Bloomberg: Việt Nam hạ lãi suất có thể làm gia tăng rủi ro tín dụng; Thái Lan cầu cứu láng giềng vì lo thiếu lao động; Bất động sản Trung Quốc: Cá lớn hăng hái nuốt cá bé; Người nước ngoài vực dậy dân số Nhật Bản

Tiếp tục thúc đẩy Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và ký kết một thỏa thuận tự do thương mại lớn với châu Âu đang giúp Nhật Bản nổi lên như một nhà lãnh đạo về tự do thương mại toàn cầu.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (ngoài cùng bên trái) gặp gỡ các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tại Bỉ hồi tháng 3.2017 ẢNH: REUTERS
Mặc cho Tổng thống Donald Trump kéo Mỹ ra khỏi TPP, Nhật Bản vẫn tuyên bố sẽ tiếp tục chủ trì các cuộc đàm phán chính thức của 11 nước thành viên còn lại vào cuối tháng này. Không những thế, ngay trước thềm Hội nghị Thượng nghị các nước G20, Tokyo đã ký kết với các nhà lãnh đạo châu Âu một thỏa thuận thương mại lớn mà thông qua đó sẽ giúp giảm tối đa các rào cản đối với hàng hóa đang được trao đổi giữa hai bên.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đánh giá thỏa thuận này sẽ tạo ra “vùng kinh tế công nghiệp tiên tiến và tự do hóa lớn nhất thế giới”, đồng thời cam kết sẽ bảo vệ tự do thương mại.
“Nhật Bản đang thể hiện khá mạnh mẽ vai trò lãnh đạo về tự do hóa thương mại trong bối cảnh xu hướng bảo hộ đang gia tăng. Việc các nền kinh tế khác trên thế giới vẫn tiếp tục thực hiện những hiệp định thương mại lớn như TPP là một dấu hiệu cho thấy thương mại tự do vẫn đem lại rất nhiều lợi ích”, ông Alan Bollard, Giám đốc điều hành Ban thư ký Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) nói với CNBC hôm 6.7.
Việc TPP được thông qua mà không có sự tham gia của nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ là một thách thức không nhỏ vì một trong những lợi ích chính của hiệp định là đem lại sự tiếp cận dễ dàng hơn vào thị trường Mỹ cho các nước tham gia. Tuy nhiên, điều quan trọng là giữ cho “tinh thần tự do thương mại tồn tại và hi vọng rằng một chính quyền mới nào đó của Mỹ sẽ tiếp tục tham gia trở lại vào hiệp định này trong tương lai”, ông Joshua Meltzer, một thành viên cao cấp trong lĩnh vực phát triển kinh tế toàn cầu của Brookings Institution, nói với Squawk Box.(Thanhnien)
-------------------------
Đại diện Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công thương) cho biết hiện nay diện tích trồng thanh long của Trung Quốc là khoảng 35.555 ha, tương đương với diện tích trồng thanh long của VN.
Trong đó, Quảng Tây là địa phương có diện tích trồng lớn nhất với khoảng 10.666 ha, kế đó là các địa phương như Quảng Đông, Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, Phúc Kiến... Diện tích trồng và sản lượng thanh long của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong một vài năm tới.
Trung Quốc bắt đầu thu hoạch từ tháng 5 - 11 hằng năm, không chênh lệch nhiều so với mùa vụ của VN. Đó chính là lý do thời gian gần đây thanh long VN thường xuyên gặp khó về đầu ra. Thời điểm hiện tại, giá bán buôn thanh long trên thị trường Trung Quốc bắt đầu xu hướng chững lại và giảm nhẹ. Năm 2016, tổng lượng nhập khẩu mặt hàng thanh long tươi của Trung Quốc là 523.000 tấn với giá trị 381 triệu USD, 99% nhập khẩu từ VN.(Thanhnien)
-----------------------------------
Bộ Tài chính vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng liên quan tới việc Bộ Công thương đề nghị giảm thuế với than và cho phép đẩy mạnh xuất khẩu than để giảm tồn kho, hỗ trợ Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Trong đó, bộ này khẳng định thuế với than đã hợp lý.
Bộ Tài chính cho rằng, Thủ tướng đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành than, với quan điểm bảo đảm xuất - nhập khẩu than hợp lý, giảm dần xuất khẩu khoáng sản. Chỉ xuất khẩu các loại than trong nước chưa có nhu cầu, thông qua quản lý bằng kế hoạch.
Theo đó, giai đoạn 2017-2020, mỗi năm xuất khẩu than khoảng 2 triệu tấn. Thuế xuất khẩu than đá đang áp dụng 10% - mức thấp nhất của khung thuế do Quốc hội quy định từ 10-45%. Mức thuế này tương đương thuế xuất khẩu than của Trung Quốc áp dụng.
Với thuế bảo vệ môi trường với than đang áp dụng từ 10.000 – 20.000 đồng/tấn (tuy loại) – mức thấp nhất trong khung thuế do Quốc hội quy định (10.000 – 50.000 đồng/tấn). Thuế môi trường với than của Việt Nam áp dụng cũng thấp hơn nhiều nước, như Trung Quốc (đang áp dụng từ 25.600 - 118.400 đồng/tấn), Đan Mạch, Đức…
Tương tự, thuế tài nguyên với than đá có mức tối đa là 20%, nhưng hiện chỉ thu từ 10% - 12% (tùy loại) - thấp hơn khung tối đa. Về phí, lệ phí với than có khung từ 10.000 - 30.000 đồng/tấn, mức cụ thể do Hội đồng Nhân dân các tỉnh thành quyết định.
Vì vậy, Bộ Tài chính khẳng định, việc giảm thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường với than xuống thấp hơn mức hiện hành vượt thẩm quyền của Chính phủ (phải do Quốc hội quyết định).
Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng lập luận, hiện giá than được điều hành theo cơ chế thị trường, nhằm khuyến khích sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, giúp ngành than phát triển bền vững. Chính phủ cũng có chủ trương cấm xuất khẩu than cám, điều chỉnh hợp lý kế hoạch khai thác và dự trữ than để đảm bảo sản xuất điện từ nay tới năm 2020.
Bộ Tài chính dẫn thêm Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết 25/2016 của Quốc hội, và cho rằng: Để góp phần bảo vệ tài nguyên than, đảm bảo hợp lý tài nguyên than cho sản xuất điện, việc quy định chính sách thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường với than trong thời gian qua là phù hợp. Việc đề xuất giảm mức thuế suất với than là chưa phù hợp.
Theo Bộ Tài chính, nhu cầu nhập khẩu than cho các hộ tiêu thụ trong nước (đặc biệt cho sản xuất điện) những năm tới rất lớn. Cụ thể, dự kiến năm 2017 khoảng 11,7 triệu tấn, năm 2020 khoảng 40,2 triệu tấn, năm 2025 khoảng 70,3 triệu tấn, năm 2030 khoảng 102 triệu tấn.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã giao Bộ Tài chính rà soát, nghiên cứu chính sách thuế tài nguyên khoáng sản phù hợp thực tế. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng có kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo điều hành chỉnh sách thuế, phí với than linh hoạt từng thời điểm.
Qua đó tạo điều kiện cho ngành than có tích lũy, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm than tồn kho để tháo gỡ khó khăn cho ngành than. Hiện TKV tồn kho khoảng 9,5 triệu tấn than.
Tháng 10/2016, Bộ Tài chính cũng từng có văn bản “bác” đề xuất ưu đãi thuế cho ngành than của TKV và Bộ Công Thương. Thời điểm đó, Bộ Tài chính cho rằng, ngân sách nhà nước còn khó khăn và chính sách thuế mới áp dụng cho than chưa được nửa năm, cần có thời gian để tổng kết đánh giá.
Để tháo gỡ khó khăn trước mắt cho TKV, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Công Thương điều chỉnh kế hoạch xuất khẩu than giai doạn 2017 - 2020 từ 2 triệu tấn/năm lên 3 - 4 triệu tấn/năm.(Tienphong)
----------------------
Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), ngân hàng vẫn là ngành được đánh giá có triển vọng trong vài năm tới. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các nhà băng hoàn thành 45% hoặc hơn dự báo cả năm của HSC, được cho là tín hiệu tích cực.
HSC nhận định phần lớn các ngân hàng niêm yết đã trích lập được dự phòng tương đối cho nợ xấu (ngoại trừ một số trường hợp đáng lưu ý), dự kiến tốc độ tăng chi phí dự phòng kể từ năm nay sẽ giảm. Mặt khác, việc thị trường mua bán nợ thứ cấp sớm được thiết lập sẽ dẫn đến khả năng mang lại những khoản lợi nhuận bất thường từ bán nợ xấu kể từ năm sau.
Cùng với đó, nhiều ngân hàng sẽ sớm được niêm yết như VPBank, HDBank, Techcombank. Đây là những ngân hàng quy mô trung bình có tốc độ tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Với thế mạnh là cho vay tiêu dùng và khách hàng cá nhân. Những ngân hàng này có tỷ lệ nợ xấu khá thấp nhờ tránh cho vay các lĩnh vực rủi ro cao như doanh nghiệp nhà nước và dự án BOT.
Đánh giá về khả năng M&A các ngân hàng niêm yết, HSC cho rằng nhiều khả năng sẽ có thương vụ M&A lớn diễn tra trong năm và đây sẽ là động lực trong trung dài hạn cho một vài cổ phiếu ngân hàng niêm yết.
Tuy nhận định cổ phiếu ngân hàng có triển vọng trong vài năm tới nhưng HSC cũng cho rằng có khả năng thị giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh trong vài tháng tới. Bởi từ đầu năm các cổ phiếu này đã tăng từ 11% - 58%; P/B bình quân các ngân hàng niêm yết hiện nay là 1,8 lần, cao hơn so với mức đầu năm là 1,6 lần.(Vitnambiz)
Bloomberg: Việt Nam hạ lãi suất có thể làm gia tăng rủi ro tín dụng; Thái Lan cầu cứu láng giềng vì lo thiếu lao động; Bất động sản Trung Quốc: Cá lớn hăng hái nuốt cá bé; Người nước ngoài vực dậy dân số Nhật Bản
Châu Á đón nhận làn sóng đầu tư trái phiếu; Indonesia lãng phí thực phẩm nhất Đông Nam Á; Quảng Ninh kiến nghị đầu tư 15.660 tỷ đồng xây cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hình thức PPP; Lần đầu tiên Việt Nam nhập siêu từ Hàn Quốc vượt qua Trung Quốc
Forbes: Các tập đoàn mệt mỏi vì “nỗi ám ảnh mang tên ông Putin”; Ảnh hưởng Brexit, người mua sắm Anh rơi vào thời kỳ đen tối; Myanmar đau đầu vì lương tối thiểu; Malaysia khuyến khích giới trẻ làm nông
Giá thực phẩm thế giới lên mức cao nhất trong 2 năm; Trung Quốc có thể 'xuất khẩu' suy thoái kinh tế đến bất kỳ nước nào; Tesla mất vị trí số 1 về giá trị thị trường vào tay General Motors; Lợi nhuận trước thuế của Vietcombank tăng 20% sau 6 tháng đầu năm
Giá nhà đất Hồng Kông ra sao sau 20 năm trả về Trung Quốc?; Doanh nghiệp quân đội đang kinh doanh những lĩnh vực gì; Chủ tịch TP Đà Nẵng nêu hướng xử lý vấn đề Sơn Trà và Mường Thanh xây sai phép; Xuất khẩu thuỷ sản 6 tháng đầu năm tăng mạnh
EU, Mỹ, Trung Quốc đứng sát vách cuộc chiến thương mại; Tesla xây nhà máy trữ điện lớn nhất thế giới; Tranh mua tro xỉ nhà máy nhiệt điện; Tổng thống Mỹ khẳng định sẽ thăm Việt Nam trong tháng 11
Châu Âu và Tổng thống Mỹ Donald Trump căng thẳng chuyện thuế thép; Gucci khuyến khích nhà giàu Trung Quốc mua trực tuyến; Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất thu hồi 8 dự án du lịch chậm triển khai; Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng đề án hợp nhất 2 sở giao dịch chứng khoán
Việt Nam nêu bật tác động tiêu cực ở sông Mekong tại G20; Vì sao ô tô Mỹ vẫn ế ở Hàn Quốc?; 150 triệu USD cho startup trên toàn thế giới; Trên 47 triệu USD đầu tư vào Quảng Ninh
Nhà giàu Trung Quốc tậu hàng tỉ USD bất động sản Úc; Đông Nam Á sắp soán ngôi Trung Quốc về hút đầu tư hậu cần; Cho phá sản 2 dự án tồn đọng của PVN; Giả mạo chữ ký Tổng giám đốc VIB để lừa 38.000 tỷ đồng
VTV "chán" dự án tháp truyền hình cao nhất thế giới; Tái cơ cấu nông nghiệp phải gắn với hợp tác xã; Yêu cầu PVN xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỉ; Thêm gần 135.000 ô tô lăn bánh
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự