Kiểm soát, giám sát chặt các lô hàng than xuất khẩu
Ấn Độ áp thuế tự vệ 20% đối với một số sản phẩm thép nhập khẩu
Lào Cai cần hơn 36.000 tỷ đồng mở rộng khu kinh tế
Nhật xem xét nhập xoài, thanh long ruột đỏ của Việt Nam
Đầu tư 5,1 tỉ USD, tàu khách Bắc - Nam chạy 95,7 km/h
Tin kinh tế đọc nhanh 17-09-2015
- Cập nhật : 17/09/2015
Một doanh nghiệp nhập 2 máy bay cỡ nhỏ
Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên Online ngày 16.9, Công ty cổ phần Hành tinh xanh vừa chính thức được Bộ Quốc phòng cho phép nhập khẩu 2 máy bay cỡ nhỏ.
Một chiếc máy bay cánh bằng ATEC 321, dạng máy bay Công ty Hành tinh xanh được nhập khẩu - Ảnh minh họa
Đề nghị chi 34 - 96 triệu đồng/cán bộ đi xúc tiến xuất khẩu gạo
Triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo, Bộ Công thương đã đề xuất khá chi tiết kinh phí hỗ trợ cho DN, cán bộ các bộ ngành tham gia chương trình.
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính về việc triển khai các chương trình xúc tiến thương mại nhằm xuất khẩu gạo sang Hong Kong, Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Mexico... Bộ Công thương đã đề xuất khá chi tiết kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp và cán bộ các bộ ngành tham gia chương trình.
Trong đó, trong chương trình xúc tiến thương mại dự kiến tổ chức tại Hong Kong vào tháng 9-2015 trong bốn ngày, kinh phí hỗ trợ cho đại diện một số bộ ngành và địa phương (khoảng 10 người) là hơn 34 triệu đồng/người.
Với chương trình xúc tiến thương mại tại Quảng Tây (Trung Quốc) trong sáu ngày, mức hỗ trợ cho các cán bộ (12 người) bình quân hơn 40 triệu đồng/người.
Với một số thị trường xa, chi phí hỗ trợ cho cán bộ nhà nước khoảng 96 triệu đồng/người và 126 triệu đồng/người với doanh nghiệp. Riêng với doanh nghiệp, Bộ Công thương đề nghị hỗ trợ 100% theo hình thức chi thực hết bao nhiêu thanh toán bấy nhiêu.
Trong văn bản trả lời, Bộ Tài chính đã chấp thuận một phần các khoản chi mà Bộ Công thương đề xuất, riêng với đoàn xúc tiến thương mại gạo tại Hoa Kỳ và Mexico, Bộ Tài chính đề nghị rà soát, nêu rõ sự cần thiết của chuyến đi này trước khi phê duyệt.
Kinh doanh game trái phép thu lời hàng tỉ đồng mỗi tháng
Dù chưa được cấp phép nhưng công ty Sgame vẫn thản nhiên kinh doanh nhiều trò chơi trực tuyến (game online) trên mạng: Đao Kiếm, Tân Tiên Kiếm, Đại Tướng, Đại Hiệp Truyện, Chiến Thần...
Ngày 16-9, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (C50), Bộ Công an xác nhận cơ quan này đang điều tra vụ việc có dấu hiệu “Kinh doanh trái phép” xảy ra tại Công ty cổ phần Sgame.
Vụ việc được C50 phối hợp với Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội - PC50 Hà Nội thực hiện.
Trước đó, cơ quan công an đã triệu tập, áp giải các ông Mai Thanh Long - Giám đốc công ty cổ phần Sgame; Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Mạnh Linh - đều là Phó Giám đốc công ty này lên làm việc.
Đồng thời, công an cũng thực hiện lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của ông Mai Thanh Long, Nguyễn Anh Dũng, đã thu giữ 2 máy chủ, 6 cây máy tính, hàng chục thùng tài liệu liên quan đến hành vi “Kinh doanh trái phép” đang bị điều tra.
Song song đó, cơ quan công an đã phối hợp với VNPT niêm phong 84 máy chủ; phối hợp Công ty cổ phần quốc tế Telehouse Việt Nam niêm phong 65 máy chủ là các máy chủ sử dụng để kinh doanh các trò chơi trực tuyến trái phép.
Theo kết quả xác minh bước đầu của cơ quan công an, Công ty cổ phần Sgame được thành lập vào tháng 9-2009 do 3 cá nhân trên là thành viên sáng lập.
Công ty này kinh doanh trò chơi trực tuyến, có trụ sở tại tòa nhà Hapulico đường Nguyễn Huy Tưởng, P.Thanh Xuân Trung, Q.Thanh Xuân, TP Hà Nội và một cơ sở làm việc tại tòa nhà 730 Võ Văn Kiệt, Q.5, TP.HCM với khoảng 60 nhân viên hoạt động theo sự điều hành của các cá nhân trên.
Theo quy định của pháp luật, việc kinh doanh trò chơi trực tuyến phải được cấp phép, các cá nhân trên đều biết nhưng vẫn tiến hành kinh doanh dù chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Một số trò chơi trực tuyến điển hình do công ty này kinh doanh gồm Đao Kiếm, Tân Tiên Kiếm, Đại Tướng, Đại Hiệp Truyện, Chiến Thần, Chân Long Giáng Thế, Tam Quốc Truyền Kỳ, Bắn Trâu... Được biết, mỗi tháng, công ty này có doanh thu từ 3-8 tỉ đồng.
Khởi công dự án VSIP tại Nghệ An
Sáng 16-9, Tổng công ty LD TNHH khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) đã tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng khu công nghiệp VSIP tại tỉnh Nghệ An.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và ông Lim Hưng Kiang, bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, cùng tham dự.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dụng cảm ơn Chính phủ Singapore đã tạo thuận lợi cho Tập đoàn Semb-corp đầu tư tại Việt Nam.
Thủ tướng nói: “Tôi đánh giá cao việc Tập đoàn Sem-corp đã quyết định chọn Nghệ An để phát triển VSIP thứ 7. Khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An nói riêng và khu vực Bắc Trung bộ nói chung.
Để VSIP 7 tại Nghệ An thật sự tiếp nối thành công của các VSIP khác, tôi đề nghị lãnh đạo các ngành, các cấp của tỉnh Nghệ An và nhân dân trong khu vực dự án phối hợp tốt với chủ đầu tư để bảo đảm thực hiện dự án đúng pháp luật, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn và hiệu quả, bảo vệ tốt môi trường, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân địa phương”.
Theo ông Hồ Đức Phước, bí thư tỉnh Nghệ An, VSIP là một trong những “quả đấm thép” góp phần phát triển kinh tế xã hội, đưa Nghệ An thoát nghèo và trở thành tỉnh khá của cả nước.
Ngoài ra khi đi vào hoạt động, VSIP sẽ thu hút việc làm cho hàng chục ngàn người Nghệ An và khu vực Bắc Trung bộ.
Theo VSIP, dự án tổ hợp khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ VSIP Nghệ An có diện tích 1.475ha, trong đó giai đoạn 1 triển khai xây dựng trên diện tích 750ha với tổng mức đầu tư 1.657 tỉ đồng.
Được biết, các khu VSIP trên cả nước thu hút đầu tư lên đến 7,9 tỉ đôla từ 593 công ty, tạo ra 160.000 việc làm cho người lao động.
Xây dựng trung tâm Logistic ga Yên Viên
Ga đường sắt Yên Viên (Hà Nội) được đầu tư xây dựng trung tâm logistic theo hình thức xã hội hóa. Trung tâm sẽ ứng dụng công nghệ tiên tiến giúp nâng cao năng lực xếp dỡ container và hàng hoá tại ga từ 3 - 5 lần, tăng sản lượng hàng hoá thông ga Ga Yên Viên gấp 2 - 3 lần.