Thu ngân sách từ dầu thô sẽ giảm xuống dưới 1% GDP
Đâu là lý do khiến các Tập đoàn Hàn Quốc đổ bộ ngày càng mạnh mẽ vào Việt Nam?
Xúc tiến thương mại sẽ hỗ trợ tối đa DN mở rộng thị trường
Năm 2015, Việt Nam chi gần 50 tỷ USD mua hàng Trung Quốc
Du lịch “mơ” thu về 370.000 tỉ đồng
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 23-01-2016
- Cập nhật : 23/01/2016
Tập đoàn Malaysia đầu tư vào xổ số điện toán Việt Nam
Tập đoàn Berjaya (Malaysia) vừa thông báo đã được trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án hợp tác với Công ty Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) vào ngày 20/1/2016. Theo đó, tập đoàn này được độc quyền đầu tư và kinh doanh lĩnh vực xổ số điện toán trên toàn quốc trong thời hạn 18 năm. Giao dịch ước tính trị giá 210,6 triệu USD, tương đương khoảng 919 triệu Ringgit.Dự án được thực hiện bởi Công ty Đầu tư Công nghệ Berjaya Gia Thịnh, do Công ty Xổ số Berjaya Việt Nam nắm 51%. Berjaya Việt Nam do Tập đoàn Berjaya nắm 80% và 20% thuộc về Berajaya Sport Toto - công ty con của tập đoàn này.
Theo thỏa thuận, Berjaya và Vietlott sẽ không đầu tư, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp trong bất kỳ dự án nào khác về kinh doanh xổ số điện toán tại Việt Nam. Trước đó, hai bên đã ký với nhau một hợp đồng hợp tác kinh doanh vào tháng 5/2014, Berjaya đã vượt qua 5 nhà thầu quốc tế để trúng thầu dự án này sau khi nhận được đề xuất của Vietlott.
Phía Malaysia dự kiến sẽ khởi động trung tâm trò chơi có thưởng đầu tiên vào giữa năm 2016 tại TP HCM, sau đó sẽ phủ sóng toàn quốc trong 5 năm với khoảng 10.000 thiết bị.
"Với dân số khoảng 90 triệu người và tổng sản phẩm trong nước tăng 6,5% trong năm 2015, nhu cầu chơi xổ số ở Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể, đi cùng với môi trường kinh tế năng động", đơn vị này cho biết.
Tập đoàn Berjaya được thành lập năm 1984, chuyên kinh doanh trong 9 lĩnh vực gồm bán hàng, dịch vụ tài chính, đầu tư bất động sản, khách sạn, kinh doanh trò chơi có thưởng và xổ số... Hiện đơn vị này đã có kinh nghiệm phát triển hệ thống xổ số tại Malaysia, Philippines và Mỹ. Việc nhận được giấy phép đầu tư tại Việt Nam cho phép Berjaya củng cố và mở rộng mạng lưới kinh doanh cốt lõi của mình.
Xuất khẩu cua ghẹ nhiều triển vọng lạc quan
Các sản phẩm cua ghẹ của Việt Nam được xuất sang 42 thị trường trên thế giới, thị trường xuất khẩu rộng hơn so với năm 2014.
Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau 4 tháng giảm liên tục, tháng 11/2015 xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam đã tăng trở lại. Tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam trong tháng 11 đạt gần 15,5 triệu USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu cua ghẹ sang 2 thị trường chính là Mỹ và EU đều giảm lần lượt là 17,7% và 17%. Trong khi đó, càng về cuối năm xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường Nhật Bản và Trung Quốc đều tăng mạnh, tăng gần 30% và 41% so với năm 2014.
Đối với thị trường Mỹ, xuất khẩu cua ghẹ trong những tháng cuối năm giảm liên tục. Sự sụt giảm tại thị trường lớn nhất, chiếm gần 47% tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ, chính là nguyên nhân chính khiến tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ sang các nước trên thế giới của Việt Nam giảm.
Thị trường Nhật Bản, VASEP cho biết sau sự sụt giảm hồi tháng 10, xuất khẩu cua ghẹ của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 11 đã tăng trở lại. Tổng giá trị xuất khẩu cua ghẹ sang đây trong tháng 11 đã tăng gần 65%, đạt gần 5,2 triệu USD. Và tổng giá trị xuất khẩu trong năm 2015 vẫn tăng gần 30% so với cùng kỳ, đạt gần 24 triệu USD. Chính sự tăng trưởng này đã đưa Nhật Bản lên vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng tốp 8 thị trường XK chính của Việt Nam.
Với thị trường EU, từ giữa năm 2015 lại đây, xuất khẩu cua ghẹ sang thị trường này giảm liên tục. Chính sự sụt giảm khiến thị trường này đã có lúc tụt xuống vị trí thứ 3 trong bảng tốp 8 thị trường nhập khẩu chính.
Triển vọng năm 2016, VASEP dự báo, xuất khẩu cua ghẹ sẽ lạc quan hơn, nhất là ở những thị trường đã ký kết FTA với Việt Nam và các nước trong nhóm TPP.
Trung Quốc muốn phát hành tiền ảo riêng
Ngân hàng trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ sớm phát hành loại tiền ảo riêng của nước này bởi những lợi ích đặc biệt của nó so với loại tiền truyền thống.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) cho biết các quan chức chính phủ đã gặp tại Bắc Kinh để thảo luận việc phát hành tiền ảo sớm nhất có thể. Trước đó, họ đã lập đội nghiên cứu từ năm 2014 để tìm hiểu các quy trình kỹ thuật, vấn đề pháp lý và tác động lên các hệ thống tài chính của tiền ảo.
Theo PBOC, ngoài việc giúp giảm nạn rửa tiền, trốn thuế và thúc đẩy minh bạch, tiền ảo có chi phí phát hành thấp hơn tiền truyền thống, giúp giao dịch thuận tiện hơn. Nó cũng giúp PBOC nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ để hỗ trợ phát triển, củng cố hạ tầng tài chính mới và hoàn thiện các hệ thống chi trả.
Đồng tiền ảo thông dụng nhất thế giới hiện nay là Bitcoin. Tuy nhiên sự phát triển mạnh của loại tiền vốn không được nhiều quốc gia thừa nhận này gây lo ngại nó có thể bị sử dụng để rửa tiền hoặc phục vụ cho các nhóm cực đoan.
Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của bitcoin dù không hợp pháp. Một số chuyên gia cũng nhìn nhận tiền ảo có thể giúp Bắc Kinh giải quyết các vấn đề tham nhũng.
Trên sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất Trung Quốc Huobi, gần một triệu bitcoin được giao dịch mỗi ngày và 80% các giao dịch sử dụng đồng nhân dân tệ. Đồng tiền ảo này thường được giới đầu tư Trung Quốc sử dụng để lách các quy định kiểm soát vốn chặt chẽ của Bắc Kinh.
Theo báo cáo của Goldman Sach, sự phát triển mạnh của bitcoin tại Trung Quốc là do sự suy giảm niềm tin vào nền kinh tế, giá điện rẻ và việc Bắc Kinh hạ giá đồng nhân dân tệ.
Khi đồng nhân dân tệ bị hạ giá lần thứ hai vài tuần trước, giao dịch mua bitcoin và vàng tăng mạnh. Thống kê của PBOC năm 2015 cũng cho thấy các khoản dự trữ vàng của ngân hàng này đã tăng 60% trong vòng sáu năm qua
676 tỉ USD chảy khỏi Trung Quốc trong năm 2015
Báo cáo của Viện Tài chính quốc tế cho biết ước tính khoảng 676 tỉ USD đã chảy khỏi Trung Quốc trong năm vừa qua 2015.
CNN ngày 21-1 dẫn báo cáo của Viện Tài chính quốc tế cho biết luồng vốn chảy khỏi Trung Quốc đã tăng mạnh trong quý tài chính cuối của năm 2015 khi các nhà đầu tư nước ngoài trở nên thận trọng hơn trước sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp và thị trường chứng khoán đầy biến động của nước này.
Các công ty Trung Quốc cũng vội vã trả các khoản vay nước ngoài khi đồng nhân dân tệ bị trượt giá.
Việc chảy máu luồng vốn cũng không có vẻ gì sẽ dừng lại trong thời gian sớm.
Trung Quốc sẽ "nhìn thấy sự chảy đi của các nguồn vốn lớn hơn nữa nếu nước này tiếp tục chống lại luồng gió ngược vĩ mô và can thiệp mạnh để ổn định đồng tiền của nước này" - báo cáo nhận định.
Các nhà đầu tư đã cố gắng rút tiền của họ ra khỏi Trung Quốc khi đồng nhân dân tệ lao dốc và thị trường của nước này đang biến động mạnh.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết chỉ riêng tháng 8-2015 đã có 200 tỉ USD được rút khỏi Trung Quốc trong khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc buộc phải phá giá đồng nhân dân tệ.
Trung Quốc đã giới hạn lượng tiền mà một cá nhân có thể chuyển ra khỏi nước này là 50.000 USD/ năm. Tuy nhiên để phản ứng lại dòng chảy ra ngày càng tăng của nguồn vốn, tháng 9-2015 Bắc Kinh đã kiểm soát chặt chẽ hơn số tiền mặt mà công dân nước này được rút ra từ ATM - một nỗ lực để ngăn chặn dòng tiền chảy ra nước ngoài.
Việc chảy máu tiền tệ ra nước ngoài có thể khiến đồng nhân dân tệ chịu áp lực nặng nề hơn, khiến đồng tiền này trượt giá nhiều hơn nữa và tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc để thực hiện những hành động hỗ trợ đồng tiền của nước này.
Ngoài ra chính quyền Bắc Kinh cũng đã can thiệp vào thị trường tiền tệ khi bơm 230 tỉ USD trong quý 3-2015 để ngăn trượt giá đồng nhân dân tệ.
Trong khi đó các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc khảo sát của CNNMoney ước tính đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục sụt giảm thêm 3% vào cuối năm 2016.
Thế giới đang đối mặt với làn sóng vỡ nợ 'khủng'
Tình hình tài chính thế giới không ổn định đến mức một làn sóng phá sản có thể sẽ sớm xuất hiện. Đây là ý kiến mà một chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ).