TP.HCM: Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 24,5%
Bộ Tài chính: Giá sữa chưa giảm vì lương, điện, tỷ giá tăng
Hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm thương hiệu Việt
Dự án Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh thừa 14.000 tỷ đồng
Vinalines rút hầu hết vốn tại 2 cảng biển lớn
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-09-2015
- Cập nhật : 18/09/2015
Khánh thành nhà máy nhiệt điện lớn nhất Việt Nam
Với việc đưa vào vận hành tổ máy số 1 và 2, đến nay nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia trên 3 tỷ kWh.
Sáng 17/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ cắt băng khánh thành Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 tại xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.
Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 có công suất 1200 MW (2x600 MW) với tổng mức đầu tư hơn 33.000 tỷ đồng. Nhiên liệu chính là than cám 5A Hòn Gai - Cẩm Phả và Vàng Danh - Uông Bí (Quảng Ninh).
Chủ đầu tư là Tập đoàn dầu khí Việt Nam; đơn vị thi công là Tổng công ty lắp máy Việt Nam (Lilama).
Là dự án nhiệt điện than có công suất tổ máy lớn, sử dụng công nghệ đốt than phun trực tiếp tiên tiến, khi đi vào vận hành, hàng năm nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống khoảng 7,2 tỷ kWh, góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ tải của khu vực nói chung và hệ thống điện Quốc gia nói riêng.
Việc đưa vào vận hành thương mại tổ máy số 1 từ ngày 31/12/2014 và tổ máy số 2 từ ngày 12/5/2015, đến nay đã cung cấp cho hệ thống điện Quốc gia trên 3 tỷ kWh.
Doanh thu hàng năm của nhà máy dự kiến khoảng từ 7 đến 8.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng vào tổng doanh thu của Tập đoàn và đóng góp đáng kể cho khoản thu ngân sách của Trung ương và địa phương.
Thủ tướng cũng ghi nhận những nỗ lực xúc tiến đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh.
"Việc xây dựng và đưa nhà máy vào hoạt động có ý nghĩa bước ngoặt, tạo động lực phát triển cho Hà Tính ở hiện tại và tương lai. Ngoài ra, cũng sẽ sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài, thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển" - Thủ tướng nhận định.
Thủ tướng cũng yêu cầu chủ đầu tư, trong quá trình vận hành nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 phải đảm bảo về môi trường, an toàn về lao động và phát triển bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cam kết tiếp tục cải cách hành chính để khu kinh tế Vũng Áng có môi trường đầu tư tốt nhất, hấp dẫn nhất. Sớm đưa khu kinh tế Vũng Áng lên tầm quốc gia, quốc tế.
Việt Nam thắng thầu 450.000 tấn gạo xuất sang Philippines
NFA cho biết đã hoàn tất việc đấu thầu nhập khẩu tổng cộng 750.000 tấn gạo, trong đó có 250.000 tấn gạo 25% tấm cho năm nay và 500.000 tấn gạo cùng loại cho năm 2016, để chuẩn bị đối phó với hiện tượng El Nino sắp tới.
Việt Nam trúng thầu cung cấp 450.000 tấn gạo cho Philippines với giá 426,6 USD/tấn so với giá của NFA đưa ra là 426,83 USD/tấn.
Trong khi đó, Thái Lan cũng đồng ý cung cấp 300.000 tấn gạo còn lại cho Philippines bằng với giá gạo của Việt Nam.
Theo đó, 125.000 tấn gạo đầu tiên sẽ được giao cho phía Philippines vào tháng 11 và 125.000 tấn gạo tiếp theo sẽ được bàn giao vào cuối tháng 12/2015.
Khối lượng 500.000 tấn gạo còn lại sẽ được bàn giao trong ba đợt vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3/2016.
Sau phiên đấu thầu, Phó Chủ tịch Ủy ban mua sắm liên chính phủ Patricia Galang-De Jesus cho biết sẽ có thông báo về việc trúng thầu trong 3 ngày tới./.
Khởi công nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 tổng vốn đầu tư 2,3 tỷ USD tại Thanh Hóa
Trong đó 25% tổng vốn đầu tư sẽ được góp bởi Liên danh Nhà đầu tư Marubeni - KEPCO, 75% vốn được huy động từ các ngân hàng quốc tế.
Theo kế hoạch, việc xây dựng tổ máy đầu tiên với công suất 600MW sẽ được hoàn tất vào tháng 9/2019 và tổ máy thứ hai với công suất 600MW sẽ được hoàn tất vào tháng 3/2020.Theo nguồn tin của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sau khi hoàn thành xây dựng, đấu nối 1.200MW điện vào lưới điện quốc gia, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 sẽ vận hành Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 trong thời hạn 25 năm trước khi bàn giao cho Chính phủ Việt Nam.
Dự án nằm trong quy hoạch tổng thể Trung tâm Điện lực Nghi Sơn nằm thuộc danh mục các dự án trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt, bao gồm 2 Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1 (2x300MW), Nghi Sơn 2 (2x600MW).
Trong đó, Nhiệt điện Nghi Sơn 1 do EVN làm chủ đầu tư và sắp hòa đồng bộ tổ máy 1. Dự án Nghi Sơn 2 được Bộ Công thương trao thầu cho Liên danh Marubeni – Kepco vào tháng 3/2013, với hình thức Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT). Đây là dự án điện BOT đầu tiên của Tập đoàn Marubeni tại Việt Nam.
Thêm cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường tại Úc
Các sản phẩm, hàng hóa trưng bày tại hội chợ thuộc nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, trong đó tập trung vào dệt may, giày dép, túi xách, sản phẩm dệt may gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng.
Theo Bộ Công thương, việc tham gia hội chợ sẽ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giới thiệu và quảng bá các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam trong các lĩnh vực nêu trên. Hiện nay, thị phần sản phẩm dệt may, giày dép của Việt Nam tại Úc còn nhiều cơ hội để mở rộng.
Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Úc những năm qua đã có những bước tiến tốt đẹp. Kim ngạch thương mại hai chiều luôn được duy trì và phát triển. Úc hiện là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 8 và là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 11 của Việt Nam.
Ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đầu tư, kinh doanh tại Úc. Ngược lại, Việt Nam cũng đang tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có các doanh nghiệp Úc, tới làm ăn tại Việt Nam.
Tập đoàn Hyundai muốn đầu tư vào nông nghiệp VN
Ngày 17/9, ông Mong Hyuck Chung, chủ tịch Tập đoàn Hyundai (Hyundai Corporation, Hàn Quốc), cùng đoàn tháp tùng đã có chuyến khảo sát vùng nguyên liệu rau củ, trái cây tươi tại Long An và Tiền Giang để tìm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tại VN.
Trước đó một ngày, tại buổi thăm dây chuyền sản xuất rau, củ, trái cây tươi và đông lạnh của Công ty Lavifood Corporation tại Khu công nghiệp Phú An Thạnh (Bến Lức, Long An), ông Mong Hyuck Chung cùng các thành viên trong đoàn đã đặt nhiều câu hỏi về lĩnh vực sản xuất rau củ, trái cây tươi tại VN. Chiều cùng ngày, đoàn đã đến thăm các vùng trồng khóm (dứa) tại Tiền Giang.
Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngô Quốc Thắng, tổng giám đốc Lavifood, cho biết sau lần đến tìm hiểu cách nay sáu tháng, phía Hyundai vừa chọn nhà máy sản xuất nông sản này để khảo sát thực tế và cho biết đang có ý định tìm đối tác cung cấp rau củ quả, trái cây cho tập đoàn.
Được biết, nhà máy Lavifood chuyên chế biến rau củ quả có tổng vốn đầu tư 25 triệu USD, trong đó giai đoạn 1 (6 triệu USD) sẽ đưa vào hoạt động ngày 21-9 tới với quy mô 15.000 tấn sản phẩm/năm.