BID Việt Nam sẽ đầu tư 1.600 tỷ đồng vào Thái Bình
Phú Quốc gặp gỡ các nhà đầu tư
ADB tài trợ 27 tỷ USD cho châu Á
Vốn hóa sàn chứng khoán TP HCM tăng hơn 16% năm 2015
Chưa đầy một tuần, chứng khoán toàn cầu mất hơn 2.000 tỉ USD
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 08-01-2016
- Cập nhật : 08/01/2016
Giá dầu giảm, lọc dầu Dung Quất vẫn lãi 6.000 tỉ đồng
Ông Nguyễn Hoài Giang, Chủ tịch BSR, mặc dù đối diện với rất nhiều khó khăn nhưng BSR đã vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất đạt hiệu quả trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2015.
Năm 2015, BSR đạt được kế hoạch sản lượng trước 50 ngày, với doanh thu đạt gần 95.000 tỉ đồng, nộp ngân sách hơn 20.300 tỉ đồng, lợi nhuận đạt gần 6.000 tỉ đồng.
Về kế hoạch năm 2016, BSR đưa ra chỉ tiêu sản xuất đạt trên 5,83 triệu tấn sản phẩm các loại, doanh thu đạt trên 82.000 tỉ đồng; nộp ngân sách trên 15.700 tỉ đồng.
Về kế hoạch cổ phần hóa, từ năm 2009, BSR đã khởi động việc tìm kiếm đối tác chiến lược để chuyển nhượng một phần cổ phần. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Venezuela, Nga... cũng cân nhắc các lợi ích nên chưa quyết định đầu tư vào BSR.
"Quan điểm của BSR là tiếp tục song song hai việc, đó là tìm kiếm đối tác chiến lược, trong đó có các đối tác trong nước và cổ phần hóa bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng" - ông Giang chia sẻ.
Theo ông Lê Mạnh Hùng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cho biết PVN đã kế hoạch nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất từ công suất 6,5 triệu tấn/năm lên mức 8,5 triệu tấn/năm vào năm 2021.
Tính từ lúc nhà máy đi vào vận hành chính thức đến nay, tổng sản lượng chế biến đạt trên 37 triệu tấn dầu thô, đóng góp vào ngân sách nhà nước trên 122.000 tỉ đồng, tổng lợi nhuận đạt trên 4.800 tỉ đồng. Hiện tại, nhà máy đang đáp ứng 30%-40% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu nội địa.
Năng suất lao động ngành nông lâm thủy sản đạt 31 triệu đồng/năm
Đó là thông tin tại buổi họp báo về công tác năm 2015 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 của Bộ NN&PTNT.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2015 sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, lớn nhất là EL Nino gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường; thị trường xuất khẩu nông, thủy sản gặp nhiều khó khăn; giá cả các mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm…
Tuy nhiên tốc độ tăng GDP vẫn đạt 2,41%; giá trị sản xuất tăng 2,62%, trong đó, nông nghiệp tăng 2,28%, lâm nghiệp tăng 7,92%, thủy sản tăng 3,06%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 30,14 tỷ USD.
Bình quân giai đoạn 2011- 2015, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành đạt 3,13%, vượt mục tiêu đề ra (từ 2,8- 3%). Giá trị sản lượng tăng bình quân 3,68%/năm. Năng suất lao động xã hội ngành nông lâm thủy sản tăng từ 1,75 lần từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên khoảng 31 triệu đồng năm 2015.
Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đã tăng từ 54,6 triệu đồng/ha năm 1010 lên 79,3 triệu đồng/ha năm 2014 và ước năm 2015 đạt 82 triệu đồng/ha, tăng 50% so với năm 2010; 1ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 103,8 triệu đồng/ha lên 177,4 triệu đồng/ha.
Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu rau quả ước đạt 1,83 tỷ USD, tăng 23,4% so với năm 2014. Trong năm, nhiều loại cây như nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính như Mỹ, Úc, Eu, Nhật Bản…Có thêm thị trường mới đồng nghĩa với việc giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro.
Đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, mục tiêu của ngành trong năm 2016 và 2016- 2020 là: “Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, giá trị tăng cao, bền vững, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao nhanh thu nhập và cải thiện đời sống của dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng”.
Mục tiêu trong năm 2016, tăng trưởng GDP toàn ngành đạt 3- 3,5%, bình quân giai đoạn 2016- 2020 đạt 2,5- 3%; giá trị sản xuất năm 2016 tăng 3,5- 4%, bình quân 5 năm 2016- 2020 đạt 3,5- 4%. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 31 tỷ USD và khoảng 39- 40 tỷ USD năm 2020.
Biên giới Việt- Trung: Nhập hàng TQ tăng vọt, xuất đi giảm mạnh
Nhập khẩu qua tuyến Việt Nam- Trung Quốc trong năm 2015 tăng 40% so với năm 2014. Ngược lại xuất khẩu giảm 12,1%. Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam qua Trung Quốc vẫn xảy ra tình trạng ách tắc, ép giá...
Tại Hội nghị Phát triển thương mại biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và hải đảo diễn ra ngày 5/1, ông Hoàng Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ thương mại Biên giới và miền núi cho biết năm 2015, tổng kim ngạch mua bán, trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới ước đạt 27,56 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2014. Trong đó tuyến biên giới Việt Nam- Trung Quốc chiếm 85%, tuyến biên giới Việt – Lào chiếm khoảng 4% và tuyến biên giới Việt Nam – Campuchia chiếm 11%.
Cũng theo ông Tuấn, tính đến nay, trên 3 tuyến biên giới có 295 chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu. Trong đó, tuyến biên giới Việt – Trung có 102 chợ, Việt – Lào có 53 chợ và Việt Nam – Campuchia có 140 chợ.
Với tuyến Việt Nam- Trung Quốc xuất, nhập khẩu đạt 5.842,3 triệu USD, tăng 10,1%. Trong đó, xuất khẩu đạt 2.665,7 triệu USD, giảm 12,1%.
Nhập khẩu đạt 3.176,6 triệu USD, tăng 40%. Trao đổi hàng cư dân biên giới đạt 227,1 triệu USD, tăng hơn 188% so với năm 2014.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là 3 nhóm: nông, lâm, thủy hải sản, các mặt hàng nhập khẩu gồm 2 nhóm chính là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hàng điện tử, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
Theo ông Hoàng Minh Tuấn, bên cạnh những việc làm được, công tác hoạt động thương mại biên giới thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Việt Nam với các nước có chung biên giới.
Cụ thể, tại một số cửa khẩu lối mở biên giới, hàng hóa hợp phát xuất xứ Việt Nam được mở tờ khai, làm thủ tục đầy đủ bên phía Việt Nam (hình thức chợ biên giới theo quy định của Trung Quốc) nhưng Trung Quốc yêu cầu chuyển tải sang xe biên mậu để đưa sang Trung Quốc theo hình thức chợ biên giới, nhằm tận dụng ưu đãi 8.000 nhân dân tệ/người/ngày, cách làm này gây chậm trễ, bất tiện cho thông quan hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.
Hoạt động cư dân biên giới giữa hai nước chưa thực sự sôi động, phong phú; Hệ thống kho bãi tại cửa khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa. Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam như dưa hấu, thanh long….khi mua bán, trao đổi với Trung Quốc theo hình thức đi chợ, tức là doanh nghiệp bán không có hợp đồng mua bán sẵn với đối tác Trung Quốc, ồ ạt chở lên biên giới khi vào mùa vụ khiến khả năng thông quan cửa khẩu nhất thời không đáp ứng được, bị doanh nghiệp bên Trung Quốc lợi dụng ép giá, gây nên tình trạng ùn tắc cửa khẩu, làm thiệt hại về kinh tế, khiến dư luận bức xúc và áp lực cho cơ quan quản lý.
Mặt khác, các sự việc bất thường liên quan đến thương mại biên giới xảy ra tại khu vực cửa khẩu, lối mở biên giới chưa được cập nhật kịp thời; việc cung cấp thông tin khuyến cáo cho doanh nghiệp Việt Nam về những thay đổi điều hành, quản lý biên mậu phía Trung Quốc vẫn còn thiếu.
Đối với thương mại biên giới tuyến Việt Nam- Lào, xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới đạt 1,1 tỷ USD. Song hàng hóa của Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của hàng Thái Lan, Trung Quốc tại thị trường Lào.
Một số nguồn tin từ phía Lào cho thấy, hàng hóa của các nhà đầu tư Việt Nam khi nhập về Việt Nam khônng qua cửa khẩu biên giới 2 nước mà lại đi qua đường cảng biển của Thái Lan để về TP.HCM, nguyên nhân do bất cập và gây nhũng nhiễu trong công tác cửa khẩu của các đơn vị chức năng khiến chi phí tăng cao.
Đối với thương mại biên giới Việt Nam- Campuchia xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biến giới chiếm khoảng 11% thương mại biên giới cả nước, ước đạt 3,05 tỷ USD. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm: hàng nông sản, hải sản, sản phẩm công nghiệp, sắt thép, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng…các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: cao su, hàng nông sản, và các sản phẩm gỗ…Nhưng tại đây, các lực lượng đối lập của Campuchia kêu gọi tẩy chay hàng Việt Nam gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Công Trưởng, đại diện UBND tỉnh Lạng Sơn cũng cho biết, phía Trung Quốc luôn linh hoạt điều tiết hàng xuất khẩu, hàng tạm nhập tái xuất của ta qua các lối mở, điểm thông quan qua các mốc mới, trong khi đó phía Việt Nam việc cho phép xuât khẩu, tạm nhập tái xuất qua các khu vực đó phải xin ý kiến Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ mới được phép cho đi nên ảnh hưởng rất lớn đến họat động xuất khẩu khu vực trên. Ngoài ra hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại vẫn còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp.
Trước tình hình trên, Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú yêu cầu, trong thời gian tới, cần thúc đẩy đàm phán với các nước có chung đường biên giới với Việt Nam về việc ký kết các hiệp định, thỏa thuận tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại biên giới trong giai đoạn hiện nay.
Sớm nghiên cứu đề án thành lập Hiệp hội kinh doanh biên mậu để đảm bảo quyền lợi cho các thương nhân của Việt Nam trong kinh doanh với Trung Quốc và các nước láng giềng, hạn chế tình trạng thường xuyên bị thua thiệt, ép giá do hoạt động thương mại biên giới là hoạt động đặc thù, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại biên giới của Việt Nam luôn bị động và phụ thuộc nhiều vào điều tiết từ phía Trung Quốc.
Ngoài ra, cụ thể hóa những hợp tác chính sách nhằm thực hiện hiện có hiệu quả Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam - Lào và Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào trong năm 2016.
Giá thức ăn chăn nuôi cao do chiết khấu ‘hoa hồng’ lớn
Dù kết quả kiểm tra tại doanh nghiệp không phát hiện chất cấm và tình trạng thao túng giá nhưng hiện tượng chiết khấu “hoa hồng” quá lớn, dẫn tới giá bán thức ăn chăn nuôi bị đẩy lên cao.
Tại cuộc họp báo của Bộ NN&PTNT chiều 5/1, ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, đoàn thanh tra liên ngành (gồm Tổng cục Thủy sản, đại diện Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Bộ Công an, Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT) đã kiểm tra 7 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
7 doanh nghiệp trong danh sách kiểm tra gồm: Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, Công ty TNHH Grobest Việt Nam, Công ty TNHH Cargii Việt Nam, Công ty TNHH TongWei Việt Nam, Công ty TNHH Guyomarc'h Việt Nam và Công ty TNHH Khoa kỹ sinh vật Thăng Long.
Nội dung kiểm tra tập trung vào vấn đề chất lượng TACN; kiểm tra hiện tượng “bắt tay” nhau thao túng giá thức ăn chăn nuôi; kiểm tra tình trạng chuyển giá, gửi giá về công ty mẹ để báo lỗ…
Kết quả kiểm tra không phát hiện chất cấm và tình trạng thao túng giá nhưng hiện tượng chiết khấu “hoa hồng” quá lớn, chiếm 20-30%, dẫn tới giá bán TACN bị đẩy lên cao.
Ông Điền cho biết có đại lý mỗi năm chỉ bán vài chục tấn TACN mà được doanh nghiệp sản xuất tặng ô tô cả tỉ đồng.
"Trước thực trạng này, Tổng cục Thủy sản đã kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ liên quan kiểm tra việc chuyển giá. Bên Công an thì làm rõ có việc lập công ty mẹ - công ty con để chuyển giá hay không. Tổng cục Thủy sản chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng. Đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra kỹ hơn việc tiền chiết khấu, tiền ‘hoa hồng’ lên tới 20-30% đã đẩy giá thức ăn tăng lên, ảnh hưởng tới người chăn nuôi”, ông Điền nhấn mạnh.
Thương vụ Metro Cash & Carry Việt Nam bán cho Thái Lan hoàn tất
Theo đó, TCC sẽ mua lại toàn bộ cơ sở bán buôn của Tập đoàn Metro tại Việt Nam, bao gồm tất cả 19 trung tâm và các bất động sản liên quan trị giá 655 triệu euro.
Là thành viên của Tập đoàn TCC, với những mục tiêu mở rộng mạnh mẽ và kinh nghiệm thị trường dày dạn, BJC (công ty con của TCC) sẽ tiếp nhận Metro Cash & Carry Việt Nam và tiếp tục khai thác thị trường đầy tiềm năng này.
Được biết Metro Cash & Carry Việt Nam hoạt động ở Việt Nam từ năm 2002 và hiện có 19 trung tâm trên cả nước với hơn 3.300 nhân viên. Những năm qua, Metro Cash & Carry Việt Nam đã đầu tư mạnh và liên tục vào phát triển hạ tầng thương mại, cũng như lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm trong nước. Công ty đã thực hiện tập huấn cho hơn 20.000 hộ nông dân, ngư dân giúp nâng cao sản lượng, an toàn sản phẩm để tiếp cận tốt hơn với nền thương mại hiện đại cũng như nâng cao năng lực trong dài hạn.