tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 09-07-2017

  • Cập nhật : 09/07/2017

Nhà giàu Trung Quốc tậu hàng tỉ USD bất động sản Úc

Russia Today dẫn số liệu từ trang bất động sản Juwai.com cho hay đầu tư của Đại lục vào bất động sản nước ngoài đạt kỷ lục 133,7 tỉ USD năm ngoái. Thống kê cho thấy khách mua Trung Quốc tậu 23,8 tỉ USD giá trị bất động sản Úc trong năm tài khóa 2016, lớn hơn so với mức 18,4 tỉ USD hồi năm 2015.

nha giau trung quoc tau hang ti usd bat dong san uc

Nhà giàu Trung Quốc tậu hàng tỉ USD bất động sản Úc

Song năm nay, dù nhu cầu vẫn cao, khoản đầu tư bất động sản của Trung Quốc vào Úc khó giữ được mức như năm ngoái. Sue Jong, Giám đốc điều hành Juwai.com cho biết: “Tại Úc, chúng tôi nhận thấy dòng vốn đầu tư hạ đáng kể so với mức cao nhất dù nhu cầu vẫn mạnh. Biện pháp kiểm soát vốn, tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng và thuế dành cho người mua nước ngoài là ba yếu tố khiến sức mua giảm về mức năm 2015”.

Melbourne, Sydney và Brisbane, ba thành phố được khách mua nhà đất tìm kiếm nhiều nhất ở Úc. Giới đầu tư Đại lục thường bị cho là nguyên nhân khiến giá bất động sản Úc tăng vọt 20% năm ngoái. Trung Quốc cũng là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Úc trong năm 2016 khi đổ 32 tỉ USD vào bất động sản địa phương.

Trong tháng 5, chính phủ Úc hạn chế khách mua nước ngoài xuống còn 50% số lượng căn hộ tại các dự án phát triển mới. Họ cũng áp đặt khoản thuế cho các ngôi nhà không có người ở ít nhất sáu tháng mỗi năm. Biện pháp này được đưa ra sau lo ngại của dân Úc về đầu tư từ Trung Quốc.

Cơ quan quản lý ngoại hối Đại lục cũng thắt chặt các biện pháp kiểm soát giao dịch ở nước ngoài hồi tháng 6 trong bối cảnh nước này cố chặn luồng vốn thoái, ngăn đà giảm giá nội tệ. Luật mới yêu cầu giới ngân hàng phải báo cáo bất kỳ giao dịch thẻ tín dụng nước ngoài nào trên 1.000 nhân dân tệ, tương đương 147 USD.(Thanhnien)
-----------------------

Đông Nam Á sắp soán ngôi Trung Quốc về hút đầu tư hậu cần

Sự bùng nổ thương mại điện tử cùng chi phí sản xuất thấp đang khiến nhiều nhà sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

Trưởng bộ phận Nghiên cứu Thị trường vốn Đông Nam Á Jones Lang LaSalle (JLL), Regina Lim cho biết điểm đến của ngành hậu cần đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ Trung Quốc sang Đông Nam Á. Nguyên nhân chủ yếu là bài toán chi phí cạnh tranh.Mức lương của Trung Quốc hiện cao hơn 3-4 lần so với trước đây trong khi mức lương nội địa tối thiểu ở một số nước Đông Nam Á lại rẻ hơn. Điều này đang thu hút các nhà sản xuất thiết lập nhà máy tại đây nhằm phục vụ cho số đông người tiêu dùng ngày càng tăng lên. Sản lượng sản xuất của Indonesia có thể tăng lên 6,5% trong nửa thập niên tới, so với 5% hiện tại. Còn Việt Nam lại là quốc gia nổi bật với lực lượng lao động lành nghề và chi phí tương đối thấp.

nhieu nha san xuat the gioi dang chuyen huong dau tu mang hau can, kho van tu trung quoc sang khu vuc dong nam a. anh: jll

Nhiều nhà sản xuất thế giới đang chuyển hướng đầu tư mảng hậu cần, kho vận từ Trung Quốc sang khu vực Đông Nam Á. Ảnh: JLL

Theo chuyên gia JLL, quy mô thị trường của Đông Nam Á và tiềm năng ngành tiêu dùng tại đây đang cực kỳ hấp dẫn. Đến năm 2050, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ có quy mô tương đương với châu Âu, trở thành khu kinh tế lớn thứ tư thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Các nước Đông Nam Á sẽ trở thành các cường quốc; Indonesia được dự báo là nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới, trong khi Philippines và Việt Nam đứng thứ 19 và 20.

Nghiên cứu của Google và Temasek nhấn mạnh thêm tiềm năng của khu vực, dự báo rằng thị trường thương mại điện tử có thể tăng trưởng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 88 tỷ USD năm 2025, trong đó Indonesia chiếm 52% thị trường.

Nhân khẩu học trẻ trong khu vực sẽ sớm thúc đẩy thời đại của thương mại điện tử. Giới trẻ ở Đông Nam Á rất thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội và họ đang sử dụng công nghệ để khám phá nhiều hơn. Người tiêu dùng dần bỏ qua máy tính và đang sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm. 20-30% người ở Đông Nam Á đã mua sắm trực tuyến qua internet mỗi tháng, tương đương Mỹ hoặc Anh.

Thị trường tiềm năng này đã nằm trong tầm ngắm của các ông lớn thương mại điện tử. Alibaba vừa gia tăng cổ phần của mình trong trang thương mại điện tử lớn nhất khu vực – Lazada Group, đưa tổng số cổ phần lên 95% và ra mắt nền tảng Tmall đang thịnh hành ở Malaysia và Singapore. Tập đoàn này cũng đang thiết lập các trung tâm hậu cần ở Malaysia và Thái Lan.

Tháng trước, Reebonz - thương hiệu thương mại điện tử cao cấp đã khai trương một Trung tâm Thương mại Điện tử có diện tích 18.580 m2 tại Singapore, trong khi Singpost đã giới thiệu một trụ sở hậu cần thương mại điện tử trị giá 131 triệu USD tại Công viên Logistics Tampines ở Singapore.(Vnexpress)
---------------------------

Cho phá sản 2 dự án tồn đọng của PVN

Cho phá sản 2/5 dự án tồn đọng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là dự án sản xuất nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ và dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất. Đây là chỉ đạo của Bộ Công Thương tại buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) mới đây.

Thi công tại Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất hồi năm 2011. Quan điểm của Bộ Công Thương là PVN cần hợp tác với các đối tác để khởi động lại dự án này. Ảnh: Thanh Long/TTXVN

Cụ thể, Bộ Công Thương thống nhất phương án dừng dự án sản xuất xăng nhiên liệu sinh học ethanol Phú Thọ và tiến hành phá sản công ty. Bộ Công Thương đề nghị PVN làm việc với cổ đông để thực hiện lộ trình dừng và phá sản này.

Tương tự như vậy, Bộ Công Thương cũng chấp nhận phương án cho phá sản dự án Nhà máy Đóng tàu Dung Quất. Với việc quyết toán con tàu 104.000 tấn này, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo Vụ Tài chính - Bộ Công Thương có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc để định giá con tàu.

Với hai dự án là Ethanol Dung Quất và dự án xơ sợi Đình Vũ (dự án PVTEX), quan điểm của Bộ Công Thương là PVN cần hợp tác với các đối tác để khởi động lại dự án, sau đó mới tiến hành thoái vốn, chuyển nhượng.

Riêng dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bình Phước, PVN cần làm việc với đối tác nước ngoài để sớm khởi động lại dự án bởi việc khởi động dự án không chỉ liên quan đến nguồn vốn mà còn liên quan đến lộ trình thay thế và sử dụng xăng sinh học E5RON92 từ ngày 1/1/2018.

Tại buổi làm việc này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã yêu cầu PVN quyết liệt xử lý các dự án trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý để năm 2018 cơ bản giải quyết hết khó khăn và 2020 hoàn thành dứt điểm.

PVN cho biết: Tập đoàn quyết tâm thực hiện tốt nhất Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo việc xử lý các dự án yếu kém của Tập đoàn đạt hiệu quả nhất. PVN sẽ trình phương án chi tiết xử lý 5 dự án này lên Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2017.(TTXVN)
-------------------------

Giả mạo chữ ký Tổng giám đốc VIB để lừa 38.000 tỷ đồng

Những ngày vừa qua dư luận xôn xao về một siêu dự án bệnh viện Đông Phương lớn nhất khu vực Đông Nam Á sẽ xuất hiện tại tỉnh Bình Dương do công ty Cổ phần Minh Sáng làm chủ đầu tư có quy mô giường bệnh lên tới 1.700 giường với tổng mức đồng tư lên tới 38.000 tỷ đồng.

Một số so sánh cho rằng, nếu có thì dự án này đúng là lớn nhất Đông Nam Á và có thể xây được khoảng 8 – 10 bệnh viện hiện đại nhất Việt Nam hiện hành.

Con số này có vẻ khó tin, nhưng trên thị trường lại lan truyền một văn bản được cho là "Thư bảo lãnh vốn" của ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) với dự án bệnh viện Đông Phương có đầy đủ dấu đỏ của ngân hàng và chữ ký của ông Tổng giám đốc Hàn Ngọc Vũ.

Theo văn bản có ghi ngày ban hành 9/5/2017 về việc "Hoàn thành việc thu xếp vốn cho Dự án Bệnh viện Quốc tế Đông Phương tại xã Trường Hiệp, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" thì VIB cho biết đã hoàn thành việc thu xếp vốn tài trợ cho Dự án Bệnh Viện Quốc tế Đông Phương; Nhóm ngân hàng đồng tài trợ thống nhất cử VIB làm ngân hàng đầu mối; Số tiền tài trợ: 38.000 tỷ đồng; thời hạn tài trợ 30 năm kể từ khi ký Hợp đồng nhận vốn đầu tiên; Mục đích trài tợ: GPMB, đầu tư xây dựng hạ tầng, mua sắm máy móc thiết bị và các đầu tư dài hạn khác; Phí và lãi suất: theo thoả thuận; Cam kết thời gian giải ngân: Theo đúng tiến độ dự án, không quá 15 ngày kể từ ngày nộp đủ Khế ước nhận nợ và các hồ sơ chứng từ kèm theo; Điều kiện giải ngân là chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ liên quan dự án trong tối đa 60 ngày kể từ ngày có thông báo này.

Tuy nhiên, khi văn bản trên lưu truyền trên mạng, nhiều nhà đầu tư đặt ra nghi vấn đây là văn bản giả mạo nhằm lừa đảo các nhà đầu tư góp vốn.

Còn các chuyên gia trong ngành cũng nhận ra ngay văn bản này chắc chắn là giả mạo bởi lẽ một ngân hàng như VIB có tổng dư nợ chỉ hơn 60.000 tỷ đồng một năm thì làm sao có thể cho vay hoặc bảo lãnh cho một dự án với số tiền lên đến 38.000 tỷ, tương đương hơn 60% tổng dư nợ. Chẳng có quy định nào cho phép một ngân hàng làm như vậy cả.

Liên hệ với Ngân hàng VIB, một đại diện của ngân hàng cũng xác nhận rằng văn bản này không phải của VIB phát hành và hoàn toàn không có giá trị. VIB đồng thời đề nghị “các tổ chức cá nhân nếu tiếp cận với văn bản nghi giả mạo kia thì hãy tố cáo đến cơ quan chức năng để làm rõ”.(Thời đại)

Trở về

Bài cùng chuyên mục