Việt Nam - Lối thoát cho du lịch Nga
Hơn 20 triệu USD đầu tư chế biến dừa xuất khẩu
Thêm 200 tỉ đồng đầu tư vào KCN Hiệp Phước
Nhiều tập đoàn chăn nuôi lớn đến VN tìm cơ hội kinh doanh
Buôn lậu cả tài liệu cấm và quân trang
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-11-2015
- Cập nhật : 20/11/2015
Việt Nam xếp nhì top 10 điểm đầu tư hấp dẫn doanh nghiệp APEC
Việt Nam đồng hạng nhì với Indonesia và Mỹ trong danh sách 10 điểm đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp thuộc khối APEC trong 1 năm tới, theo đánh giá của tổ chức kiểm toán PriceWaterhouseCoopers (Anh).
Theo đó, quốc gia đứng đầu là Trung Quốc, với 53% doanh nghiệp tại nước này tin rằng kinh doanh trong năm tới sẽ tốt đẹp. Ba quốc gia đồng hạng nhì với tỉ lệ 52% là Việt Nam, Mỹ và Indonesia. Singapore xếp thứ 3 với 46%, và Philippines đứng thứ 4 với 45%.
Khảo sát được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 8 vừa qua, trong đó 800 lãnh đạo doanh nghiệp được hỏi về dự đoán của họ đối với tình hình kinh doanh, tăng trưởng và thương mại tự do tại khu vực APEC.
PriceWaterhouseCoopers cho biết Trung Quốc, Mỹ và Indonesia vẫn tiếp tục là những điểm hấp dẫn chủ chốt trong khối, nhưng lãnh đạo các doanh nghiệp hiện đang mở rộng thêm phạm vi đầu tư.
Hơn phân nửa số người được hỏi (53%) cho biết muốn gia tăng đầu tư trong 12 tháng tới và 62% trong số này đã có kế hoạch đầu tư vào APEC.
Cũng theo khảo sát của PriceWaterhouseCoopers, an ninh mạng, hiểm họa thiên tai và căng thẳng địa chính trị là những mối đe dọa hàng đầu đối với hoạt động đầu tư và tăng trưởng kinh doanh.
Sắp sửa đấu giá cổ phiếu “vàng” của ngành hàng không
Mức giá khởi điểm 11.800 đồng/cổ phiếu được giới đầu tư nhận định khá hấp dẫn với một doanh nghiệp thuộc ngành hàng không
Ngày 19-11, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) phối hợp với đơn vị tư vấn tổ chức đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) là Công ty chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), tổ chức Hội thảo giới thiệu cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ACV tại Hà Nội.
Theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt, ACV có vốn điều lệ hơn 22.430 tỉ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 75%; bán cho nhà đầu tư chiến lược 20%; lượng cổ phần bán đấu giá công khai cho các nhà đầu tư 77,8 triệu cổ phần (tương đương 3,47% vốn điều lệ) với giá khởi điểm 11.800 đồng/cổ phần; số còn lại bán cho người lao động, tổ chức công đoàn.
Đợt IPO của ACV sẽ diễn ra tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM vào ngày 10-12 tới.
Ông Phạm Xuân Anh, Giám đốc Khối Ngân hàng đầu tư BSC, cho hay mệnh giá mức giá khởi điểm 11.800 đồng, cao hơn 700 đồng/cổ phần so với phương án cổ phần hóa trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 4 là do đánh giá xu hướng vận động của thị trường, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không để đưa ra được kết quả kinh doanh thực tế của ACV ít nhất trong 3 năm tới có điểm rơi ở đâu.
“11.800 đồng/cổ phiếu là mức hợp lý, đảm bảo nhà đầu tư yên tâm khi tham gia và được xây dựng ở mức quan điểm thận trọng nhất” – ông Phạm Xuân Anh nhấn mạnh.
Về nhà đầu tư chiến lược, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc ACV, cho biết tới đây, Bộ Giao thông Vận tải sẽ thẩm định và phê duyệt tiêu chí cổ đông chiến lược. Tuy nhiên, sẽ tập trung ở một số nhà đầu tư có năng lực khai thác kinh doanh một số cảng hàng không, dịch vụ hàng không; có năng lực tài chính để đồng hành với ACV; có khả năng mở rộng nâng cao năng lực khai thác các cảng hàng không, trong đó trọng tâm là Cảng Hàng không quốc tế Long Thành...
ACV hiện là doanh nghiệp trực tiếp khai thác 22 cảng hàng không trên cả nước, trong đó có 7 cảng quốc tế và 15 cảng quốc nội. Năm 2014, ACV có tổng doanh thu 10.569 tỉ đồng, trong khi chi phí là 7.389 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.437 tỉ đồng.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật khẳng định thời gian vừa qua, ngành hàng không đã có nhiều chuyển biến tích cực khi đầu tư, nâng cấp nhiều cảng hàng không, sân bay mới như Cam Ranh, Phú Quốc, Vinh,... đảm bảo cân đối hài hoà nguồn lực đầu tư sân bay trung tâm và sân bay lẻ. Tuy nhiên, với việc chỉ có một đơn vị thực hiện công việc này sẽ tạo thành độc quyền, dẫn đến năng suất lao động thấp, năng lực cạnh tranh không cao. Vì vậy, Bộ đã báo cáo Chính phủ mời gọi thêm cổ đông, thay đổi giá trị doanh nghiệp, giảm bớt giá trị độc quyền...
Hồng Đà Lạt khan hiếm, giá tăng hàng chục lần
Sau thời gian ế ẩm vì rớt giá thảm hại, trái hồng Đà Lạt (Lâm Đồng) đã tăng giá mạnh những ngày cuối vụ nhưng nông dân không còn nhiều hàng để bán.
Hiện tại, hồng giòn tại chợ Đà Lạt có giá 25.000 – 30.000 đồng/kg, hồng trứng có giá 18.000 – 25.000 đồng/kg, hồng dẻo sấy khô bổ cau có giá 250.000 – 300.000 đồng/kg, hồng sấy nguyên quả hơn 350.000 đồng/kg, cao gấp hàng chục lần so với cách đây 1 tháng, khi giá bán tại vườn chưa đến 2.000 đồng/kg mà thương lái còn “chê lên, chê xuống” khiến người trồng hồng điêu đứng.
Tuy nhiên, dù giá tăng cao nhưng lượng hồng bán ra rất ít. Ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động quanh chợ Đà Lạt, dọc đèo Prenn, đường D’Ran (Đơn Dương), đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt... chỉ còn vài điểm nhỏ lẻ người dân trưng bày hồng trên các quầy sạp lưu động để bán cho du khách.
Ông Trương Văn Năm (62 tuổi) có hơn 5 sào hồng dưới chân đèo Prenn, nói: “Vào thời điểm cuối tháng 9-2015, giá hồng chỉ ở khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg tùy loại, thương lái đến thu mua chọn lựa rất kỹ, tiêu thụ rất chậm. Tính ra mùa hồng năm nay người dân chúng tôi lỗ nặng tiền phân bón và công chăm sóc, lượng hồng thải bỏ dưới gốc cây hơn 60%”.
Hiện chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa vụ hồng Đà Lạt sẽ hết, một số nông dân tiến hành dọn cây, cắt tỉa cành chuẩn bị cho năm sau.
Thực chất của đợt rớt giá thê thảm vừa qua của hồng Đà Lạt không phải vì “trúng mùa” mà chủ yếu do vướng phải tin đồn “ngâm hóa chất” và “sử dụng bao bì Trung Quốc” để đóng gói khiến người tiêu dùng xa lánh.
Ông Đinh Việt Dũng, Chủ tịch UBND thị trấn D’Ran, Đơn Dương (Lâm Đồng), nơi trồng hồng nhiều nhất ở Lâm Đông, cho biết địa phương đã có nhiều biện pháp để bác bỏ tin đồn gây hiểu nhầm giữa hồng Đà Lạt và hồng Trung Quốc, đồng thời miễn thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng cho các tiểu thương… nên giá hồng cuối vụ có phần nhích lên cao. Ngoài ra, sắp tới, huyện Đơn Dương cũng sẽ đề xuất lên các ban ngành của tỉnh xây dựng thương hiệu cho hồng D’Ran để tạo niềm tin và bảo vệ cho người nông dân.
Con gái ông Chuang ‘biến mất’ ngay khi nữ doanh nhân Hà Linh bị sát hại
Xây nhà máy phân đoạn huyết tương đầu tiên tại Việt Nam