Đại gia thu hơn 20.000 tỷ đồng mỗi năm nhờ bán mỳ gói cho người Việt
Gần 63.000 tấn vải thiều Bắc Giang đã được xuất sang Trung Quốc
Nhận biết chiêu “ve sầu thoát xác” của các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán để tránh mất tiền
Bán vốn tại công ty chuyên cung cấp bao bì cho Lọc dầu Dung Quất
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-09-2015
- Cập nhật : 24/09/2015
"Kim ngạch thương mại Moskva-Hà Nội sẽ tăng lên gấp nhiều lần"
Lãnh đạo Sở Quan hệ Kinh tế quốc tế và Đối ngoại của thành phố Moskva (Nga), ông Sergei Cheremin tuyên bố kim ngạch trao đổi thương mại giữa Moskva với thành phố Hà Nội hiện nay chỉ ở mức 2 tỷ USD, song con số này có thể tăng lên gấp nhiều lần.
Ngày 22/9, lãnh đạo Sở Quan hệ Kinh tế quốc tế và Đối ngoại của thành phố Moskva (Nga), ông Sergei Cheremin tuyên bố kim ngạchtrao đổi thương mại giữa Moskva với thành phố Hà Nội hiện nay chỉ ở mức 2 tỷ USD, song con số này có thể tăng lên gấp nhiều lần.
Tuyên bố trên được đưa ra nhân dịp sự kiện “Những ngày Hà Nội tại Moskva” từ ngày 19-23/9 tại thủ đô của Nga với nhiều hoạt động hướng tới phát triển quan hệ hữu nghị Nga-Việt, mở rộng quan hệ kinh doanh, thiết lập tiếp xúc thương mại và sản xuất, trao đổi công nghệ và kinh nghiệm giữa các tổ chức của hai thủ đô.
Ông Cheremin cho rằng theo góc độ chiến lược, hợp tác với Việt Nam là nhiệm vụ rất quan trọng (đối với Nga), đặc biệt trong điều kiện kinh tế phức tạp.
Theo quan chức này, hiệp định mà Việt Nam ký với Liên minh Á-Âuhồi tháng 5 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các công ty của Nga với Việt Nam, qua đó tăng cường đáng kể hoạt động giao thương giữa hai quốc gia.
Ông Cheremin kết luận: “Trong thời gian gần tới, chúng tôi sẽ hoạch định chương trình hợp tác cho giai đoạn 2016-2018, để ký kết vào đầu năm sau. Chương trình sẽ bao gồm tất cả lĩnh vực hợp tác, từ những nội dung xây dựng đô thị cho đến vấn đề môi trường."
Ông này đánh giá: "Là những thành phố lớn, chúng ta đang phải đối mặt với một loạt vấn đề tương tự trong quá trình phát triển của mình. Tôi nghĩ rằng các chuyên gia của Moskva và Hà Nội có nhiều vấn đề để cùng nhau bàn bạc".
Nợ xấu đã về 3% và cơ bản xử lý xong các ngân hàng yếu kém
Tròn 3 năm, nợ xấu đã chính thức giảm từ 17% về còn 3% và hoàn thành sớm trước một quý so với thời điểm mục tiêu Chính phủ đề ra.
Mới đây, tại buổi tiếp ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, đến thời điểm này Việt Nam đã thành công trong việc giảm nợ xấu từ mức 17% xuống còn 3% và cơ bản xử lý xong các ngân hàng yếu kém.
Điều này cho thấy, nợ xấu đã được xử lý quyết liệt và giảm nhanh chóng khi chỉ trong vòng 3 năm, nợ xấu đã chính thức giảm từ 17% (9/2012) về còn 3% (9/2015).
Về vấn đề nợ công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định các giải pháp mà Chính phủ đang chỉ đạo triển khai bảo đảm kiểm soát an toàn và sử dụng hiệu quả nợ công. Theo đó, bảo đảm an toàn nợ công, kiểm soát nợ trong giới hạn Luật quy định, trả nợ đúng hạn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và dành nguồn vốn này để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng những đánh giá và dự báo của ADB về kinh tế Việt Nam là khá sát với các dự báo của các cơ quan chức năng của Việt Nam. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam chưa hài lòng với những kết quả đạt được, nhất là mục tiêu kiểm soát vững chắc kinh tế vĩ mô trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động khó lường và khó dự báo, cũng như phải tăng cường hơn nữa năng lực dự báo và ứng phó chính sách của Chính phủ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định quan điểm nhất quán của Chính phủ Việt Nam là tiếp tục kiểm soát và bảo đảm ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô nhằm tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế Việt Nam cả trước mắt và lâu dài.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cam kết tiếp tục triển khai thành công mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng.
Hà Nội: Tăng trưởng tín dụng 9 tháng ước đạt 18,3%
Theo Cục Thống kê Hà Nội, dự kiến đến cuối tháng 9/2015, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục tăng, đạt 1.321,8 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với cuối tháng trước và tăng 11% so với cuối năm 2014.
Trong đó, tiền gửi tiết kiệm tăng 0,6% và tăng 14,4%, tiền gửi thanh toán tăng 0,9% và tăng 8,9%.
Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ cho vay tháng 9/2015 đạt 1.195,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so cuối tháng trước và tăng 18,3% so với cuối năm 2014. Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng 4% so với tháng trước và tăng 16,8% so với tháng 12/2014, dư nợ trung và dài hạn giảm 1,86% và tăng 20,9%.
Như vậy, tín dụng tại Hà Nội đang có tốc độ tăng trưởng nhanh gấp rưỡi so với tăng trưởng huy động vốn và tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của toàn ngành (tăng 10,23% đến hết tháng 8).
Còn 3 cặp ngân hàng sở hữu chéo
Theo báo cáo thẩm tra việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khoá XIII đến năm 2015, tính đến cuối năm 2014, chỉ còn 3 cặp ngân hàng thương mại cổ phần có sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau.
Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ với tổng vốn điều lệ của hệ thống.
Chiều 22-9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến năm 2015.
Theo báo cáo thẩm tra, đầu tư chéo trong lĩnh vực ngân hàng đã được xử lý từng bước thông qua nhiều giải pháp đồng bộ, đặc biệt là thông qua công tác thanh tra, giám sát, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng và ban hành các quy định pháp lý mới.
Có được kết quả này là do Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp kiểm soát xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nền kinh tế.
Sau 3 năm thực hiện (2012-2014) tổng các khoản nợ xấu được xử lý ước đạt 311,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 67% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9-2012. Chất lượng tín dụng đang có chiều hướng được cải thiện và được phản ánh chính xác, minh bạch hơn với những nỗ lực của từng tổ chức tín dụng.
Tuy nhiên, tốc độ tăng nợ xấu có giảm nhưng quy mô vẫn lớn và là một rào cản đối với hoạt động ngân hàng.
Thêm khu công nghiệp 1.800 tỷ đồng tại Bình Phước
Tỉnh Bình Phước cho biết, ngày 21/9, tại xã Đồng Nơ (Hớn Quản), CTCP công nghiệp Minh Hưng - Sikico đã khởi công xây dựng dự ánkhu công nghiệp (KCN) Anzone.
Dự án KCN Anzone do Minh Hưng - Sikico làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, giai đoạn 1 của dự án sẽ triển khai xây dựng với diện tích khoảng 495 ha, tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng. Giai đoạn 2 (2020 – 2025), dự án sẽ mở rộng diện tích lên 1.500 ha.
Đây là khu công nghiệp kết hợp dịch vụ hỗn hợp, với trọng tâm phát triển các loại hình công nghiệp nhẹ và sạch, ít ô nhiễm môi trường như: Chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm; may, sản xuất giấy, đồ chơi; sản xuất đồ gỗ và trang trí nội thất; sản xuất bao bì; sản xuất, lắp ráp dụng cụ thể thao; điện tử và vi điện tử; cơ khí dập khung, lắp ráp, chế tạo xe máy và phụ tùng; sản xuất dược phẩm, văn phòng phẩm; sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, thủy tinh, vật liệu xây dựng; sản xuất máy công cụ, máy phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp, máy chế biến thực phẩm, thiết bị tưới tiêu.
Dự án có vị trí cách cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và TPHCM trong bán kính 100 km. Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ tạo việc làm cho 40.000 người lao động.
Được biết vào ngày 14/9 mới đây, Tổng công ty đầu tư và phát triển công nghiệp TNHH MTV (Becamex IDC) đã khởi công xây dựng khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex - Bình Phước. Dự án có tổng vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng với quy mô khu công nghiệp khoảng 2.448 ha. Sau khi đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 240.000 lao động.