EU, Mỹ, Trung Quốc đứng sát vách cuộc chiến thương mại; Tesla xây nhà máy trữ điện lớn nhất thế giới; Tranh mua tro xỉ nhà máy nhiệt điện; Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ thăm Việt Nam trong tháng 11

Các quan chức Trung Quốc đang nhún vai bỏ qua các cảnh báo rằng căng thẳng thương mại với Mỹ có thể sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế của đất nước, và các phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng Bắc Kinh có thể "sống sót" qua cuộc chiến thuế quan.
Tuần này, tổng thống Donald Trump đã công bố vòng thuế mới trị giá 200 tỷ USD như một động thái mới nhất khiến căng thẳng leo thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, và đe dọa sẽ tiếp tục tăng nhiều hơn nếu như Trung Quốc không làm theo yêu cầu của Mỹ.
Nhưng trong khi Thủ tướng Trung Quốc ông Lý Khắc Cường thừa nhận hôm thứ tư (19 tháng 9) rằng đất nước đang phải đối mặt với "những khó khăn lớn hơn" trong việc duy trì ổn định tăng trưởng khi đối mặt với sự công kích từ nước Mỹ, ông nhanh chóng lên tiếng tin tưởng vào khả năng "vượt qua những chướng ngại".
Các biện pháp mới bổ sung cho mức thuế áp lên hàng hóa trị giá 60 tỷ USD đã được thiết lập. Con số này chiếm khoảng một nửa lượng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ, phần tạo ra khoảng 1,3% tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc, theo Mark Williams, trưởng nhóm kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics.
Theo cơ quan xếp hạng Moody's, sự leo thang mới này có thể cắt giảm 0,5 điểm phần tram trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm tới.
Căng thẳng này xuất hiện vào thời điểm khó khăn đối với Bắc Kinh. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang mất đà do bị ảnh hưởng bởi chiến dịch giảm nợ của Chính phủ, thứ dẫn đến tín dụng bị thắt chặt và đầu tư cơ sở hạ tầng giảm mạnh.
Quỹ tiền tệ quốc tế dự đoán trong tháng Tư rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại còn 6,4% trong năm 2019, so với 6,9% trong năm 2017.
Nhưng nếu ông Trump hiện thực hóa các mối đe dọa của mình để đánh thuế tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Bắc Kinh có thể thấy con số đó giảm xuống còn 5,8% vào năm tới, cảnh báo từ Louis Kuijs - giám đốc kinh tế châu Á tại Oxford Economics. Đó sẽ là tốc độ chậm nhất kể từ năm 1990.
Những lựa chọn thay thế
Trong khi có hy vọng hai bên sẽ có thể giải quyết sự khác biệt của họ, Kuijs cảnh báo triển vọng cho một thỏa thuận vẫn còn thấp trong ngắn hạn, nhất là khi Nhà Trắng đang tỏ ra họ có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này.
Tuy nhiên, Bắc Kinh cho đến nay đã vượt qua cơn bão một phần nhờ vào sự mất giá mạnh của đồng nhân dân tệ, hiện đã mất gần một phần mười giá trị so với đồng USD kể từ tháng 4, bù lại ảnh hưởng của thuế quan, Williams nói.
Thứ hai, ông nói thêm rằng các công ty Mỹ bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp Trung Quốc, bởi vì "đối với nhiều hàng hóa bị ảnh hưởng, có rất ít nhà cung cấp thay thế".
Đối với các loại mặt hàng bị đánh thuế bởi Washington, trung bình Trung Quốc là đầu mối cung cấp của một nửa số hàng hóa, ông nói.
Các nhà chức trách cũng dự kiến sẽ có nhiều biện pháp để thúc đẩy nhu cầu trong nước, như giảm thuế thu nhập, tăng thuế xuất khẩu, tài trợ cơ sở hạ tầng nhiều hơn, và khuyến khích các ngân hàng mở rộng cho vay, theo Oxford Economics.
Mặc dù vậy, ông Lý nói với Diễn đàn Kinh tế Thế giới hôm thứ Tư rằng Bắc Kinh sẽ không bắt tay vào một chương trình kích thích khổng lồ tương tự đã được sử dụng để chống đỡ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cách đây 10 năm.
Trong khi ông Trump nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang trong tình trạng suy yếu – Trung Quốc đang căng thẳng dưới một núi nợ khổng lồ vượt quá 250% GDP - và sẽ tạo ra sự chi rẽ trong nội bộ trong các cuộc đàm phán thương mại, thì lại có một sự tự tin vững chắc ở Bắc Kinh.
Ngay cả khi Washington đánh thuế tất cả hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, "Trung Quốc có nhiều chính sách tài chính và tiền tệ để làm bước đệm", Fang Xinghai, phó chủ tịch Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc (CSRC) cho biết.
"Chúng tôi sẽ chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, và chúng tôi nghĩ rằng nền kinh tế sẽ vẫn ổn", ông nói trong tuần này.
Tờ báo quốc gia China Daily tuyên bố trong một bài báo rằng đất nước sẽ "trụ vững lâu dài" trong cuộc chiến thuế quan và sẽ "nổi lên mạnh mẽ hơn". (cafeF)
-------------------
Chiến tranh thương mại đang đẩy các doanh nghiệp vào một cuộc chạy đua giao hàng, cả trên biển lẫn trên không.
E.D. Opto Electrical Lighting (Giang Tô) đã gửi một lô đèn ôtô sang Los Angeles bằng đường biển từ cuối tháng 8, sớm hơn dự kiến. “Việc chuyển hàng mất khoảng 25 ngày. Tôi hy vọng sẽ kịp”, Giám đốc quản lý nhập khẩu - Melissa Shu cho biết. Công ty này cũng đang cố hoàn thành đơn cho một khách hàng Mỹ nữa sẵn sàng trả thêm để vận chuyển bằng đường hàng không, miễn là kịp né thuế mới.
Ngày 24/9, thuế mới của Mỹ với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có hiệu lực. Các hãng sản xuất từ Trung Quốc đang ráo riết vận chuyển mọi hàng hóa, từ đồ chơi, xe đạp đến phụ tùng ôtô sang Mỹ, vừa né thuế, vừa để tận dụng mùa mua sắm trước kỳ nghỉ lễ tại đây.
Đội tàu của Hyundai Merchant Marine rời Trung Quốc đến Mỹ đều được chất đầy hàng hóa. Các chuyến đến cảng California cũng tăng vọt. Cước vận chuyển xuyên Thái Bình Dương đang ở đỉnh 4 năm. Còn tại Air China, các chuyến bay chuyển hàng sang Mỹ cũng bùng nổ. Việc các công ty tăng tốc xuất khẩu đã kéo thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ lên kỷ lục trong tháng 8.
Từ ngày 24/9, thuế nhập khẩu Mỹ áp dụng với 200 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc là 10%. Đây là đợt thuế mạnh nhất của ông Trump đến nay trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, nhưng cũng trực tiếp đánh vào ví tiền của người tiêu dùng Mỹ. Đến đầu năm sau, thuế này thậm chí lên 25%.
Ông Trump còn đe dọa đánh thuế lên 267 tỷ USD hàng hóa nữa từ Trung Quốc. Thuế này sẽ bao phủ gần như toàn bộ hàng tiêu dùng còn lại, từ điện thoại di động, giày dép đến quần áo. Trong một báo cáo tuần này, Deutsche Bank cũng cho biết căng thẳng leo thang có thể khiến các công ty Mỹ tích trữ hàng hóa sớm. Còn Hiệp hội Các nhà bán lẻ Quốc gia Mỹ cũng cảnh báo thuế tăng sẽ khiến giá cả tăng theo, thậm chí khan hiếm.
Tại Đông Hoản, hãng sản xuất đồ chơi Lung Cheong - nhà cung cấp cho Hasbro (Mỹ) cũng đang tất bật với việc sản xuất. “2 tháng qua, ngày càng nhiều khách hàng hỏi chúng tôi có kịp giao hàng để né thuế không”, Chủ tịch công ty - Lun Leung cho biết. Với các loại đồ chơi công nghệ cao, kích cỡ nhỏ, giá đắt, nhiều khách hàng sẵn sàng trả thêm để vận chuyển bằng đường hàng không, thay vì đường biển.
Các cảng biển ở Mỹ vì vậy cũng bận rộn không kém. Tại cảng Oakland (California), số hàng nhập khẩu đã tăng 9,2% trong tháng 8 so với năm ngoái. Đây cũng là tháng 8 bận bịu nhất trong lịch sử 91 năm của cảng này. Còn cảng Long Beach, số container 8 tháng đầu năm cũng tăng 9,4%.
Tuần trước, cước vận chuyển từ Thượng Hải đến Los Angeles đã lên hơn 2.360 USD với loại một container dài hơn 12 m. Đây là giá cao nhất kể từ cuối năm 2014, theo số liệu của Drewry World Container Index. Đại diện của các hãng vận tải Hyundai Merchant Marine và APL cũng cho biết việc kinh doanh của họ gần đây rất phát đạt.
“Chúng ta đang chứng kiến một cuộc chạy đua với thuế nhập khẩu”, Rahul Kapoor - nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence nhận xét. Ông cho biết nhiều kiện hàng đã phải bỏ lại ở cảng Trung Quốc vì tàu sang Mỹ đã quá đầy.
Ralph Bradley - CEO một hãng sản xuất đèn ôtô nhỏ ở Texas (Mỹ) đang chờ hơn 300.000 USD sản phẩm từ Trung Quốc sang. Công ty ông không kịp né thuế 10% với lô hàng này. Tuy nhiên, họ đang cân nhắc mua thêm nhiều hàng từ Trung Quốc trước khi thuế tăng hơn gấp đôi. “Tôi rất muốn nghe Quốc hội nói rằng họ có thể khắc phục tình hình này”, Bradley cho biết. (Vnexpress)
-------------------------
Trung Quốc là điểm đón nhận nhiều nhất hàng xuất khẩu Singapore trong khi đó Singapore mang lại nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất cho Trung Quốc.
Singapore và Trung Quốc dự kiến sẽ nâng cấp thỏa thuận thương mại tự do trước thời điểm cuối năm 2018, như vậy hai nước này đã phát đi tín hiệu về cam kết tiếp tục thực thi tự do hóa kinh tế trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tăng lên, theo tin từ Nikkei.
Hai nước này bao lâu nay đã phụ thuộc vào nhau. Trung Quốc là điểm đón nhận nhiều nhất hàng xuất khẩu Singapore trong khi đó Singapore mang lại nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất cho Trung Quốc.
Trong tuần này, cả hai bên đã tiến hành tổ chức nhiều cuộc họp tại Singapore với mục tiêu củng cố hơn nữa mối quan hệ kinh tế.
Phó Thủ tướng Singapore, ông Teo Chee Hean, tuyên bố với giới truyền thông trong ngày thứ Năm: “Chúng tôi sẽ hoàn thành FTA trước thời điểm cuối năm nay”. Ông nói thêm rằng ông hy vọng sẽ ký kết được nó vào tháng 11/2018 khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến thăm Singapore.
Singapore và Trung Quốc lần đầu ký kết hiệp định thương mại song phương vào năm 2008. Theo đó, 95% hàng hóa xuất khẩu của Singapore vào Trung Quốc được miễn thuế. Năm 2015, hai nước bắt đầu đàm phán để nâng cấp hiệp định thương mại trong nhiều lĩnh vực dịch vụ và đầu tư.
Diễn biến mới nhất trong tuần này xảy ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc ngày một tăng lên.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump dự kiến sẽ chính thức áp dụng các biện pháp tăng thuế với khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày thứ Hai.
Việc nâng cấp hiệp định thương mại tự do Singapore – Trung Quốc sẽ giúp cho hai nước tiếp tục khuyến khích thương mại tự do phát triển.
Chuyên gia kinh tế tại ngân hàng DBS, ông Irvin Seah, phát biểu với Nikkei: “Những gì mà Singapore và Trung Quốc đang làm đã gửi đi thông điệp rằng không chỉ những nước tại châu Á mà các nước trên khắp thế giới đều đề cao và tin vào lợi ích của tự do thương mại.”
Kinh tế Singapore phụ thuộc nhiều vào thương mại, Singapore đã không ngừng khuyến khích tự do thương mại trong cộng đồng quốc tế, trong đó phải kể đến Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP), hiệp định trong đó bao gồm 16 nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các nước thành viên thuộc RCEP đặt mục tiêu hoàn tất cả cuộc đàm phán trước thời điểm cuối năm.
Đối với Trung Quốc, việc nâng cấp FTA song phương sẽ giúp củng cố cho dự án hạ tầng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Thỏa thuận thương mại này không chỉ giúp phát triển thương mại hàng hóa mà còn cả đầu tư. Singapore có vị trí vô cùng quan trọng trong dự án Vành đai Con đường bởi vị thế trung tâm tài chính châu Á của nước này.(Bizlive)
EU, Mỹ, Trung Quốc đứng sát vách cuộc chiến thương mại; Tesla xây nhà máy trữ điện lớn nhất thế giới; Tranh mua tro xỉ nhà máy nhiệt điện; Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ thăm Việt Nam trong tháng 11
Nhật sẽ thay Mỹ lãnh đạo thương mại tự do?; Trung Quốc tăng diện tích trồng thanh long; Bộ Tài chính lại từ chối giảm thuế cho than; HSC: Ngành ngân hàng có nhiều triển vọng trong vài năm tới
Châu Âu và Tổng thống Mỹ Donald Trump căng thẳng chuyện thuế thép; Gucci khuyến khích nhà giàu Trung Quốc mua trực tuyến; Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất thu hồi 8 dự án du lịch chậm triển khai; Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng đề án hợp nhất 2 sở giao dịch chứng khoán
Việt Nam nêu bật tác động tiêu cực ở sông Mekong tại G20; Vì sao ô tô Mỹ vẫn ế ở Hàn Quốc?; 150 triệu USD cho startup trên toàn thế giới; Trên 47 triệu USD đầu tư vào Quảng Ninh
Nhà giàu Trung Quốc tậu hàng tỉ USD bất động sản Úc; Đông Nam Á sắp soán ngôi Trung Quốc về hút đầu tư hậu cần; Cho phá sản 2 dự án tồn đọng của PVN; Giả mạo chữ ký Tổng giám đốc VIB để lừa 38.000 tỷ đồng
VTV "chán" dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới; Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với hợp tác xã; Yêu cầu PVN xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỉ; Thêm gần 135.000 ô tô lăn bánh
Lê Thanh Thản - từ ông trùm nhà giá rẻ đến những dự án tai tiếng; Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Quảng Châu trong ASEAN; PVFCCo nằm trong Top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam; Xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh, cá tra vẫn gặp khó
Thủ tướng chỉ thị xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH, dự toán ngân sách 2018; Thủ tướng: Đức hãy đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn nữa; Đức lo ngại Mỹ sẽ gây chiến tranh thương mại với châu Âu; Thủ tướng muốn thúc đẩy hợp tác cảng biển với thành phố Đức
Microsoft cắt giảm hàng ngàn nhân viên; Europol thu giữ 122 tấn thuốc trừ sâu giả được sản xuất từ Trung Quốc; Nga tránh lệnh trừng phạt Mỹ, nhận hàng tỉ USD tiền đầu tư từ Trung Quốc; Nhiều siêu dự án tỉ USD đầu tư vào Việt Nam
Giành giật khốc liệt 'miếng bánh' căn hộ cao cấp; EU kêu gọi thúc đẩy thương mại đa phương mở rộng dựa trên các quy tắc công bằng; Thủ tướng: Cho phép tập đoàn BMW tiếp cận số ô tô trị giá 15 triệu euro, nhưng phải thay đại lý tại Việt Nam; Nguy cơ mất thị trường tôm 800 triệu USD
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự