Sắt thép Trung Quốc vẫn "ồ ạt" vào Việt Nam
Techcom Capital thành lập hai quỹ đầu tư chứng khoán
Mở rộng các điểm thanh toán thẻ
Bia, nước uống tăng lực… tiêu thụ mạnh
Điện thoại “cứu nguy” cho xuất khẩu 8 tháng
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-09-2015
- Cập nhật : 17/09/2015
Thành phố Hồ Chí Minh xúc tiến đầu tư Khu công nghệ cao thứ 2
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao thứ hai, với tên gọi Công viên Khoa học Công nghệ.
Dự án do Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh(SHTP) làm chủ đầu tư, tập trung ưu đãi đầu tư phát triển công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến dẫn hướng cho các ngành sản xuất công nghệ cao, phục vụ chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước.
Tại Hội thảo xúc tiến đầu tư Công viên Khoa học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh do Ban quản lý Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 16/9, ông Dương Minh Tâm, Phó Trưởng Ban quản lý cho biết, đây là mô hình nâng cao, tạo môi trường tốt nhất thúc đẩy tiềm năng khoa học công nghệ, cũng là mô hình kết nối, bổ sung cho hoạt động của khu công nghệ cao hiện hữu.
Với sự đầu tư trên, khu công nghệ cao thứ hai này sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp công nghệ cao. Trong đó, phát huy sự kết nối tri thức đại học, viện nghiên cứu với doanh nghiệp công nghệ cao phù hợp với thế mạnh và nguồn nhân lực thành phố, trở thành mô hình cơ bản của nền kinh tế tri thức trong tương lai.
Công viên Khoa học Công nghệ đặt tại phường Long Phước, quận 9 với diện tích gần 200 ha, dự kiến đầu tư xây dựng dự án trong 5 năm, từ năm 2016-2020.
Theo Ban quản lý SHTP, mục tiêu trước mắt của dự án là thu hút đầu tư sản xuất công nghệ cao, nghiên cứu phát triển công nghệ mới, đồng thời hình thành các trung tâm nghiên cứu triển khai công nghệ tiên tiến có nhiệm vụ chiến lược nâng cấp công nghệ có tiềm năng và lợi thế của thành phố.
Khi đi vào hoạt động, các sản phẩm chủ yếu của Công viên là công nghệ thông tin, công nghệ và sản phẩm sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ lưu trữ năng lượng theo nguyên lý mới; công nghệ vũ trụ; cơ điện tử và tự động hóa; công nghệ y sinh; sản phẩm từ hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Tính đến nay, SHTP đã thu hút 80 dự án, với tổng mức đầu tư hơn 4,3 tỷ US D. Cụ thể, 49 dự án trong nước với số vốn 801 triệu USD và 31 dự án FDI với vốn đầu tư trên 3,5 tỷ USD.
Riêng năm 2014, thu hút vốn đầu tư FDI của Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 48% tổng thu hút vốn đầu tư FDI thành phố.
Trong 8 tháng năm 2015, giá trị xuất khẩu đạt hơn 2,93 tỷ USD, tăng 68% so với cùng kỳ.
Lotte đề xuất hỗ trợ bán hàng Việt trên hệ thống Lotte toàn cầu
Thứ trưởng khẳng định Bộ Công thương sẽ tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp FDI nói chung và Lotte nói riêng trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Nếu Lotte gặp khó khăn cần tháo gỡ có thể trao đổi qua các Vụ chức năng của Bộ Công thương gồm Vụ thị trường Châu Á- Thái Bình Dương và Vụ Thị trường trong nước.
Tổng Giám đốc Lotte Việt Nam cho biết: “Quá trình xây dựng Lotte tại Việt Nam ngoài sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan, Bộ, Ngành thì sự hỗ trợ của Bộ Công thương là quan trọng nhất”. Ông Lee Jong Kook cho rằng việc xây dựng tòa nhà Lotter Center Hà Nội là bước đầu, nếu đi vào hoạt động hiệu quả, Lotte sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư tại Việt Nam, xây dựng chuỗi trung tâm thương mại Lotte đồng thời cố gắng thúc đẩy đào tạo nhân lực làm việc tại Việt Nam để có những nhân lực xuất sắc nhất.
Theo ông Lee Jong Kook, Lotte đang nghiên cứu phát triển nhiều dự án tại Việt Nam. “Chúng tôi liên tục cố gắng để phát triển với hy vọng vừa mang lại giá trị lợi nhuận cho Lotte vừa góp phần phát triển kinh tế xã hội và con người tại Việt Nam”, ông Lee chia sẻ.
Mới khai trương được một năm nhưng hiện tại 40% căn hộ văn phòng tại tòa Lotte Center Hà Nội đã được cho thuê, tỉ lệ này sẽ tăng lên khoảng 50% vào cuối năm 2015. Hệ thống trung tâm thương mại Lotte chuẩn bị mở rộng ra phạm vi 20 nước trên toàn thế giới.
Hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU vẫn phụ thuộc khối FDI
Mới đây, trong Hội thảo Giới thiệu cuốn sách tham khảo về hệ thống phân phối Châu Âu và lấy ý kiến về cuốn sách tham khảo hướng dẫn tiếp cận thị trường EU đối với ngành hàng đồ gỗ, rau quả và thủ công mỹ nghệ do Vụ Thị trường Châu Âu, Cục Xúc tiến Thương mại phối hợp với Dự án EU Mutrap tổ chức, bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết: Liên minh châu Âu - EU luôn là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam.
Những năm qua, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục suy thoái, khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu vẫn còn nặng nề, nhưng quan hệ thương mại hai chiều Việt Nam – EU vẫn tăng trưởng rất tích cực.
Từ năm 2012, EU đã vượt qua Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất và đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Năm 2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU đạt trên 36,8 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm 2013, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt 27,9 tỷ USD tăng 14,8%, nhập khẩu đạt trên 8,9 tỷ USD giảm 5,8%.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU thời gian qua vẫn phụ thuộc phần lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với các mặt hàng như: điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép, v.v...
Trong khi đó, khả năng tiếp cận thị trường EU của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn hạn chế. Xét tương quan cạnh tranh, kim ngạch xuất khẩu sang EU đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam còn thua kém nhiều nước trong khu vực ASEAN, và còn xa mới có thể so sánh được với Trung Quốc.
Không rót thêm ngân sách cho khu kinh tế Vũng Áng
Do đó, địa phương tự điều chỉnh trong số vốn kế hoạch năm 2015 đã được Thủ tướng giao. Đồng thời, sử dụng nguồn vượt thu ngân sách địa phương và nguồn vốn khác để đầu tư.
Ngoài ra, tỉnh Hà Tĩnh chủ động bố trí trong cân đối kế hoạch đầu tư công trung hạn (giai đoạn 2016-2020) để thực hiện các dự án cần thiết, cấp bách.
Hơn 380 triệu USD nâng cấp vùng lõi đô thị thành phố Cần Thơ
Ngày 16/7, tại Cần Thơ, lãnh đạo thành phố có buổi làm việc với Ban Quản lý dự án đầu tư, xây dựng, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển thành phố Cần Thơ về dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị.
Theo đó, hơn 380 triệu USD; trong đó có 70% vốn ODA và 30% vốn đối ứng, sẽ được dành để nâng cấp, chống ngập cho vùng lõi đô thị thành phố, bao gồm quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy với diện tích 2.675ha.
Đại diện Ban quản lý cho biết dự án sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017 với nội dung sẽ chú trọng đến các giải pháp kiểm soát ngập, nhu cầu kết nối giữa các biện pháp kiểm soát ngập với chỉnh trang đô thị và kết nối giao thông, tăng cường năng lực quản lý đô thị thích ứng, bảo đảm phát triển bền vững.
Để kiểm soát ngập cho vùng lõi, Ban quản lý sẽ cải tạo, nâng cấp một phần kè sông Cần Thơ, kè Rạch Cái Sơn, xây dựng 2 âu thuyền tại Cái Khế và Đầu Sấu, 13 cống ngăn triều trên hệ thống đường kiểm soát phía ngoài. Trong vòng kiểm soát phía trong, sẽ có 2 hồ điều hòa, trữ nước được xây dựng là hồ làng Đại Học và hồ Long Hòa, nạo vét 14 kênh, rạch trong khu vực dự án.
Cùng với đó, dự án cũng dành ra 7,75 triệu USD để cải tạo hệ thống thoát nước và xây dựng trạm xử lý bùn với công suất 150m2/ngày đêm, nâng cấp 12km đường ống thoát nước, hệ thống giếng tách và cửa xả nước ra sông để đảm bảo nước rút nhanh, tránh ngập đường.
Ngoài ra, Ban quản lý cũng đề ra nhiều biện pháp kiểm soát ngập với chỉnh trang đô thị và kết nối giao thông. Cầu Quang Trung 2, với tổng mức đầu tư 18,93 triệu USD được xây song song với cầu Quang Trung hiện tại nhằm giảm tải và đảm bảo lưu lượng lưu thông thông suốt. Cầu và đường Trần Hoàng Na cũng được đầu tư 43,71 triệu USD để mở rộng, nâng cấp. Đường nối Cách Mạng Tháng Tám đến đường tỉnh 918 được xây mới với giá trị đầu tư 26,74 triệu USD.
Bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ yêu cầu Ban quản lý đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình vì dự án được kỳ vọng là chiến lược kiểm soát ngập tổng hợp cho thành phố Cần Thơ trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.