Mở bán nhiều mức giá rẻ trong năm 2016
VN chỉ hưởng lợi từ TPP 5-7 năm?
Satra muốn nhượng quyền thương hiệu bán lẻ
CPI TP.HCM giảm nhẹ 0,03%
Sữa bột Australia bị nghi làm giả ở Trung Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 22-01-2016
- Cập nhật : 22/01/2016
Nghiêm cấm các ngân hàng huy động vượt trần lãi suất
Việc triển khai các chương trình khuyến mại tại các TCTD đã ảnh hưởng đến măt bằng lãi suất - Ảnh: Ngọc Thắng
Giá thuê khu công nghiệp TP HCM gấp đôi các tỉnh lân cận
Xu hướng mới trên thị trường gần đây là các chủ đầu tư khu công nghiệp tại TP HCM có xu hướng chuyển từ cho thuê đất dài hạn sang xây dựng nhà xưởng cho thuê với diện tích khoảng 2.000-3.000 m2; giá chào thuê 2,5-3,5 USD một m2 mỗi tháng.
Trong quý cuối cùng của năm 2015, thị trường khu công nghiệp TP HCM không có nguồn cung mới. Hiện Sài Gòn có 18 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích hơn 3.630 ha, trong đó diện tích sẵn sàng cho thuê chiếm 62%. Thời hạn sử dụng đất trung bình còn lại khoảng 35 năm.
Hoạt động cho thuê quý IV/2015 ghi nhận sự ổn định theo quý và theo năm. Tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 71%. Ngoại trừ ba khu công nghiệp tại huyện Nhà Bè, Củ Chi và Bình Chánh vừa đi vào hoạt động trong năm có tỷ lệ lấp đầy thấp, dưới 50%, phần lớn các khu công nghiệp lâu năm có tỷ lệ lấp đầy trên 90%.
Đơn vị này dự báo giai đoạn năm 2016-2030, tổng nguồn cung khu công nghiệp ước tính sẽ tăng lên khoảng 3.000 ha, tăng 85% so với nguồn cung hiện tại. Dự kiến 18 khu công nghiệp hiện tại được mở rộng và khoảng 12 khu mới sẽ đi vào hoạt động trong năm 2020. Đa phần các dự án tương lai đang trong quá trình giải phóng mặt bằng, đền bù và đợi được phê duyệt.
Với Hiệp định TPP và các Hiệp định tự do thương mại khác, cộng với tình hình kinh tế ổn định, các chính sách hỗ trợ từ nhà nước và chi phí lao động thấp, Việt Nam được dự báo sẽ thu hút đầu tư từ các nhà sản xuất nước ngoài. Xu hướng dịch chuyển hoạt động sản xuất này nhằm tận hưởng những ưu đãi về thuế. Do đó, nhu cầu đối với đất công nghiệp đang tăng lên, giúp phân khúc này là một kênh đầu tư đầy hứa hẹn.
Kiểm toán nhiều dự án lớn trong năm 2016
Kiểm toán Nhà nước vừa công bố kế hoạch làm việc năm 2016. Theo đó, tại danh mục kiểm toán sử dụng vốn đầu tư và hoạt động xây dựng, cơ quan này sẽ làm việc với chủ đầu tư nhiều siêu dự án đầu tư hạ tầng.
Nhiều nhất là ngành giao thông với hàng loạt công trình có mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đến hàng tỷ USD như cao tốc ôtô Hà Nội - Hải Phòng, dự án cầu Sài Gòn 2, cầu Cổ Chiên, quốc lộ 3 Hà Nội - Thái Nguyên, nút giao khác mức Ngã ba Huế hay nhiều công trình hàng không như nhà ga sân bay quốc tế Phú Quốc, khu bay cảng Cát Bi…
Bên cạnh đó, nhiều trụ sở hành chính cũng nằm trong kế hoạch làm việc của Kiểm toán mà đáng chú ý là công trình tòa nhà Quốc hội, trung tâm hành chính Bà Rịa - Vũng Tàu, trụ sở Bộ Ngoại giao…
Ngành điện cũng góp mặt nhiều dự án tỷ USD như nhiệt điện Vũng Áng 1, Duyên Hải 1, thủy điện Đồng Nai 5…
Cùng với đó, việc tái cơ cấu tiếp doanh nghiệp Nhà nước tại Tập đoàn Xăng dầu, Cao su, Hóa chất, Than khoáng sản, Bảo Việt, Tổng công ty Xi măng, Hàng không, Kinh doanh vốn Nhà nước… và các ngân hàng lớn như Công Thương (VietinBank), Đầu tư phát triển (BIDV) cũng được kiểm toán lên lịch làm việc.
Đáng chú ý, Kiểm toán Nhà nước cho biết cơ quan này sẽ phối hợp với Kiểm toán Liên bang Nga để cùng phân tích hiệu quả hoạt động của liên doanh dầu khí Vietsovpetro.
TP.HCM phát triển công nghệ hỗ trợ đối với sáu ngành hàng
TP.HCM tìm cơ chế hỗ trợ ngành công nghiệp hỗ trợ sáu ngành hàng là cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm, dệt may và da giày...
Ông Nguyễn Phương Đông, phó giám đốc Sở Công thương TP.HCM, cho biết cơ quan này đang cùng các đơn vị tư vấn hoàn thiện đề án phát triển công nghệ hỗ trợ đối với sáu ngành hàng là cơ khí, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực thực phẩm, dệt may và da giày. Dự kiến đề án trình thông qua trong tháng 2-2016.
Theo ông Đông, thời gian qua TP.HCM cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển của ngành công nghệ phụ trợ, nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn khó tiếp cận được vốn do không có tài sản thế chấp.
“Về lâu dài, cần thiết phải có luật mới đưa ra những cơ chế chính sách hỗ trợ rõ ràng, giải quyết được những phát sinh trong quá trình phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ” - ông Đông nhìn nhận.
Giá dầu đang vực dậy kinh tế châu Âu
Chứng khoán châu Âu giảm mạnh hôm 20.1 là kết quả mới nhất của đợt lao dốc dầu thô kéo dài. Song thùng dầu giá rẻ thực sự đã và đang đem lại lợi ích cho khu vực này.