Trung Quốc bơm tiền kỷ lục nhằm hạ nhiệt thị trường
Trung Quốc và Arabia Saudi bắt tay mở nhà máy lọc dầu
Eximbank bất ngờ miễn nhiệm một phó tổng giám đốc
27 nghìn tỷ USD đang chìm trong “chảo lửa” chứng khoán
Ngành sữa thế giới “vạ lây” vì Trung Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-01-2016
- Cập nhật : 21/01/2016
“Gót chân Achilles” trong két tiền của Trung Quốc
Trong cả năm 2015, Bắc Kinh đã rút 513 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nhân dân tệ, đẩy tỷ lệ dự trữ so với M2 từ 19% xuống 15,5%.
Kho dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang ở mức 3,3 nghìn tỷ USD, quy mô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên nếu đem con số này so sánh với lượng nhân dân tệ trôi nổi trong nền kinh tế, quyền lực của Bắc Kinh lại có vẻ lép vế.
Nhân dân tệ lưu thông tự do tại Trung Quốc là một nguồn tiềm tàng cho hoạt động thoái vốn. Dự trữ ngoại hối hiện chiếm khoảng 15,5% cung tiền M2 – tổng tiền nhân dân tệ trong toàn xã hội Trung Quốc của Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân.
Đây là tỷ lệ thấp nhất kể từ năm 2004, thậm chí thấp hơn nhiều nền kinh tế châu Á như Thái Lan, Singapore, Philippines và Malaysia, theo thống kê của Bloomberg.
Điều này không đồng nghĩa toàn bộ luồng tiền tự do sẽ tháo khỏi Trung Quốc. Người dân vẫn cần nhân dân tệ để mua sắm hàng ngày.
Hơn nữa, kho dự trữ của Trung Quốc hiện ở mức an toàn, đủ để đối phó với khủng hoảng. Theo ước tính của Nomura Holdings, két tiền này đủ để trang trải 5 lần món nợ ngoại tệ ngắn hạn hiện tại của Trung Quốc, và đủ để "mua" toàn bộ hàng nhập khẩu trong 2 năm tới.
Tuy nhiên tỷ trọng thấp so với cung tiền đồng nghĩa kho dự trữ sẽ hao mòn nhanh chóng trong trường hợp nhà đầu tư rút vốn. Dòng tiền tháo chạy khỏi đại lục trong năm 2015 tính đến tháng 11 đã đạt 1 nghìn tỷ USD.
Có thể đây là lý do khiến Trung Quốc phải siết chặt các biện pháp kiểm soát vốn và bảo vệ đồng nội tệ. Điều này sẽ dập tắt kỳ vọng Bắc Kinh tiếp tục phá giá nhân dân tệ, châm ngòi cho những đợt thoái vốn lớn hơn.
Trong cả năm 2015, Bắc Kinh đã rút 513 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ đồng nhân dân tệ, đẩy tỷ lệ dự trữ so với M2 từ 19% xuống 15,5%.
Trong khi đó, Quỹ tiền tệ quốc tế lưu ý một quốc gia cần duy trì tỷ lệ này trên 20% để được xem là "vững chãi".
“Đồng USD có thể không tăng giá thêm được nữa”
“Phần lớn sự tăng giá của đồng USD có thể đã xảy ra rồi", cựu Chủ tịch FED Ben Bernanke nói...
Ông Ben Bernanke, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cho rằng tỷ giá đồng USD có thể đã đạt đỉnh.
“Phần lớn sự tăng giá của đồng USD có thể đã xảy ra rồi, và chúng ta có thể sẽ không còn thấy đồng USD tăng giá thêm nhiều nữa”, ông Bernanke phát biểu ngày 19/1 tại Diễn đàn Tài chính châu Á diễn ra ở Hồng Kông.
Theo vị cựu Chủ tịch FED, sự tăng giá của đồng USD trong thời gian tới, nếu có, sẽ phụ thuộc nhiều vào tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ của FED.
Trong 2 năm qua, đồng USD đã tăng giá so với tất cả 16 đồng tiền chủ chốt khác do kỳ vọng FED nâng lãi suất trong khi các ngân hàng trung ương khác như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng.
Đồng USD mạnh đã trở thành một trong những mối bận tâm chính của FED trước khi tiến hành tăng lãi suất vào tháng 12/2015, lần tăng lãi suất đầu tiên sau gần một thập niên.
Chỉ số Bloomberg Dollar Spot Index, một thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh, đóng cửa ở mức 1.250,7 điểm trong phiên giao dịch ngày 19/1 tại New York. Kể từ đầu năm 2014 tới nay, chỉ số này đã tăng 22%.
Gần đây, giới đầu cơ ở Mỹ đã giảm đặt cược vào sự tăng giá lên mức cao hơn của đồng USD. Theo số liệu của Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai Mỹ (CFTC), số hợp đồng đầu cơ giá lên đồng USD tính đến ngày 12/1 nhiều hơn số hợp đồng đầu cơ giá xuống 303.113 hợp đồng - mức chênh lệch thấp nhất kể từ tháng 11/2015.
Cuộc họp tiếp theo của FED sẽ diễn ra vào ngày 26-27/1. Khả năng FED tăng lãi suất trong cuộc họp này là gần 0%, trong khi khả năng FED nâng lãi suất trong cuộc họp tháng 3 là 31%.
Ông Bernanke, người giữ cương vị Chủ tịch FED trong thời gian 2006-2014, gần đây đã có một loạt bài viết về vai trò của đồng USD đăng trên blog của Viện Brookings.
Trong một bài viết hôm 7/1, ông Bernanke lập luận rằng “đặc quyền quá lớn” mà Mỹ có được từ địa vị đồng tiền dự trữ toàn cầu của đồng USD đã bị xói mòn bởi sự cạnh tranh của các đồng tiền khác, bao gồm đồng Euro và đồng Yên Nhật, cũng như tỷ trọng suy giảm của Mỹ trong nền kinh tế thế giới.
Một bài viết trước đó của ông Bernanke đã bác bỏ những nhận định cho rằng Mỹ đã thực hiện một “cuộc chiến tranh tiền tệ” sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ để làm suy yếu đồng USD và giành lợi thế trong thương mại toàn cầu.
Thế giới số: Doanh thu 2015 ước đạt 4.208 tỷ đồng; tạm ứng cổ tức bằng tiền tỷ lệ 15%
CTCP Thế giới số (Digiworld – mã chứng khoán DGW) vừa công bốnghị quyết HĐQT họp ngày 19/1/2016 vừa qua.
Theo đó, HĐQT công ty đã thông qua báo cáo dự kiến kết quả kinh doanh năm 2015 trong đó doanh thu cả năm ước đạt 4.208 tỷ đồng, giảm 14% so với doanh thu thực hiện được năm 2014 (4.956 tỷ đồng) và lợi nhuận trước thuế ước đạt 134 tỷ đồng, bằng 80% mức LNTT đạt được năm ngoái.
HĐQT công ty cũng đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2016 với các chỉ tiêu tài chính cơ bản như doanh thu ước đạt 5.390 tỷ đồng; LNTT 173 tỷ đồng và LNST 138 tỷ đồng. Đồng thời, công ty cũng đặt chỉ tiêu công ty con Digiworld Venture sẽ đạt 40 tỷ đồng doanh thu và mang về 1,8 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2016.
Hơn 23,5 triệu cổ phiếu DGW đã chính thức giao dịch trên HNX từ đầu tháng 8/2015. Ông Đoàn Hồng việt, Chủ tịch HĐQT Thế giới số ngay lập tức được gia nhập Top những người giàu của sàn chứng khoán Việt Nam năm 2015 khi sở hữu khối tài sản 452 tỷ đồng.
Ngài việc thông qua kết quả sản xuất kinh doanh, HĐQT Thế giới số cũng đã thông qua việc tạm ứng cổ tức năm 2015 bằng tiền chho cổ đông với tỷ lệ 15% (01 cổ phiếu nhận 1.500 đồng). Dự kiến sẽ chốt danh sách và chi trả trong quý 1/2016. Tổng số tiền chi trả xấp xỉ 46 tỷ đồng.
Ông Đoàn Hồng Việt hiện chỉ đang sở hữu 1,4 triệu cổ phiếu DGW tương ứng 4,59% vốn điều lệ công ty. Tuy nhiên, công ty riêng của ông – công ty TNHH Created Future hiện đang là cổ đông lớn nắm giữ 37,56% vốn điều lệ của Digiworld. Ngoài ra, vợ ông, bà Tô Hồng Trang, Phó Tổng giám đốc công ty, cũng đang sở hữu hơn 1 triệu cổ phiếu DGW.
Như vậy, lần chia cổ tức này, vợ chồng ông Việt và công ty riêng của ông sẽ nhận về gần 21 tỷ đồng cổ tức.
VAMC thực hiện mua, bán nợ xấu theo giá thị trường
Trong năm 2016, VAMC tiếp tục thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và triển khai thực hiện mua, bán nợ xấu theo giá thị trường theo phương án được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Báo cáo về kết quả hoạt động năm 2015 của VAMC cho biết, cơ quan này đã duyệt mua hơn 111.000 tỉ đồng nợ gốc của tổ chức tín dụng,phát hành trái phiếu đặc biệt gần 110.000 tỉ đồng.
Tính chung từ khi hoạt động đến thời điểm 31/12/2015, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt hơn 243.000 tỉ đồng.
Cùng với việc mua nợ, VAMC cũng đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thực hiện việc thu hồi nợ, thanh toán trái phiếu đặc biệt. Lũy kế từ năm 2013 đến cuối năm 2015 đã thu hồi nợ được 22.783 tỉ đồng (bao gồm thu từ bán nợ, tài sản bảo đảm…), đạt 228% so với kế hoạch đầu năm đã đề ra; thanh toán trái phiếu đặc biệt cho các tổ chức tín dụng với giá trị 11.737 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, VAMC cũng thực hiện việc cơ cấu lại nợ cho khách hàng; điều chỉnh, miễn giảm lãi suất, tái cơ cấu kỳ hạn nợ cho doanh nghiệp, triển khai các công tác bán tài sản bảo đảm và xử lý nợ liên quan; xây dựng và hoàn thiện các quy chế, quy định của pháp luật liên quan…
Trong năm 2016, VAMC tiếp tục thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt và triển khai thực hiện mua, bán nợ xấu theo giá thị trường theo phương án được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
Đồng thời, chủ động, tích cực phát huy đầy đủ vai trò của VAMC với tư cách là định chế tài chính đặc biệt đủ năng lực và nguồn lực về tài chính, nhân sự, quản trị, công nghệ trong việc xử lý nợ xấu, đóng vai trò quan trọng trên thị trường mua, bán nợ và là trung tâm mua, bán nợ xấu, định giá, đấu giá tài sản.
VAMC cũng sẽ thực hiện thí điểm hoạt động bảo lãnh, đầu tư, góp vốn để hỗ trợ khách hành vay; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị, tham gia góp ý với cấp có thẩm quyền nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách và xử lý nợ và phát triển thị trường mua bán nợ.
Mới đây, VAMC cũng có thông báo về mức lãi suất điều chỉnh của các khoản nợ xấu đã được VAMC mua.
Theo đó, từ 1/1 đến 31/3/2016, lãi suất đối với VND không đổi so với quý IV/2015, giữ nguyên ở mức 9,6%/năm.
Tuy nhiên, lãi suất bằng USD được điều chỉnh giảm 0,1% xuống còn 4,2%/năm. Lãi suất bằng EUR cũng được điều chỉnh giảm còn 4,8%/năm, giảm 0,6% so với quý IV/2015.
Giao dịch thị trường liên ngân hàng bất ngờ giảm mạnh
Theo thống kê của NHNN, trong tuần đầu tháng 1, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND giảm 43%, điều này hoàn toàn trái ngược so với những tuần trước đó. Đáng chú ý, lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng đã tăng đến mức 5,11%/năm.
Theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê trong tuần 4-8/1, tổng doanh số giao dịch trênthị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 93.171 tỷ đồng (bình quân 18.634 tỷ đồng/ngày), bình quân ngày giảm 14.128 tỷ đồng so với tuần từ 28 – 31/12/2015; bằng USD quy đổi ra VND đạt 39.070 tỷ đồng (bình quân khoảng 7.814 tỷ đồng/ngày), bình quân ngày giảm 1.348 tỷ đồng so với tuần trước đó.
Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (chiếm 37% tổng doanh số giao dịch VND) và 01 tuần (chiếm 26%/năm).
Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 57% và 26% tổng doanh số giao dịch bằng USD.
Đối lập với những tuần cuối năm 2015, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng luôn diễn ra sôi động, các ngân hàng tăng cường vay mượn tiền đồng lẫn nhau.
Về lãi suất bình quân liên ngân hàng, đối với các giao dịch bằng VND, so với tuần từ 28 - 31/12/2015, lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng không thay đổi ở kỳ hạn 01 tuần và giảm ở kỳ hạn qua đêm (giảm 0,03%/năm), tuy nhiên lãi suất bình quân tăng ở kỳ hạn 1 tháng. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tháng tăng đến mức 5,11%/năm.
Đối với các giao dịch USD so với tuần từ 28 - 31/12/2015, lãi suất bình quân liên ngân hàng tăng ở kỳ hạn 01 tháng (tăng đến 0,46%/năm).
Trong khi đó, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 01 tuần vẫn tiếp tục giảm. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm và 01 tuần giảm còn 0,27%/năm và 0,24%/năm.
Dưới đây là lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng ở các kỳ hạn chủ chốt trong tuần từ 04 - 08/01/2016: