NHNN tái khẳng định: sẵn sàng bán ngoại tệ
Mỹ cảnh báo nguy cơ hàng giá rẻ Trung Quốc tràn ngập châu Âu
Hàng xuất khẩu không ghi "made in Vietnam" có bị xử phạt?
Xuất khẩu Tp.HCM “vạ lây” vì giá dầu
Phát triển ngành dừa thành ngành mũi nhọn
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-09-2015
- Cập nhật : 25/09/2015
Đến 15/9, Việt Nam chi gần 4 tỷ USD nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu
Về mặt hàng đậu tương, nửa đầu tháng 9, Việt Nam chi 4,97 triệu USD nhập 10.408 tấn đậu tương. Cộng dồn từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 533,35 triệu USD nhập 1,18 triệu tấn.
Về thức ăn gia súc, Việt Nam chi khoảng 172,02 triệu USD nhập trong nửa đầu tháng 9. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi khoảng 2,41 tỷ USD nhập thức ăn gia súc.
Cộng dồn chi phí Việt Nam nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu gồm ngô, đậu tương... khoảng 3,96 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, trong nửa đầu tháng 9, Việt Nam xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu khoảng 22,27 triệu USD. Tính từ đầu năm đến ngày 15/9, Việt Nam xuất khẩu thức ăn chăn nuôi ước đạt 354,91 triệu USD.
Như vậy, qua số liệu có thể thấy mặc dù là một nước nông nghiệp nhưng Việt Nam đang phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu.
Tại diễn đàn tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam tổ chức hồi đầu tháng 9, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho hay nguyên nhân việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi gia súc nhiều là do sản xuất trong nước không đáp ứng kịp.
“Hai mặt hàng nông nghiệp trong nước sản xuất được là đậu nành và bắp nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu và khả năng mở rộng diện tích, tăng sản lượng là rất khó nên Việt Nam phải phụ thuộc vào nhập khẩu là điều không thể tránh khỏi,” ông Lịch nói.
Hơn 6.700 tỷ nối trung tâm TP. HCM với khu đô thị lớn nhất VN
Khu quản lý giao thông đô thị số 1 vừa trình lên Sở GTVT TPHCM xem xét thẩm định chủ trương xây dựng đường trục Bắc Nam kết nối giao thông khu vực trung tâm TPHCM với địa bàn quận 4, 7 và huyện Nhà Bè có tổng kinh phí dự trù hơn 6.744 tỷ đồng.
Theo đó, dự án được đề xuất có tên “Xây dựng đường trục Bắc Nam Thành phố, từ nút giao thông Hoàng Diệu (quận 4) đến đường Nguyễn Văn Linh (quận 7).
Dự có án này có chiều dài 3,8 km đi qua địa bàn 2 quận 4 và 7 với tổng kinh phí dự toàn 6744,725 tỷ đồng sẽ thực hiện trong 4 năm từ 2016-2020.
Theo Khu 1, việc đầu tư xây dựng tuyến đường trục Bắc Nam này phù hợp với quy hoạch giao thông thành phố đến năm 2020 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Trục Bắc Nam từ quốc lộ 22 (An Sương, quận 12) đến khu công nghiệp Hiệp Phước là một trong 2 tuyến trục xuyên tâm TP. Trong đó, đoạn từ An Sương đến cầu Ông Lãnh (quận 1 nối quận 4) đã cơ bản hoàn thành xuyên suốt.
Trong khi đó, đoạn từ đường Hoàng Diệu đến quận 7 hiện phải di chuyển qua 2 ngã tư nên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng.
Trong khi đó, sự hình thành nhiều khu công nghiệp, khu đô thị mới như khu đô thị Phú Mỹ Hưng, các cảng, cụm cảng KCN ở phía Nam đã và đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực phía Nam thành phố.
Do đó, nhu cầu bực thiết cần phải đầu tư xây dựng trục đường kết nối giao thông giữa các huyện Cần Giờ, Nhà Bè, quận 4, quận 7 với quận 1,3,5,10 và các quận vùng ven Tân Bình, Tân Phú, quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi.
Đặc biệt, dự án sẽ phục vụ nhu cầu vận tải liên vùng nối TPHCM và tỉnh Tây Ninh.
Thu hồi ít nhất 50% nợ thuế lớn của các doanh nghiệp trước ngày 30/9
Tổng cục Thuế vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị địa phương tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu thuế, đảm bảo trước ngày 30/9/2015 thu được ít nhất 50% số nợ thuế của 600 doanh nghiệp đã công khai trước đó.
Theo chỉ thị số 01/CT-TCT vừa được Tổng cục Thuế thông báo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam cũng yêu cầu các cục thuế địa phương đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, thanh kiểm tra năm 2015 đạt tối thiểu 17% số doanh nghiệp trên địa bàn.
Với các doanh nghiệp nợ thuế, ngoài yêu cầu thu hồi ít nhất 50% số nợ lớn của các doanh nghiệp ngay trong tháng Chín, Tổng cục Thuế cũng đề nghị các đơn vị chức năng tiếp tục rà soát để công khai thêm các doanh nghiệp khác. Với yêu cầu này, lãnh đạo ngành thuế nhấn mạnh việc phải đảm bảo số liệu cập nhật, chính xác và tránh sai sót.
Trước đó, trong danh sách công khai tháng Bảy, trong danh sách 600 doanh nghiệp nợ thuế ở 63 tỉnh, số lượng doanh nghiệp được thống kê ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm phần lớn với 200 doanh nghiệp ở mỗi nơi. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổng số nợ của 200 doanh nghiệp là trên 3.500 tỷ đồng trong khi số nợ của các doanh nghiệp Hà Nội là trên 4.600 tỷ đồng.
Bên cạnh yêu cầu chống thất thu thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng quá trình cải cách thủ tục hành chính thời gian qua có lúc, có nơi vẫn còn hạn chế. “Người nộp thuế chưa thực sự tiếp cận đầy đủ thành quả, sự thuận tiện do việc cắt giảm thời gian và cải cách thủ tục hành chính mang lại,” đánh giá của Tổng cục Thuế có nêu.
Qua đó, lãnh đạo Tổng cục Thuế đề nghị các đơn vị không được yêu cầu người nộp thuế cung cấp thêm các tài liệu, hồ sơ, thông tin không có trong quy định hay cung cấp nhiều hơn số lượng hồ sơ theo quy định.
Ngoài ra, các địa phương cũng phải công bố, niêm yết công khai tất cả các thủ tục hành chính sau khi sửa đổi, bổ sung để người nộp thuế nắm được.
Mô hình tôm - lúa sẽ mang về 1 tỷ USD
Đó là mục tiêu được đưa ra tại Hội nghị: “Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển sản xuất tôm - lúa tại ĐBSCL”, được tổ chức sáng qua 23/9, tại thành phố Rạch Giá, Kiên Giang, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám.
Ông Tám nhận định: Với mục tiêu phát triển 200.000 - 250.000 ha tôm- lúa, sản lượng tôm thương phẩm 100.000 - 150.000 tấn, nông dân sẽ có doanh thu trên 2.000 tỷ đồng, tương đương 1 tỷ USD. Mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được nếu có sự đầu tư và khai thác hết các tiềm năng lợi thế.
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, 9 tháng đầu năm 2015, cả nước đã thả nuôi được 657.156 ha tôm nước lợ, với lượng tôm giống là 80 tỷ con, sản lượng thu hoạch 319.769 tấn. Riêng hình thức tôm- lúa (luân canh 1 vụ tôm - 1 vụ lúa) thời gian qua phát triển khá ổn định và thể hiện tính bền vững cao, đến nay toàn vùng đạt 160.000 ha, năng suất đạt từ 300 - 500 kg/ha, sản lượng trên 600.000 tấn/năm. Mô hình tôm - lúa chủ yếu phát triển mạnh tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bến Tre… với tổng diện tích tiềm năng khoảng 250.000 ha.
Mục tiêu phát triển tôm - lúa thời gian tới là tăng năng suất lên trên 500 kg/ha, diện tích thả nuôi đến năm 2020 là 200.000 ha, sản lượng 100.000 - 120.000 tấn.
Ông Phạm Khánh Ly - Phó vụ trưởng phụ trách vụ nuôi trồng thủy sản thuộc Tổng cục Thủy sản cho biết, trong kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, mô hình tôm - lúa được ưu tiên phát triển nhằm thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn. Luân canh tôm - lúa đã được nhận diện là mô hình thủy sản bền vững và hạn chế rủi ro so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác.
Nâng mức giá sàn xuất khẩu gạo 25% tấm thêm 10 USD mỗi tấn
Cụ thể, mức giá chênh lệch giữa các loại gạo khác do các doanh nghiệp tự tính toán và quyết định, nhưng không được thấp hơn mức 340 USD/tấn.
Đợt nâng giá sàn này được thực hiện sau những dự báo khả quan từ tác động tích cực của việc đấu thầu gạo thành công 450.000 tấn gạo của Philippines ngày 17/9 vừa qua.Theo giới phân tích, điều này có thể sẽ giúp Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc thương lượng với các đối tác nhập khẩu gạo trong thời gian sắp tới đây.
Trước đó, ngày 13/8 vừa qua, VFA áp dụng mức giá sàn xuất khẩu gạo 25% tấm xuống mức 330 USD/tấn, giảm từ mức trước đó là 340 USD/tấn, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước nới biên độ giảm giá của đồng nội tệ.
Theo VFA, tính đến ngày 17/9 vừa qua, cả nước xuất khẩu được 3,885 triệu tấn, trị giá FOB 1,623 tỷ USD, trị giá CIF 1,672 tỷ USD. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn đang giảm khá cao so với cùng kỳ 2014 cả về số lượng và giá trị.