Vì sao ngân hàng ngừng cho vay mua nhà dự án
Bầu Đức mất 4.500 tỷ đồng trong hơn một năm
TPP sẽ được ký tại New Zealand
Doanh nghiệp Mỹ ồ ạt rời Trung Quốc
Số liệu tiêu thụ nhà vênh nhau 14.000 căn
Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-01-2016
- Cập nhật : 20/01/2016
Kinh tế Việt Nam: Điểm sáng giữa các thị trường mới nổi
Việt Nam là một trong các nước được dự báo có tăng trưởng kinh tế nhanh nhất năm 2016 - Ảnh: Bloomberg
Tồn kho đường năm 2016 sẽ cao gấp đôi năm ngoái
Kiểm tra nguồn hàng cung cấp cho siêu thị
Chiều 18.1, Cục An toàn thực phẩm kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tại siêu thi Big C The Garden, Hà Nội.
Vì sao nhiều nhà đầu tư ôm tiền?
Nếu xu thế hội nhập và hiệu ứng hội nhập mạnh mẽ hơn trong năm 2016, dòng vốn dịch chuyển ra khỏi các nước mới nổi có thể quay trở lại Việt Nam thì thị trường chứng khoán có thể hấp dẫn hơn so với năm 2015.
Áp lực rủi ro tỷ giá
Trao đổi với phóng viên, nhà đầu tư Nguyễn Thanh Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết diễn biến thị trường chứng khoán đang có diễn biến phức tạp, thanh khoản thấp, niềm tin vào thị trường suy giảm và áp lực bán ra lớn.
“Tôi tạm thời ngừng giao dịch, giữ tiền trong tài khản và ngồi im, quan sát nắm bắt diễn biến", anh Phương nói
Khi được hỏi vì sao nhiều nhà đầu tư như anh chọn đứng ngoài thị trường, anh Phương cho rằng do vấn đề lo ngại về rủi ro tỷ giá và ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giá dầu, kinh tế Trung Quốc là những nguyên nhân khiến nhà đầu tư đang đứng ngoài thị trường”.
Hiện nay Ngân hàng Nhà nước có phương thức điều hành tỷ giá trung tâm, tỷ giá có thể biến động theo ngày, nên nhiều nhà đầu tư xem việc theo dõi tỷ giá là một việc làm song hành với việc theo dõi bảng giá chứng khoán.
Theo tính toán, nếu tiền đồng mất giá 5% đồng nghĩa với việc tài sản trên thị trường chứng khoán cũng bị chiết khấu 5%.
Những lo ngại về tỷ giá cộng với ảnh hưởng có câu chuyện thị trường chứng khoán Trung Quốc mất điểm, giá dầu xuống thấp nhất trong vòng 10 năm qua khiến tâm lý đầu tư đang xuống rất thấp.
Cùng với đó, thị trường đang chứng kiến các nhà đầu tư ngoại liên tuc bán ròng. Theo các chuyên gia phân tích, áp lực bán của các nhà đầu tư nước ngoài nằm trong một xu thế rút vốn chung của các nhà đầu tư trên toàn thế giới ở các thị trường mới nổi và Việt Nam cũng chịu áp lực rất lớn này.
Chính sách điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng nhà nước đã giúp tỷ giá trên thị trường ổn định suốt 2 tuần qua nhưng nếu giá dầu tiếp tục giảm mạnh và Việt Nam tiếp tục nhập siêu suy giảm dự trữ ngoại tệ thì áp lực lên tỷ giá tiếp tục tăng cao.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cao cấp phân tích về các ấn số trong năm 2016 nhà đầu tư cần quan tâm. Ông nhấn mạnh với việc đồng USD tăng giá, giá đồng Nhân dân tệ giảm đi tạo áp lực cho vấn đề tỷ giá của Việt Nam.
Vấn đề lãi suất và đặc biệt là lãi suất đối với đồng USD, khi FED điều chỉnh tăng lãi suất thì sẽ ảnh hưởng tới chi phí huy động vốn cho các dự án đối với cả Chính phủ và doanh nghiệp.
Thị trường chứng khoán thế giới biến động phức tạp do thị trường chứng khoán Trung Quốc có những biến động không khả quan.
Giá dầu nếu tiếp tục giảm sâu tác động tới Việt Nam trong cả thương mại, đầu tư, thị trường chứng khoán liên quan đến cổ phiếu ngành dầu khí cũng bị ảnh hưởng.
“Những biến động vĩ mô ở mức khó lường khiến nhà đầu tư cần cân nhắc và cẩn thận hơn trước những quyết định”, ông Lực cho hay.
Kênh đầu tư nào hấp dẫn?
Khi được hỏi kênh đầu tư nào hấp dẫn trong năm 2016, Tiến sỹ Cấn Văn Lực cho rằng thị trường chứng khoán 2016 bị tác động mạnh mẽ.
Nếu xu thế hội nhập và hiệu ứng hội nhập mạnh mẽ hơn trong năm 2016, dòng vốn dịch chuyển ra khỏi các nước mới nổi có thể quay trở lại Việt Nam thì thị trường chứng khoán có thể hấp dẫn hơn so với năm 2015.
Kênh huy động tiền gửi tiết kiệm của Việt Nam hiện là kênh được lựa chọn nhiều nhất bởi trong tình thế lạm phát thấp, lãi suất tiền gửi là 6% đối với thời hạn 12 tháng (trong thời hạn dài hơn có thể là 6,5%) là hấp dẫn.
Thị trường bất động sản đang được cho là ấm lên nhưng tùy phân khúc và theo từng khu vực. Sự ấm lên của bất động sản sẽ có sàng lọc hơn trong năm 2016.
Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ rút dần khỏi kênh đầu tư vàng và ngoại tệ bởi hai kênh này không còn dư địa để lướt sóng đầu tư vì hiện nay lãi suất tiền gửi bằng USD đã được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh đưa về mức 0%, giá vàng khá ổn định trong 3 năm vừa qua, thậm chí còn giảm trong năm 2015.
Dự báo 2016 của giá vàng sẽ còn tiếp tục giảm trong khi USD được dự báo là tăng giá.
"Bong bóng" bất động sản sẽ xảy ra sớm hơn chúng ta tưởng?
Năm 2016, thị trường bất động sản (BĐS) có thể chưa xảy ra hiện tượng “bong bóng” nhưng nguy cơ đang tích tụ dần và có khả năng vỡ “bong bóng” trong một vài năm tới.
Đây là các ý kiến được tranh luận tại hội nghị tổng kết tình hình thị trường bất động sản TPHCM năm 2015 và dự báo thị trường năm 2016 do Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) tổ chức chiều 18/1.
Dù rằng thanh khoản thị trường đã được cải thiện tốt, nhưng yếu tố mất cân bằng giữa các dòng sản phẩm căn hộ trong nguồn cung đang tạo nên nỗi lo ngại. Theo quan ngại của ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, hiện thị trường có từ 14.000 – 15.000 căn hộ có giá từ 1 - 2 tỷ đồng/căn. Nếu không tiêu thụ được từ 50 – 70% số lượng căn hộ đã tung ra thì không biết chuyện gì xảy ra. Bên cạnh đó, Thị trường vẫn còn có đến 500 dự án đang đắp chiếu, chứng tỏ thị trường vẫn còn nhiều khó khăn.
Ông Đực nêu một loạt yếu tố cho thấy thị trường đang rất mong manh. Cụ thể, trong 839 dự án hiện hữu tại TPHCM thì có 228 dự án hoạt động, 97 ngưng, 405 chưa khởi công, 109 bị thu hồi. Như vậy xem như 1 dự án sống thì có 3 dự án bệnh hay hấp hối rồi chết.
Thị trường đang vắng lạnh căn hộ dưới 1 tỷ đồng cho thu nhập trung bình khá; Không có căn hộ dưới 300 triệu đồng và cho thuê để cho người nghèo. "Nguồn cung BĐS đang đi theo hình kim tự tháp ngược, nên bất ổn. Cái bông vụ quay nhờ ngoại lực (ngân hàng - bán hàng đa cấp - hội nhập ...), nếu giảm ngoại lực thì bông vụ lăn quay", ông Đực ví von .
Theo ông Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính Ngân hàng, như nghiên cứu trong giai đoạn 2016-2018, ước tính thị trường có nguồn cung đến gần 80.000 đơn vị nhà ở, trong đó phân khúc cao cấp đã chiếm trên 70%, trong khi nhu cầu về nhà ở bình dân đang khá lớn nhưng ít được DN quan tâm đầu tư. Việc mất cân đối về phân khúc sản phẩm nguồn cung như vậy tiềm ẩm quá nhiều rủi ro.
Thêm vào đó, với việc nguồn vốn ngân hàng “chảy” mạnh vào thị trường BĐS đang tạo nên nỗi lo. Cũng theo ông Hiếu, trong năm 2016 thị trường BĐS tiếp tục tiến trình phục hồi, song một số điểm còn phải quan tâm. Như dự báo nhiều dấu hiệu cho thấy có rất nhiều biến động trên thị trường tài chính thế giới về tỉ giá, giá vàng, giá dầu sẽ tác động lên thị trường BĐS.
Vì vậy, ông Hiếu cho rằng: "DN phải chuẩn bị để đón đầu tất cả các biến động đó và đảm bảo không bị “lung lay” khi thị trường biến động. Theo đó, DN BĐS phải lên kế hoạch dựa vào các giả định tình hình để đưa ra những kịch bản khác nhau nhằm thích ứng với các tình huống. Một điều không thể lơ là đó là, 60% tín dụng của Việt Nam được đảm bảo bằng BĐS. Do vậy, nếu BĐS tiếp tục lao dốc thì vấn đề nợ xấu sẽ không hạ nổi. Cho nên, ngành ngân hàng cần thận trọng khi “rót” vốn dành cho BĐS".
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng cho biết với tình hình nguồn cung trong tương lai là sản phẩm cao cấp chiếm đa số và nhu cầu vốn cho thị trường BĐS, nhất là nguồn vốn cho trung hạn và dài hạn vẫn chưa giải quyết được. Vì vậy, đòi hỏi DN cần có kế hoạch kinh doanh hợp lý với tình hình thị trường. Bên cạnh đó, phía nhà quản lý thị trường phải có hoạt động giám sát và chính sách điều hành thị trường phù hợp để đảm bảo sự hồi phục ổn định.