tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 27-03-2016

  • Cập nhật : 27/03/2016

Độc quyền đẩy giá thuốc quá cao

Thuốc điều trị viêm gan C giá nhập khẩu chỉ hơn 4,5 triệu đồng/hộp, trong khi người dân phải mua ở các nhà thuốc với giá 14 triệu đồng/hộp.

Dự án Luật Dược sửa đổi cần có quy định để hạn chế việc độc quyền giá thuốc, thuốc đến người mua phải qua nhiều tầng trung gian nên giá bị đẩy lên quá cao. Sáng 25-3, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) phát biểu trong phiên thảo luận hội trường về dự án Luật Dược sửa đổi.

Trị tận gốc tiêu cực trong kê đơn

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Dược sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho hay có ý kiến đề nghị quy định rõ về quyền phân phối trực tiếp của các hãng dược phẩm nước ngoài. Lý do là hiện nay các loại thuốc nhập khẩu muốn lưu thông ở Việt Nam phải qua các công ty trung gian, dẫn đến tình trạng đội giá thuốc nhập khẩu.

“Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ (UBTV) QH xin báo cáo: Quyền phân phối thuốc của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo Luật Thương mại cũng như các cam kết quốc tế và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Do vậy, dự thảo luật không bổ sung quy định về vấn đề này” - bà Mai nói.

Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cho rằng trong luật không có quy định nào về sự hạn chế, độc quyền nhập khẩu thuốc, dù đây là điều diễn ra trong thực tế. Việc độc quyền nhập khẩu thuốc và phân phối qua nhiều tầng nấc trung gian khiến giá thuốc bị đẩy lên quá cao.

“Tôi lấy ví dụ, thuốc điều trị viêm gan C giá nhập khẩu chỉ khoảng 200 USD/hộp (hơn 4,5 triệu đồng), trong khi người dân phải mua ở các nhà thuốc lớn với giá 14 triệu đồng/hộp. Thật là vô lý! Đề nghị phải rà soát, quy định chặt chẽ để không còn kẽ hở trong khâu nhập khẩu dẫn đến khan hiếm và nâng giá thuốc” - ông Cương nói.

benh nhan van con kho khan trong dieu tri khi gia thuoc van con qua cao. anh: htd

Bệnh nhân vẫn còn khó khăn trong điều trị khi giá thuốc vẫn còn quá cao. Ảnh: HTD

Trước đó, ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) đã đề nghị dự án luật cần bổ sung các biện pháp quản lý giá thuốc trên cơ sở phân tích nguyên nhân một số mặt hàng thuốc giá còn cao. Đặc biệt, phải hạn chế cho bằng được tình trạng độc quyền nâng giá, nhiều tầng lớp trung gian trong phân phối, tiêu cực trong kê đơn thuốc.

Bà Lan cũng đề nghị các bệnh viện nên áp dụng nhiều giải pháp, ngoài đấu thầu thì cần mở hướng về định suất với khung giá thuốc do Bộ Y tế hay BHYT đàm phán được. Về chuyên môn, các bệnh viện cần đồng loạt xây dựng phác đồ điều trị chuẩn, tránh lạm dụng thuốc, tăng vai trò của hội đồng thuốc và điều trị… Như vậy mới trị tận gốc được những tiêu cực trong kê đơn.

Mua phải thuốc giả, ai chịu trách nhiệm?

Liên quan đến vấn đề quản lý thuốc giả, thuốc sử dụng sai mục đích và tăng cường quản lý thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, ĐB Phạm Khánh Phong Lan đề nghị cần quy định rõ trách nhiệm bồi thường khi người dân mua nhầm thuốc giả, bởi hiện dự thảo luật chưa quy định vấn đề này.

“Ở Điều 7 quy định những hành vi bị nghiêm cấm, tôi đề nghị phải tách riêng vấn đề thuốc giả để thấy mức độ nghiêm trọng. Cần phải có chế tài, xử lý thật nghiêm, có khung hình phạt tới tử hình, bởi thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người dân chứ không chỉ gây thiệt hại kinh tế. Ngoài ra, trách nhiệm bồi thường sẽ được quy định như thế nào khi người bệnh sử dụng nhầm thuốc giả?” - bà Lan đặt vấn đề.

Bà Lan cũng đề nghị phải có chương riêng về quản lý thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Thực tế cho thấy hiện còn nhiều vấn đề bất cập trong quản lý, như quảng cáo nhập nhằng với thuốc, thuốc núp bóng thực phẩm chức năng...

Theo ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình), thực phẩm chức năng mà quảng cáo như thần dược, lại có sự hỗ trợ rất tích cực của nhiều chuyên gia y tế. Giá bán rất cao so với giá trị thực, đánh đúng vào tâm lý người dân là sản phẩm càng đắt thì càng công hiệu.

“Theo giải trình của UBTVQH, không cần thiết phải đưa thực phẩm chức năng vào phạm vi điều chỉnh vì đã có Luật An toàn thực phẩm. Nhưng xin thưa, Luật An toàn thực phẩm hiện nay không khắc phục được tình trạng này. Hệ quả là người dân đang chịu rất nhiều thiệt thòi, thậm chí có thể mất mạng do lầm lẫn giữa thực phẩm chức năng và thuốc điều trị” - ĐB Phương nhấn mạnh.


"Quan hệ thân hữu” khiến doanh nghiệp kém phát triển

Đó là lời nói thẳng của các lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội tại Hội hội thảo quốc tế do Ban Kinh tế trung ương, Ngân hàng thế giới cùng tổ chức ngày 26-3 quanh chủ đề Nâng cao năng lực cạnh tranh của VN…

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái nêu thực tế có thể cần 20 năm nữa thu nhập bình quân đầu người VN mới bằng mức thu nhập bình quân của thế giới, đồng thời cảnh báo tình trạng “thương mại hóa quan hệ với nhà nước” với một số những ưu đãi ngầm.

Điều này, theo ông Đoàn, khiến các lợi ích kinh tế chỉ đạt được nhờ quan hệ “thân tín” với cơ quan công quyền, chứ không phải năng lực và nỗ lực của doanh nghiệp. “Điều này cũng làm cho doanh nghiệp tư nhân rất khó phát triển, ngay cả khi họ hoạt động hiệu quả”- ông Đoàn nói.

“Chi phí chính thức cao, phi chính thức càng cao là một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp VN không thể lớn được” - ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) cũng chỉ thẳng ra như thế.

Ông Vũ Tiến Lộc nêu lại câu hỏi của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban kinh tế trung ương Vương Đình Huệ: liệu có làn sóng đầu tư mới vào VN và trả lời "tin chắc làn sóng đó sẽ xảy ra nếu có làn sóng khác", đó là làn sóng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ở VN.

Nhắc đến các chỉ số như thời gian thông quan, thời gian nộp thuế của VN còn cao hơn nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói thế giới, ông Lộc cho rằng hoàn toàn có thể lấy những mô hình tốt của thế giới để thực hiện để VN có thủ tục hành chính, thời gian thực hiện các thủ tục như thông quan ngang bằng các nước để giúp doanh nghiệp.

TS. Nguyễn Quốc Toản, Phó Chánh Văn phòng Ban kinh tế trung ương nhắc lại hồi ký của ông Lý Quang Diệu “nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á thì đó phải là VN mới xứng đáng”, đồng thời nêu tại Hàn Quốc, Chính phủ dành ưu tiên đặc biệt, đầu tư khoảng 4 tỷ USD để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm.

Ông Toản cho rằng VN cần quan tâm, đầu tư hơn cho khởi nghiệp, tạo các “quỹ đầu tư thiên thần” hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp triển vọng.

“Tuy nhiên, với VN, quỹ đầu tư mạo hiểm ngoài vốn nhà nước nhất định cần có vốn tư nhân, kể cả vốn nước ngoài” - ông Toản nói.


Ngành tôm điêu đứng

Nắng nóng kéo dài, cạn kiệt nguồn nước và độ mặn tăng cao làm thiệt hại hàng loạt diện tích nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL

Theo thống kê mới nhất của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh Bạc Liêu có hơn 1.360 ha tôm nuôi bị thiệt hại, trong khi con số này tại Cà Mau là 2.700 ha. Nguyên nhân tôm chết ngoài chất lượng con giống chưa bảo đảm, ô nhiễm môi trường, phần lớn do ảnh hưởng nắng nóng kéo dài làm cho độ mặn trong các ao nuôi tăng cao vượt ngưỡng thích nghi của tôm. Đặc biệt, ở một số địa phương có nhiều mô hình nuôi tôm được đánh giá là bền vững như: tôm - lúa, tôm quảng canh, quảng canh cải tiến… cũng bị thiệt hại nặng.

Thiệt hại toàn diện

Những ngày qua, bà Nguyễn Thị Thiệt (ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) phải lội xuống ao mò tôm chết để làm khô. “Nước quá mặn và nóng, tôm sú mới thả nuôi chưa đầy 2 tháng không chịu nổi, chết thối cả ao. Tôm cỡ này bán chẳng ai mua. Xót của, tôi để làm khô ăn dần” - bà Thiệt buồn bã.

nguoi nuoi tom o ca mau phai treo ao vi han, man nghiem trong anh: duy nhan

Người nuôi tôm ở Cà Mau phải treo ao vì hạn, mặn nghiêm trọng Ảnh: DUY NHÂN

Nhiều nông dân ở xã này cũng cho biết nắng nóng, kiệt nguồn nước và độ mặn quá cao, tôm không lột vỏ nên không lớn nổi. “Tôi và một số người đành chấp nhận bỏ lứa tôm này, phơi ao chờ mưa vì tiếp tục chỉ thêm tốn kém tiền mua thức ăn cho tôm và tốn công vô ích. Với điều kiện thời tiết này, có phép mầu tôm mới sống được” - ông Liêu Văn Nhị, ngụ xã Vĩnh Trạch Đông, nói.

Các hộ nuôi tôm bán thâm canh ở Cà Mau cũng rơi vào tình trạng không có đủ nước để bơm vào ao đầm nuôi tôm vì nước các sông rạch cạn kiệt và rất mặn. Ông Tiến - một chủ trang trại nuôi tôm ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau - cho biết nuôi tôm trong điều kiện thời tiết bình thường đã khó, nên thời tiết như hiện nay thì không có hy vọng gì nhiều. Trong khi đó, vốn đầu tư nuôi tôm công nghiệp rất lớn nên tốt nhất là treo ao, chờ trời mưa cho độ mặn giảm xuống mới thả tôm được.

Ông Sơn Thành và hàng trăm hộ nuôi tôm khác ở xã Biển Bạch Đông, huyện Thới Bình thả tôm nuôi hơn tháng nay nhưng vẫn không lột xác phát triển được do nắng nóng làm cho độ mặn trong ao tăng cao. “Mô hình lúa - tôm kết hợp hay ở chỗ là vừa tạo môi trường sống cho tôm vừa thu hoạch thêm lúa. Có điều một khi lúa chết thì tôm chắc chắn sẽ chết theo. Những năm qua, tôm cũng có chết lai rai nhưng hiếm khi nào xảy ra tình trạng lúa chết trắng như bây giờ. Chúng tôi thiệt hại toàn diện, không thu hoạch được tôm mà cũng chẳng còn lúa để ăn” - ông Thành rầu rĩ.

Thiếu nguyên liệu xuất khẩu

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT), trong quý I/2016, giá tôm nguyên liệu có xu hướng ổn định ở mức cao do nguồn cung nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu rất yếu vì điều kiện thời tiết bất lợi. Việt Nam đã phải chi 228 triệu USD nhập khẩu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Trong đó, nguồn cung nguyên liệu thủy sản chủ yếu đến từ Ấn Độ (34,1%), Na Uy (8,1%), Đài Loan (6,8%), Nhật Bản (5,5%) và Hàn Quốc (5,1%). Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái là Thái Lan (tăng 76,6%), tiếp đến là Đài Loan (tăng 30,1%).

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại vùng ĐBSCL đang rất nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn lĩnh vực nuôi trồng, xuất khẩu thủy sản. Lượng tôm thả từ tháng 12-2015 đến tháng 3-2016 chỉ bằng 50% so với cùng kỳ. Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta và giá tôm đã tăng cao, các sản phẩm thủy sản khác cũng tăng. Do đó, phải tìm các giải pháp để khắc phục, bù đắp những thiệt hại, nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Theo ông Tám, giải pháp cấp bách phải thực hiện là tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường để thông báo kịp thời cho người dân chủ động ứng phó. Chuẩn bị thả giống từ tháng 4 thay vì tháng 6 có mưa vào các ao ươm trước khi nuôi đại trà, tăng cường diện tích tôm lúa và chú trọng nuôi tôm quảng canh vì đang có triển vọng. Năng suất tôm quảng canh hiện khoảng 300 kg/ha, nếu áp dụng tốt biện pháp kỹ thuật, có thế nâng lên 400 kg/ha. Với diện tích nuôi tôm quảng canh hơn 200.000 ha như hiện nay, có thể bù đắp được sản lượng nguyên liệu tôm thiếu hụt. “Về lâu dài, chúng ta càng phải tăng cường các giải pháp về khoa học - công nghệ để thích ứng với biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, tới đây sẽ nghiên cứu các giống tôm, giống cá chịu mặn như tôm thẻ chân trắng, cá tra…; các loại cây trồng trên vùng đất bị xâm nhập mặn mà đang quảng canh để tạo ra môi trường cho tôm quảng canh được nâng cao năng suất hay việc nghiên cứu giống lúa có sức chịu đựng độ mặn trên 5%o” - ông Tám lưu ý.


Viettel được mở mạng di động tại Myanmar

Đại diện Việt Nam giành được giấy phép mạng di động thứ 4 tại Myanmar, sau khi liên doanh với một số doanh nghiệp bản địa.

Theo Nikkei, chính quyền Myanmar vừa chấp thuận trao giấy phép thành lập mạng di động cho liên doanh giữa Tập đoàn Viễn thông quân đội Việt Nam (Viettel) với một nhóm công ty nội địa. Nhóm này bao gồm 11 công ty, trong đó có Yatanarpon Teleport (YTP) hãng cung cấp dịch vụ Internet lớn của Myanmar.

Myanmar chính thức mở cửa thị trường di động vào giữa năm 2014, sau một thời gian dài độc quyền bởi nhà mạng quốc doanh - Myanma Posts and Telecommunications (MPT). Từ đó đến nay, cước di động tại quốc gia này đã giảm hơn một nửa.

Trước đó, trong đợt đấu thầu cho giấy phép năm 2014, Viettel cũng từng tham gia và lọt vào danh sách rút gọn cùng 8 nhà mạng khác. Tuy nhiên, 2 doanh nghiệp nhận được giấy phép cuối cùng là Ooredoo của Qatar và Telenor của Na Uy. Sau đó, MPT cũng liên doanh với 2 đối tác Nhật là nhà mạng KDDI và Tập đoàn Sumitomo để tăng sức cạnh tranh.

Viettel là đại diện thứ 2 của Việt Nam tham gia vào thị trường viễn thông Myanmar. Hồi giữa năm 2015, Tập đoàn FPT là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được Bộ Truyền thông và Công nghệ Thông tin Myanmar cấp phép triển khai hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông.


​Việt Nam đầu tư sang Lào 4,9 tỷ USD

Chiều 26-3, tại Đà Nẵng diễn ra hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào 2016. Đây là hội nghị quy mô cấp quốc gia do Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào chủ trì và có sự tham dự của lãnh đạo nhiều Bộ, ngành, địa phương và đông đảo doanh nghiệp hai nước. 

Theo thống kê tính đến nay, tổng vốn đầu tư của các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư sang Lào là 4,9 tỷ USD.

Lào đứng thứ nhất trong tổng số 68 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam và Việt Nam đứng vị trí thứ 2 trong số các nước có hoạt động đầu tư tại Lào.

Đến nay, nhiều dự án đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả tốt, có đóng góp nhiều mặt cho phát triển kinh tế - xã hội của Lào và được Chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao như: các dự án đầu tư của Tập đoàn Hoàng Anh - Gia Lai tại Lào, các chi nhánh, ngân hàng con, ngân hàng liên doanh của Việt Nam tại Lào, dự án viễn thông của Tập đoàn Viettel, các dự án xây dựng hệ thống phân phối xăng dầu của Tổng công ty Dầu Việt Nam và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, dự án tổ hợp sân Golf và khách sạn, nhà ở với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD của Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh Golf Long Thành…

Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư tại Lào, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phối hợp tốt với chính quyền các địa phương của Lào, đặc biệt tham gia tích cực các hoạt động cộng đồng tại các địa phương với số tiền hàng chục triệu USD thông qua việc xây dựng một số trường học, bệnh xá, đường, nhà tái định cư cho người dân vùng dự án…

Các dự án đầu tư hiện tại của Việt Nam tạo nền tảng, cơ sở cho việc thành lập các ngành công nghiệp trong tương lai của Lào: khai thác và chế biến cao su; sản xuất đường, phân vi sinh, thủy điện; khai thác và chế biến khoáng sản...

Đồng thời tạo việc làm cho khoảng 4 vạn lao động của Lào, giúp nâng cao năng lực lao động, tạo thu nhập, cải thiện đời sống người lao động; bổ sung nguồn thu cho ngân sách nhà nước Lào.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-03-2016

    Chi thêm 6 tỷ USD gom mua, dự trữ vàng của Nga lên hơn 381 tỷ USD
    Hãng hàng không mới Vietstar Airlines thuộc Bộ Quốc phòng
    Trung Quốc tăng 0,46% tỷ giá nhân dân tệ qua 3 phiên liên tiếp
    Italy thiệt hại 3,6 tỷ euro vì lệnh cấm vận Nga
    Đề nghị cơ cấu nợ cho doanh nghiệp trồng cao su tại Lào

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-03-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-03-2016

    2 vạn doanh nghiệp đóng cửa, bội chi ngân sách 45.000 tỷ đồng
    Giá hạt điều đang ở mức cao nhất trong 10 năm
    Ba tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản tăng nhẹ
    Sản lượng lúa Mùa và Đông Xuân tại Kiên Giang giảm 241.000 tấn
    Ngành tôm điêu đứng

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-03-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-03-2016

    Miễn thuế xe Nga, vẫn không có ô tô con giá rẻ
    Nước ASEAN nào rót tiền vào Việt Nam nhiều nhất 2015?
    Việt Nam sẽ trở thành thị trường của ô tô Thái Lan?
    Viettel cuối cùng cũng nhận giấy phép viễn thông tại Myanmar
    Nhà thầu Trung Quốc: Nên hay không?

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-03-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-03-2016

    Ngành thực phẩm và đồ uống đón làn sóng “ngoại”
    Thu hồi giấy phép hoạt động của Ngân hàng liên doanh VID Public Bank
    Foxconn chốt thương vụ thâu tóm Sharp vào 31/3
    Không dễ đánh tráo lãi suất
    Hết thời lạm phát thấp?

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-03-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-03-2016

    Trung Quốc tiêu hủy 35 tấn chuối nhập từ Philippines
    Thái Lan nói không với vốn vay của Trung Quốc "vì lợi ích quốc gia"
    Không cho Vinataba đăng ký nhãn hiệu và sản xuất thuốc JET, HERO
    Chúng ta cần thay đổi cách nhìn về Nhật Bản
    Nhà máy gần 1.900 tỷ đồng ở Dung Quất đóng cửa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-03-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-03-2016

    Ngành than cần 18.000 tỷ đồng vốn mỗi năm
    Nối dài danh sách ngân hàng M&A
    Cảng Thọ Quang, Đà Nẵng: Dự án hạ tầng hàng hải đầu tiên đầu tư theo hình thức PPP
    Thành lập Hội đồng nước châu Á
    Nhà nước phải để doanh nghiệp đứng lên vai

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-03-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-03-2016

    IMF: Kinh tế cần cả giá dầu và lãi suất
    Singapore: Dùng ngân sách hợp lý, tránh các gói kích thích lớn
    Trung Quốc mời “anh em” Đông Nam Á vay 11,5 tỷ USD
    Miễn tiền thuê đất 50 năm cho dự án 6.750 tỷ của Samsung
    Nhà đầu tư Dubai tái khởi động dự án 550 triệu USD ở Hạ Long sau 9 năm trì hoãn

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-03-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-03-2016

    Microsoft bất ngờ chen chân vào thương vụ Yahoo bán mình giá 10 tỷ USD
    Chỉ một thương vụ BigC Thái Lan đã gần bằng tổng giá trị M&A tại Việt Nam năm 2015
    Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp chưa hiệu quả
    Sau Nga, ô tô Belarus cũng sẽ hưởng thuế suất 0% khi về Việt Nam
    Nhật Bản vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-03-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-03-2016

    Nếu giá dầu tiếp tục lao dốc, Việt Nam có nên ngừng khai thác mỏ?
    Lạm phát tại Nhật Bản lại quay về mức zero
    Reuters: Bất động sản Việt Nam hưởng lợi nhờ kiều hối
    Bán không hết trái phiều kỳ hạn 5 năm
    GDP quý I tăng 5,46%, nền kinh tế có dấu hiệu chững lại!

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-03-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-03-2016

    Xâm nhập mặn ‘kéo’ giá tôm, cá xuất khẩu giảm mạnh
    Vì El Nino, thế giới sẽ gặp tình trạng thiếu hụt... đường
    Tỉ lệ nội địa hóa ngành dệt may mới đạt 51,1%
    Doanh nghiệp FDI tố một năm tiếp 10 đoàn kiểm tra
    Áp thuế tự vệ không đúng lúc gây thiệt hại cho người tiêu dùng?