Campuchia cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn; Thêm 209 doanh nghiệp bị 'bêu tên' vì nợ thuế hơn 2.000 tỷ; Năm 2020 Trung Quốc sản xuất gần nửa số xe ô tô điện trên thế giới; Lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo sửa đổi chính sách thuế, phí khoáng sản
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-07-2017
- Cập nhật : 24/07/2017
Trung Quốc sẽ trả đũa nếu Mỹ đánh thuế mạnh thép nhập khẩu?
Các viên chức Hiệp hội Sắt - Thép Trung Quốc (CISA) mới đây kêu gọi Bắc Kinh phải cứng rắn hơn với thép nhập khẩu từ Mỹ và đe dọa sẽ trả đũa nếu Washington áp đặt thuế nhập khẩu lên thép Trung Quốc.
Li Xinchuang, Phó chủ tịch CISA, nói với South China Morning Post trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại rằng Trung Quốc nên mạnh dạn trong việc bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp của mình và tránh để Mỹ "dắt mũi”.
Nếu Washington muốn thu thêm thuế đối với các sản phẩm thép của Đại lục, hoặc có những biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc có thể sẽ “phản ứng lại bằng cách hạn chế nhập khẩu ô tô và các mặt hàng nông nghiệp của Mỹ”, ông Li nói, đồng thời cho rằng chính sách thương mại thép của Mỹ là sự “kỳ thị”, làm gia tăng “chủ nghĩa bảo hộ thương mại”.
Những ý kiến của ông Li được đưa ra sau khi cuộc đối thoại thương mại Mỹ - Trung hôm 19.7 không đạt được tiếng nói chung. Theo Reuters, một trong những nguyên nhân khiến cuộc đàm phán rơi vào bế tắc là do Bắc Kinh đã từ chối loại bỏ công suất thép dư thừa theo yêu cầu từ phía Mỹ đưa ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trong suốt chiến dịch chạy đua vào Nhà Trắng nhiều lần cáo buộc các nhà sản xuất Trung Quốc đã lấy mất việc làm của người Mỹ. Mới đây khi được hỏi liệu Mỹ có áp đặt thuế nhập khẩu thép, Tổng thống Trump nói điều đó “có thể xảy ra”.
Tuy nhiên, theo ông Li bất kỳ hạn chế nào đối với sản phẩm thép của Đại lục sẽ chỉ làm ảnh hưởng đến người sử dụng thép ở Mỹ. “Ngành công nghiệp thép của Mỹ là một trong những ngành có mức lương cao nhất, và giá sản phẩm thép của họ cũng thuộc vào hàng cao nhất thế giới. Không lẽ họ không nghĩ đến cảm giác của người dùng trong nước khi phải mua thép với giá cao?”, ông Li nói.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết xuất khẩu thép sang Mỹ của Trung Quốc đã tụt lại phía sau so với các nước như Canada, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Năm ngoái, nền kinh tế lớn nhất thế giới nhập khẩu khoảng 30,1 triệu tấn thép, nhưng chỉ có 1,13 triệu tấn, tương đương khoảng 3,8% là từ Trung Quốc.
Đại lục sản xuất hơn một nửa số lượng thép trên thế giới, trong đó 90% sản lượng này được sử dụng trong nước. Song, dù chỉ xuất khẩu 10%, nhưng sản lượng thép bán ra thế giới của nước này còn nhiều hơn so với sản lượng của cả Anh và Mỹ cộng lại.
Theo các số liệu trong nửa đầu năm nay từ Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, sản lượng thép của nước này tăng 4,6% so với năm ngoái, lên 420 triệu tấn. Trong khi đó, xuất khẩu thép giảm 28%, xuống còn 41 triệu tấn, nguyên nhân một phần là do các vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép Trung Quốc tại các nước nhập khẩu.(Thanhnien)
----------------------------
Giám đốc rút 16 tỷ đồng tiền bán hàng chơi chứng khoán
Huỳnh Văn Tuông đã sử dụng phần lớn khoản tiền khách hàng mua sắt thép trả nợ cho việc chơi chứng khoán bị thua lỗ.
Ngày 21/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết thúc điều tra vụ án hình sự về Huỳnh Văn Tuông, nguyên Giám đốc Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Hạ Long (chi nhánh Hạ Long) tại TP Hồ Chí Minh, đồng thời đề nghị Viện KSND tối cao truy tố bị can Tuông về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, quy định tại Điều 281 BLHS.
Kết luận điều tra nêu rõ, chi nhánh Hạ Long thuộc Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Hạ Long ( Công ty thủy sản Hạ Long) thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 100% vốn nhà nước.
Chi nhánh này do Huỳnh Văn Tuông làm Giám đốc từ tháng 10/2008 đến tháng 6/2016 đã xảy ra một số chuyện tiêu cực, gây thất thoát tài sản. Ngày 27/9/2016, lãnh đạo Công ty Hạ Long đã có công văn gửi Bộ Công an đề nghị điều tra làm rõ và xử lý hành vi chiếm đoạt tài sản của Huỳnh Văn Tuông theo quy định pháp luật và thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Quá trình điều tra xác định trong các năm 2013, năm 2014, Huỳnh Văn Tuông đại diện cho chi nhánh ký 11 bản hợp đồng và 43 phụ lục hợp đồng mua bán sắt thép, trị giá trên 96,3 tỷ đồng với Công ty TNHH một thành viên Sản xuất thương mại Dũng Đại Phát do ông Vương Đức Dũng làm giám đốc.
Theo thông lệ mua bán giữa 2 bên, việc thanh toán hợp đồng sẽ thực hiện qua chuyển khoản. Tuy nhiên, Huỳnh Văn Tuông đã yêu cầu ông Vương Đức Dũng trả bằng tiền mặt. Tính đến 30/6/2016, ông Vương Đức Dũng đã thanh toán hơn 31 tỷ đồng mua sắt thép nhưng ông Tuông chỉ chuyển về chi nhánh hơn 14,7 tỷ đồng, còn lại khoản tiền hơn 16,3 Tuông sử dụng vào mục đích cá nhân.
Theo quy định của Công ty thủy sản Hạ Long, hàng quý các chi nhánh phải có báo cáo tài chính về hoạt động kinh doanh. Để che giấu việc ém nhẹm tiền bán hàng, Huỳnh Văn Tuông đã nhờ ông Vương Đức Dũng ký xác nhận công nợ theo sổ sách kế toán thể hiện Công ty của ông Dũng vẫn đang nợ tiền mua thép của chi nhánh Hạ Long.
Từ tháng 6/2015, ông Vương Đức Dũng đã đề nghị Tuông làm rõ tại sao đã trả nhiều tiền mua thép nhưng vẫn báo là công nợ của ông vẫn còn nợ nhiều. Lúc này Huỳnh Văn Tuông mới nói cho Dũng biết đã sử dụng phần lớn khoản tiền để trả nợ cho việc chơi chứng khoán bị thua lỗ và tiếp tục nhờ Dũng ký tiếp vào các văn bản xác nhận để đối với với công ty.
Để ông Dũng yên tâm, Tuông cũng đã làm thêm một văn bản xác nhận dư nợ thức tế với Công ty Dũng Đại Phát. Do cả nể nên ông Dũng đã ký vào các biên bản xác nhận dư nợ theo sổ sách của chi nhánh Hạ Long.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ, Huỳnh Văn Tuông mở tài khoản và giao dịch tại Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Sacombank từ tháng 2/2007, tính đến cuối tháng 5/2012, số tiền thua lỗ do mua bán cổ phiếu thể hiện trên tài khoản của ông Tuông là hơn 7,5 tỷ đồng.
Riêng việc kinh doanh cổ phần trên thị trường OTC không xác định được vì không được theo dõi trên hệ thống của công ty chứng khoán. (Công AN Nhân Dân)
---------------------
Nhập khẩu thủy sản từ Ấn Độ, Trung Quốc tăng mạnh
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm, nhập khẩu thủy sản các loại vào thị trường Việt trị giá 523,34 triệu USD, tăng 32,5% so cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ là thị trường lớn nhất cung cấp thủy sản các loại cho người Việt, chiếm hơn 25% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thủy sản của cả nước, trị giá gần 132,6 triệu USD, tăng 35,6% so cùng kỳ. Sản phẩm thường xuyên nhập là tôm sú, nguyên nhân là do nguồn nguyên liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu, nên phải tìm nguồn thay thế.
Thị trường Trung Quốc đứng thứ hai với gần 49 triệu USD, chiếm 9,4%, tăng mạnh 94%; nhập từ Na Uy chủ yếu là cá hồi với 42 triệu USD, chiếm 8%, tăng gần 10% so cùng kỳ. Nhập khẩu từ Đài Loan chủ yếu là tôm sú, cá ngừ, mực; nhập cá thu đao, cá hồi, cá tuyết từ Nhật Bản; tôm, cua, rong biển từ Indonesia.
Đáng chú ý, nhập khẩu thủy sản từ Myanmar dù chỉ đạt 1,72 triệu USD, nhưng so cùng kỳ tăng đột biến tới 574%.(Thanhnien)
---------------------------
Chuỗi rạp chiếu phim giá rẻ Beta Cineplex được tập đoàn Hong Kong rót vốn, định giá 600 tỷ đồng
Ngày 18/7 vừa qua, Công ty Beta Media, một startup Việt chuyên xây dựng chuỗi cụm rạp chiếu phim giá rẻ với thương hiệu Beta Cineplex, đã ký kết thỏa thuận đầu tư với Tập đoàn tài chính Blue HK đến từ Hong Kong.
Theo thỏa thuận này, Beta Media được định giá 27,5 triệu USD, tương đương khoảng 600 tỷ đồng.
Ngoài Blue HK, Beta Media hiện còn có cổ đông là VIG (Vietnam Investment Group) và ông Bùi Quang Minh, Tổng giám đốc. Ông Minh khẳng định, mình vẫn nắm giữ 50% vốn tại công ty và tiếp tục điều hành, kinh doanh theo hướng ban đầu.
Hiện nay, Beta Cineplex có 4 cụm rạp là Beta Thanh Xuân, Beta Mỹ Đình, Beta Thái Nguyên và Beta Biên Hòa.
Dự kiến trong năm 2017 công ty sẽ có thêm 6 cụm rạp tại Thanh Hóa, Bắc Giang, Hà Nội, TPHCM, Khánh Hòa và An Giang. Mục tiêu năm 2017 là 10 cụm rạp và 2018 là có 20 cụm rạp trên toàn quốc.
Ngoài mở các cụm rạp, Beta Media còn tham gia sản xuất phim. Năm 2017, công ty dự kiến sẽ cho ra mắt 5 bộ phim chiếu rạp. Bên cạnh đó, hệ thống của Beta Corp còn kinh doanh các mô hình ẩm thực và có một số startup nhỏ khác.
Ông Bùi Quang Minh, được biết đến với tên gọi Minh Beta là người còn rất trẻ. Ông Minh sinh năm 1983, tốt nghiệp đại học Sydney (Úc), nhận học bổng Fulbirght và hoàn thành khóa học MBA tại đại học Harvard. Ông Minh từng lập nên chuỗi cửa hàng bánh Doco Donuts & Coffee, sau đó bán chuỗi này và chuyển sang kinh doanh trên thị trường giải trí.(cafeF)