Cảnh báo về việc lừa đảo yêu cầu chuyển tiền qua ngân hàng
Thị trường vàng miếng sẽ còn bị thao túng đến bao giờ?
Kinh tế Nga suy giảm mạnh nhất 6 năm
Giá hàng hóa cơ bản lao dốc, Trung Quốc hưởng lợi lớn nhất
Giới đầu tư quốc tế đua nhau mua vàng
Tin kinh tế đọc nhanh 19-09-2015
- Cập nhật : 19/09/2015
Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của 9 ngân hàng Việt
Theo bảng xếp hạng này, VIB và VietinBank là hai ngân hàng có chỉ số sức mạnh tài chính (BCA) cao nhất (ở mức b3) trong số 9 ngân hàng được đánh giá và có triển vọng "ổn định".
Triển vọng "ổn định" cũng được Moody’s xếp hạng cho BIDV và SHB trong khi các ngân hàng còn lại được đánh giá triển vọng "tích cực".
Xét về tiền gửi nội tệ, VietinBank và BIDV có chỉ số cao nhất ở mức B1, tiếp đến là VIB ở mức B2 và các ngân hàng còn lại ở mức B3.
Xét theo tiền gửi ngoại tệ, VietinBank, VIB và BIDV được xếp hạng cao nhất ở mức B2. Các ngân hàng còn lại có mức xếp hạng B3.
Ngô Tây Nguyên mất mùa kép
Tại các huyện khác như Ea Kar, Ea H'Leo, Krông Pắk, nông dân còn thực hiện trồng xen canh các loại cây đậu đỗ trong các ruộng, rẫy trồng ngô lai, hoặc trồng cây ngô lai xen trong các vườn cà phê chưa khép tán.
Cư M'Gar là huyện trọng điểm trồng ngô. Tuy nhiên, năm nay năng suất, sản lượng ngô giảm đáng kể, do thời tiết bất ổn. Ông Phạm Quang Mười – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Cư M’gar cho biết: Vụ hè thu năm nay toàn huyện gieo trồng được 5,4 ngàn ha cây lương thực, hoa màu, trong đó ngô chiếm khoảng 3,8 ngàn ha, đạt 100% kế hoạch đề ra. Năm nay ở Tây Nguyên bị “hạn hạn giữa mùa mưa” nên sản lượng cây lương thực bị giảm khoảng 25% so với niên vụ trước và giá ngô lại giảm mạnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con…
Theo nhận định của phần lớn bà con nông dân Tây Nguyên, năng suất, sản lượng ngô vụ hè thu năm nay giảm từ 25 đến 30% so với niên vụ trước. Nguyên nhân chính là do thời tiết bất lợi, phần nữa là do nhiều diện tích được chuyển sang trồng mì và đậu xanh.
Là người trồng ngô lâu năm, anh Nguyễn Văn Chính, xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk chia sẻ: “Ở Tây Nguyên thường thì vào cuối tháng 4 dương lịch là bắt đầu có mưa rải rác ở một số vùng và đến giữa tháng 5 là có mưa đều. Năm nay mùa mưa đến muộn hơn, lượng mưa lại ít, khiến năng suất các loại cây trồng đều giảm. Đã vậy giá ngô tại Tây Nguyên lại giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Nếu như năm trước giá ngô trên thị trường là 4.200-4.500đ/kg thì năm này chỉ ở mức 3.700 -3.900đ/kg".
Anh Lê Văn Phương, xã Ea Wen, huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk chia sẻ: “Năng suất, sản lượng ngô của gia đình tôi vụ này giảm hẳn. Nếu như năm trước đạt 40 tạ/ha bán với giá 4.500đ/kg, thu được 18 triệu đồng, năm nay cũng diện tích đó chỉ đạt 31 tạ, giá bán chỉ 3.800đ/kg, trừ các khoản chi phí xem như hòa vốn.
Tại tỉnh Đăk Nông, cây ngô được trồng hầu hết ở tất cả các huyện trên địa bàn tỉnh, nhưng chủ yếu tập trung ở Đăk Mil trên 14.000 ha, Krông Nô 13.850 ha, Cư Jut 13.150 ha. Cũng như tỉnh Đăk Lăk, do thời tiết năm nay bất ổn, mưa nắng thất thường nên năng suất, sản lượng cũng giảm đáng kể và dĩ nhiên bà con nơi đây cũng chịu cảnh ngô mất giá.
Đến 15/9: VAMC đã mua được hơn 82 nghìn tỷ đồng nợ xấu
Theo số liệu mới nhất mà lãnh đạo VAMC cung cấp, tính từ đầu năm đến 15/9/2015, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu của các TCTD đạt 82.208 tỷ đồng dư nợ gốc với giá mua 73.367 tỷ đồng, phát hành tài sản đảm bảo (TPĐB) là 69.069 tỷ đồng.
Trong công tác thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo, VAMC đã chủ động phối hợp với các TCTD để cùng tổ chức thực hiện hoặc ủy quyền thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo.
Vì vậy, cùng với sự hồi phục nền kinh tế và thị trường bất động sản ấm lên, trong hơn 9 tháng đầu năm 2015, VAMC đã thu hồi nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo đạt tổng giá trị 8.299 tỷ đồng, gần gấp đôi số nợ thu hồi được trong năm 2014
Việt Nam đề nghị Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo
Thông tin trên được nêu trong thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao nhân chuyến tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế thương mại Việt - Trung của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tổ chức ngày 17/9 tại Bắc Kinh.
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi, bình đẳng để doanh nghiệp Trung Quốc kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam. Ông cũng đề nghị các doanh nghiệp nước này tăng cường nhập khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế như nông, lâm, thủy sản, nhất là gạo; mở rộng hơn nữa hợp tác đầu tư với các dự án có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với mới trường.
Phó chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, ông Vương Gia Thụy nhấn mạnh hai nước đều có ưu thế riêng, trong tình hình mới, Việt Nam - Trung Quốc cần nắm bắt thời cơ, thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, nhất là tăng cường kết nối chiến lược phát triển, đi sâu hợp tác kinh tế thương mại, thúc đẩy hợp tác về năng lực sản xuất, mở rộng hợp tác giữa các địa phương hai nước.
Hiện Trung Quốc chiếm khoảng 35% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, 8 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang quốc gia này giảm 6,5% về lượng và giảm 11% kim ngạch do Trung Quốc giảm nhập khẩu. Hiện quốc gia này cũng đang kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu gạo theo đường tiểu ngạch, tăng cường nhập khẩu chính ngạch từ các nguồn cung với giá thấp của Ấn Độ, Pakistan, Myanmar khiến gạo Việt Nam gặp khó khăn.
Hơn 5,1 tỷ USD nâng cao tốc độ tàu lửa Bắc Nam
Ngày 18-9 tại TP.HCM, Cục Đường sắt Việt Nam đã công bố quy hoạch chi tiết hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.726 km từ ga Hà Nội đến ga Sài Gòn.
Đơn vị tư vấn cho biết các nhóm giải pháp về hạ tầng, phương tiện khai thác đến năm 2020 gồm cải tạo các nút cổ chai trên tuyến đường xây hầm Khe Nét, hầm Hải Vân, di dời ga Đà Nẵng ra khỏi TP, cải tạo cục bộ 91 vị trí với chiều dài 44,11 km ở đường cong nhỏ ảnh hưởng đến tốc độ, nâng cấp cải tạo cầu yếu…
Sau năm 2020 đến 2030, trên cơ sở kế thừa các giải pháp của “phương án cơ sở” sẽ đầu tư thực hiện tiếp các giải pháp để đạt “phương án cao”.
Trong đó thực hiện nhóm giải pháp nâng cao tốc độ chạy tàu như cải tạo tuyến đường cong đầu bắc ga Thanh Hóa, cải tạo tuyến đường sắt qua khu kinh tế nghi Sơn - Thanh Hóa, xây dựng cầu vượt giao cắt lập thể tại những điểm giao cắt giữa đường sắt, đường nội thi khu đông dân cư, xây các tuyến nhánh kết nối với cảng biển, khu du lịch, mua 14 đầu máy kéo tàu khách, 24 đầu máy kéo tàu hàng…
Theo đơn vị tư vấn, tổng mức đầu tư của “phương án cơ sở” là 85.214 tỷ đồng (khoảng 3,96 tỷ USD). Theo đó tốc độ chạy tàu khách năm 2013 bình quân là 60,8 km/giờ và tàu hàng là 32 km/giờ, đến năm 2020 tốc độ tàu khách sẽ tăng lên 84,4 km/giờ và tàu hàng là 55,7 km/giờ.
Tổng mức đầu tư của “phương án cao” là 110.873,7 tỷ đông (khoảng 5,15 tỷ USD). Đến năm 2020, tốc độ bình quân tàu khách là 95,7 km/giờ, tàu hàng là 63,1 km/giờ.
Bộ Giao thông vận tải sẽ sử dụng nguồn vốn đầu tư từ vốn ngân sách, vốn trái phiếu, ODA, BOT (đầu tư, kinh doanh, chuyển giao), BT (đầu tư, chuyển giao) hoặc vốn từ các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh khai thác vận tải.