Ngân hàng TW châu Âu sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ?
Kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng thấp nhất trong 25 năm qua
Xếp loại doanh nghiệp nhà nước theo 5 tiêu chí
Đón đầu TPP, nhà sản xuất nhãn mác lớn nhất thế giới vừa rót 30 triệu USD xây nhà máy tại Việt Nam
Hiệp định ATIGA: Năm 2018 xóa bỏ hàng rào thuế quan trong ASEAN
Tin kinh tế đọc nhanh 22-11-2015
- Cập nhật : 22/11/2015
Việt Nam nhập siêu 3,58 tỉ USD
Nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc tăng tới 115%
Dự án đường sắt ga Hà Nội - Nhổn đội vốn 400 triệu Euro
Với tổng mức dự kiến đầu tư ban đầu là 783 triệu Euro, nhưng đến nay, Dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội đã phải điều chỉnh lên 1.176 triệu Euro (tăng gần 400 triệu Euro).
Tại buổi làm việc với Bộ GTVT chiều 19.11, Giám đốc Ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội - Nguyễn Quang Mạnh cho biết, hiện Ban QLDA đường sắt đô thị Hà Nội đang ký kết bổ sung hiệp định vốn vay với các nhà tài trợ AFP và AIB. Nếu việc ký kết được thực hiện thì nguồn vốn cho dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, việc tăng tổng mức đầu tư của dự án cũng khiến các bộ ngành liên quan đang phải giải trình trước Chính phủ.
Theo đại diện các nhà tài trợ dự án, việc bàn giao mặt bằng thi công rất chậm đang tạo áp lực cho các bên liên quan. Do vậy, UBND TP.Hà Nội và Bộ GTVT cần phải đẩy nhanh tiến độ GPMB, tái định cư, nếu không “chậm trễ trong GPMB dự án sẽ mất thêm chi phí”.
Đại diện Bộ GTVT Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết, việc GPMB và bố trí tái định cư ở Hà Nội là rất khó khăn vì tuyến đường sắt độ thị số 3 đi qua hầu hết các khu dân cư của thành phố. Do vậy, các nhà tài trợ cần xem đây là vấn đề đặc thù để xử lý cho phù hợp. Nếu đưa GPMB vào để giải quyết vấn đề vốn sẽ rất khó khăn cho Hà Nội.
Được biết, ngoài dự án đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội bị đội vốn lớn thì dự án đường sắt đô thị số 2 (Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo) cũng đang bị dừng triển khai để thẩm tra tổng mức đầu tư điều chỉnh nên chưa thể khởi công. Theo dự kiến sẽ khởi công vào tháng 12.2013, nhưng sau gần 2 năm, dự án này vẫn đang dậm chân tại chỗ do phải chờ phê duyệt của Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Dự án tàu điện số 2 được phê duyệt năm 2008 có tổng mức đầu tư 19.555 tỉ đồng (tương đương 131 tỉ Yên). Hiện dự án chưa triển khai nhưng phải điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên đến 51.700 tỉ đồng.
“Việc chậm trễ trong triển khai đang đẩy dự án vào tình trạng không tìm được nguồn vốn tài trợ khi đến hết năm 2016 Hiệp định vay vốn JICA sẽ hết hiệu lực. Do vậy nếu không có gói thầu xây lắp nào thực hiện thì hiệu lực của khoản vay sẽ bị xem xét, đánh giá lại dự án. Nếu điều này xảy ra, dự án sẽ rất khó triển khai”, ông Mạnh cho biết thêm.
Thế giới di động: Bình quân 3 ngày khai trương 2 siêu thị, 10 tháng lãi 846 tỷ đồng
Thế giới di động cho biết trong 10 tháng đầu năm công ty đã khai trương 196 siêu thị mới trên toàn quốc, trong đó chuỗi Thegioididong.com khai trương 164 siêu thị, Dienmayxanh.com khai trương 32 siêu thị.
Theo thông tin từ Công ty cổ phần Thế giới di động (MWG), 10 tháng đầu năm 2015 công ty đạt 19.891 tỷ đồng doanh thu, tương đương 84% kế hoạch cả năm, tăng trưởng 61% so với cùng kỳ 2014. Chuỗi Thegioididong.com chiếm 83,4% doanh thu trong kỳ, tương đương 16.596 tỷ đồng doanh thu. Còn lại 3.295 tỷ đồng doanh thu đến từ chuỗi Dienmayxanh.com.
Lũy kế 10 tháng, MWG lãi sau thuế 846 tỷ đồng – tương đương 95% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2015. So với kết quả lợi nhuận cùng kỳ 2014, lợi nhuận 10 tháng của MWG tăng 56%.
Doanh thu online của MWG đạt 1.253 tỷ đồng – chỉ mới đạt 63% kế hoạch cả năm, nhưng so với cùng kỳ, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu này lên tới 76%.
Thế giới di động cho biết trong 10 tháng đầu năm công ty đã khai trương 196 siêu thị mới trên toàn quốc, trong đó chuỗi Thegioididong.com khai trương 164 siêu thị, Dienmayxanh.com khai trương 32 siêu thị. Tính bình quân, trong 10 tháng đầu năm, cứ hơn 3 ngày, MWG khai trương thêm 2 siêu thị trên cả nước.
Hà Nội: Tín dụng 11 tháng tăng trưởng ước đạt 18%
Tổng dư nợ cho vay tháng 11 của TP. Hà Nội ước tính 1.193 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước
Theo Cục Thống kê Hà Nội, mặc dù lãi suất ngân hàng giảm, nhưng tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng vẫn tăng so tháng trước, tháng 11, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước tính đạt 1.383 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng trước và tăng 16,2% so tháng 12/2014.
Trong đó, tiền gửi tăng 1,2% và 14,6% (tiền gửi tiết kiệm tăng 2,3% và 15%, tiền gửi thanh toán tăng 0,5% và 14,4%), phát hành giấy tờ có giá tăng 0,4% và tăng 49,2%.
Tổng dư nợ cho vay tháng 11 ước tính 1.193 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so tháng trước và tăng 18% so tháng 12/2014, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,2% và 9,8%, dư nợ trung và dài hạn tăng 0,7% và 32,2%.