8 tháng, sản lượng than đá xuất khẩu chỉ bằng 1/4 cùng kỳ
Hyundai muốn nhập khẩu rau, củ, quả VN
Bộ Tài chính khẳng định không tiếp tục giảm 50% tiền thuê đất
Cần Thơ: Thu hồi dự án tái định cư tại “đất vàng” Cồn Khương
Thái Lan điều tra chống bán phá giá tôn phủ màu Việt Nam
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-09-2015
- Cập nhật : 16/09/2015
Cung tăng làm giá căn hộ ở Đà Nẵng giảm
Theo khảo sát của Savills, giá nhà biệt thự tại Đà Nẵng trong quý 2 tăng 9% so với quý 1 trong khi giá căn hộ quý 2 lại giảm 5% so với quý trước do nguồn cung tại quận Sơn Trà tăng.
Cưỡng chế doanh nghiệp FDI nợ thuế
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - Cục Hải quan TP.HCM vừa ra quyết định cưỡng chế làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đối với 46 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do liên quan nợ thuế.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các doanh nghiệp nêu trên nợ gần 30 tỷ đồng thuế từ nhiều năm trước, trong đó doanh nghiệp nợ nhiều nhất trên 8 tỷ đồng, nợ thấp nhất là 9 triệu đồng.
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế TP.HCM, các doanh nghiệp trên không còn hoạt động tại địa chỉ đăng kí kinh doanh. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp nợ thuế lớn, như: Công ty TNHH Mi So Vina (P. An Lạc, quận Bình Tân, TP.HCM), nợ trên 8 tỷ đồng; Công ty TNHH Thanh Phong Vina (xã Tân Xuân, Hóc Môn TP.HCM), nợ trên 6,5 tỷ đồng; Công ty TNHH Đại Sáng Vina (423 Quốc lộ 1A. P.An Phú Đông, quận 12 TP.HCM), nợ trên 5,8 tỷ đồng; Công ty TNHH Sae Hwa VIna (tỉnh lộ 8, ấp 12, xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi TP.HCM), nợ trên 1,3 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV Samsam (TP.HCM) nợ trên 2,4 tỷ đồng…
Theo lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, do các khoản nợ thuế trên thuộc diện nợ trên 10 năm, nên Chi cục đang hoàn tất hồ sơ nợ thuế của các doanh nghiệp để có bước xử lý dứt điểm đối với những khoản nợ thuế nêu trên theo quy định.
Thêm nguồn vốn vay ODA cho lĩnh vực truyền tải điện
Với nhu cầu vốn đầu tư hằng năm 15.000-18.000 tỉ đồng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) đang tích cực mở rộng hợp tác quốc tế, huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Hiện nay, EVNNPT đang tập trung huy động các nguồn vốn vay ODA để đầu tư phát triển hệ thống truyền tải điện quốc gia từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ưu đãi nước ngoài, tín dụng xuất khẩu và thương mại trong nước.
Mới đây, ADB cam kết sẽ tiếp tục ủng hộ và đồng hành cùng EVNNPT mở rộng hệ thống truyền tải điện quốc gia với những chính sách cởi mở hơn và hình thức cho vay phong phú hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để EVNNPT có thể đạt được mục tiêu phát triển trong dài hạn và vươn lên trở thành đơn vị truyền tải điện vững mạnh, chuyên nghiệp trong khu vực và châu Á.
Theo đó, ADB thông báo sẽ bổ sung hình thức cho vay mới với tên gọi khoản vay dựa trên kết quả thực hiện. Khoản vay này có thể triển khai từ năm 2017 với các tiêu chí rất mở, thuận lợi và tăng tính chủ động cho EVNNPT.
Tuy nhiên, khoản vay sẽ bị ràng buộc chặt chẽ hơn về điều kiện giải ngân so với các khoản vay truyền thống. Công tác giải ngân sẽ dựa trên kết quả thực hiện các chỉ số đã được hai bên thống nhất và ký kết trong hiệp định vay.
Trước mắt, trong giai đoạn 2017-2019, ADB sẽ tài trợ khoảng 600 triệu USD cho EVNNPT và chia thành 2 khoản vay theo hình thức dựa trên kết quả thực hiện.
Mặt khác, ADB cũng có thể xem xét tài trợ cho EVNNPT lên tới 1,2 tỉ USD cho giai đoạn 2016-2025 trên cơ sở nhu cầu đầu tư tổng thể của toàn giai đoạn bên cạnh việc triển khai khoản vay 3 và khoản vay 4 của khoản vay phân kỳ MFF (Multi-tranche Financing Facility).
Dự kiến trong tài khóa 2018, EVNNPT sẽ thu xếp một khoản vay mới của Ngân hàng Thế giới (WB) cho dự án Hiệu quả lưới điện truyền tải 2 khoảng 500 triệu USD.
Bên cạnh thu xếp vốn ODA từ các nhà tài trợ chính, Tổng Công ty còn nỗ lực tìm kiếm, huy động vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế khác dưới hình thức tín dụng xuất khẩu.
Đồng thời, mở rộng hợp tác song phương, tăng cường hợp tác trong khối ASEAN và các nước trong khu vực, qua đó góp phần đáp ứng nguồn vốn cho công tác đầu tư, xây dựng và nâng cao năng lực cho hệ thống truyền tải điện quốc gia.
Ford Việt Nam dự kiến nộp ngân sách 2.000 tỷ đồng
Từ việc xếp thứ 7 trong tổng số các công ty sản xuất ô tô tại Việt Nam năm 2007, Ford Việt Nam đã phát triển vững chắc và đến nay xếp thứ 3 về thị phần trên thị trường ô tô Việt Nam.
Trong 3 năm gần đây, Ford là một trong những thương hiệu ô tô có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở thị trường Việt nam với mức tăng trưởng 71% trong 2 năm liên tiếp 2013, 2014 và tiếp tục tăng trưởng 70% trong 6 tháng đầu năm 2015. Ba dòng xe Ford Ranger, Ford Transit và Ford Ecosport liên tục dẫn đầu thị trường.
Theo ông Phạm Văn Dũng, trong thời gian tới, Ford Việt Nam cam kết tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và lao động lành nghề, quan tâm đời sống người lao động, tuân thủ những quy định luật pháp và tích cực đóng góp trách nhiệm với cộng đồng.
Tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển đã tặng bằng khen cho 3 cá nhân của Công ty Ford Việt Nam đã có những đóng góp nổi bật cho phát triển kinh tế- xã hội địa phương.
Được thành lập vào tháng 9/1995, Công ty Ford Việt Nam là liên doanh giữa Tập đoàn ô tô Ford có trụ sở ở Michigan, Hoa Kỳ (75%) và Công ty Diesel Sông Công (25%) với tổng số vốn đầu tư đến nay là hơn 126 triệu USD. Đây là một trong những dự án đấu tư lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam, cũng là liên doanh ô tô lớn nhất cả nước.
Nhà máy lắp ráp của Ford Việt Nam ở tỉnh Hải Dương được khai trương vào tháng 11/1997 với công suất là 14.000 xe/năm. Ford là công ty sản xuất ô tô đầu tiên ở Việt Nam nhận các chứng chỉ ISO 9001, ISO 14001 và QS 9000 và chứng chỉ ISO/TS16949 – 2002 về quản lý chất lượng.
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng ổn định
Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek), cho biết phần lớn doanh nghiệp hội viên đều đã đạt được thỏa thuận năng lực cung ứng cho các nhà đặt hàng nước ngoài.
Đến cuối tháng 8-2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của toàn ngành ước đạt 15 tỉ USD, tăng 10,95% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trao đổi với Tuổi Trẻ về đơn hàng dệt may của quý 4-2015, ông Phạm Xuân Hồng, chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek), cho biết phần lớn doanh nghiệp hội viên đều đã đạt được thỏa thuận năng lực cung ứng cho các nhà đặt hàng nước ngoài.
Trong đó, đã có khoảng 80 - 85% doanh nghiệp trong Agtek ký được hợp đồng xuất khẩu cho quý cuối cùng của năm, đồng thời tiến hành đàm phán năng lực cung ứng sản xuất cho mùa hàng 2016.
“Các nhà đặt hàng vẫn chấp nhận mức giá như đầu năm 2015 đến nay, trong đó đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ có phần nhỉnh hơn so với châu Âu” - ông Hồng thông tin.
Đến cuối tháng 8-2015, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của toàn ngành ước đạt 15 tỉ USD, tăng 10,95% so với cùng kỳ năm ngoái, và đang chạy nước rút để đạt mục tiêu xuất khẩu 28 - 28,5 tỉ USD cho cả năm 2015.