính của các nhà sản xuất đã bị triệt tiêu.
Chính phủ đã có Quyết định 55/2007/QĐ-TTg, coi ngành phôi thép là công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn, do trước thời điểm này, thị trường thép Việt Nam đã chịu nhiều bài học đắt giá vì phụ thuộc vào nguồn phôi thép nhập khẩu. Trong gần 10 năm qua, Việt Nam đã xây dựng được ngành luyện kim thượng nguồn, tự chủ được phôi thép.
Diễn biến giá thép tăng trong thời gian qua dưới tác động của việc tăng giá nguyên liệu sản xuất là một minh chứng rõ ràng. Dù giá quặng, giá than cốc, phế liệu, giá phôi đều tăng, nhưng nếu chỉ nhập phôi về cán thì giá thép xây dựng trong nước không thể cạnh tranh với giá thép dài nhập khẩu. Như vậy, nếu ngành sản xuất thép khép kín từ thượng nguồn không được bảo vệ, chỉ phát triển ngành thép gia công, thì về lâu dài, người tiêu dùng và nền kinh tế trong nước mới bị thiệt hại.
Hoàn thiện quy định quản lý ngoại hối
Theo Nghị định 135, nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài (khi nhà đầu tư đang làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài đó tại Việt Nam).
Trong khi đó, hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của tổ chức kinh tế được thực hiện theo hai phương thức: tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài và ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Việc đầu tư được thực hiện theo các hình thức trực tiếp mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác ở nước ngoài và đầu tư thông qua việc mua, bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán ở nước ngoài, ủy thác đầu tư cho các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài vào các công cụ đầu tư doNgân hàng Nhà nước (NHNN) quy định.
Các tổ chức được phép tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài bao gồm: (1) công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; (2) quỹ đầu tư chứng khoán thông qua công ty quản lý quỹ (sau đây gọi là quỹ đầu tư chứng khoán), công ty đầu tư chứng khoán; (3) doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm; (4) ngân hàng thương mại; (5) công ty tài chính tổng hợp; (6) Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước.
Trong số này, ngoại trừ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, các tổ chức còn lại phải đáp ứng một số điều kiện để được tự doanh đầu tư gián tiếp ra nước ngoài như có lãi trong 5 năm liên tục liền trước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước, có quy trình nội bộ...
Tổ chức kinh tế khác chỉ được đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hình thức ủy thác đầu tư cho công ty quản lý quỹ và ngân hàng thương mại. Đồng thời, tổ chức kinh tế phải đáp ứng một số điều kiện như có lãi trong 5 năm liên tục liền trước, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, không có nợ thuế đối với ngân sách nhà nước, có tài liệu chứng minh về nguồn ngoại tệ trên tài khoản để ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là ngoại tệ tự có... Trong khi đó, tổ chức nhận ủy thác cũng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký thực hiện hoạt động này và không được ủy thác lại cho bên thứ ba ở trong nước.
Đáng lưu ý, lượng vốn tự doanh và ủy thác đầu tư ra nước ngoài của các tổ chức quy định nêu trên hàng năm sẽ được NHNN phê duyệt trước. Hàng năm, chậm nhất ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt tổng hạn mức đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dựa trên đề xuất của NHNN căn cứ vào các yếu tố vĩ mô. Đồng thời, hàng năm, chậm nhất ngày 15/5, NHNN sẽ thực hiện xác nhận đăng ký hạn mức tự doanh cho tổ chức tự doanh và hạn mức nhận ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác dựa trên tổng hạn mức đầu tư gián tiếp của năm đó, quy mô vốn của tổ chức đầu tư, các tỷ lệ an toàn hoạt động...
Về nguồn vốn, Điều 10, Nghị định 135/2015/NĐ-CP cũng quy định: “Tổ chức tự doanh (trừ ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp) được sử dụng ngoại tệ tự có trên tài khoản và ngoại tệ mua từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cung ứng dịch vụ ngoại hối tại Việt Nam theo hạn mức tự doanh được NHNN xác nhận đăng ký để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Tổ chức ủy thác (trừ ngân hàng thương mại và công ty tài chính tổng hợp) chỉ được sử dụng ngoại tệ tự có trên tài khoản để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài thông qua hình thức ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác. Ngân hàng thương mại, công ty tài chính tổng hợp tự cân đối nguồn ngoại tệ để thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định về trạng thái ngoại tệ, các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Nhà đầu tư không được sử dụng nguồn vốn vay bằng đồng Việt Nam từ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để mua ngoại tệ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.
Nhà đầu tư không được sử dụng nguồn vốn vay ngoại tệ trong nước và nước ngoài để đầu tư gián tiếp ra nước ngoài”.
Chúng tôi cho rằng, dù còn nhiều quy định hạn chế phạm vi và quy mô đầu tư gián tiếp của cá nhân và tổ chức kinh tế, việc ban hành Nghị định 13 là tích cực vì tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức kinh tế đầu tư gián tiếp ra nước ngoài theo kênh chính thức, do đó có thể hạn chế các kênh đầu tư không chính thức, vốn được sử dụng rộng rãi. Điều này làm tăng hiệu quả quản lý nhà nước về ngoại hối, đồng thời giảm rủi ro pháp lý cho nhà đầu tư.