tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 18-09-2015

  • Cập nhật : 18/09/2015

Thành lập Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị gần 24.000ha

bien cua viet - quang tri

Biển Cửa Việt - Quảng Trị

Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định thành lập Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, có diện tích tự nhiên 23.792ha, nằm phía Đông Nam tỉnh Quảng Trị.
Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị bao gồm các khu chức năng như khu công nghiệp, khu hành chính, khu dân cư, khu du lịch, khu dịch vụ, khu cảng.

Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế là khai thác tối đa lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị, khu vực Trung Bộ.

Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được xây dựng và phát triển trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, địa bàn có tính đột phá của tỉnh Quảng Trị; cực phát triển quan trọng của vùng Trung Bộ.

Khu kinh tế sẽ trở thành trung tâm giao thương quốc tế, trung tâm công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện năng, du lịch, thương mại dịch vụ; cảng biển lớn của vùng Trung Bộ.

Đồng thời tiến hành phát triển đô thị và những ngành kinh tế khác gắn với Hành lang kinh tế Đông Tây; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đô thị văn minh, kiến trúc tiên tiến.

Phạm vi hành chính của khu kinh tế bao gồm 17 xã, thị trấn là: Hải An, Hải Ba, Hải Vĩnh, Hải Quế, Hải Khê, Hải Dương (thuộc huyện Hải Lăng); Triệu An, Triệu Phước, Triệu Vân, Triệu Trạch, Triệu Lăng, Triệu Sơn (thuộc huyện Triệu Phong); Gio Quang, Gio Mai, Gio Hải, Gio Việt và thị trấn Cửa Việt (thuộc huyên Gio Linh).

Bộ NN&PTNT đề nghị nới điều kiện xuất khẩu cá tra

bo nn&ptnt de nghi noi dieu kien xuat khau ca tra

Bộ NN&PTNT đề nghị nới điều kiện xuất khẩu cá tra

 Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Nghị định 36/2014/NĐ-CP, Bộ NN&PTNT đã chỉ ra nhiều điểm chưa hợp lý trong quá trình triển khai.

Theo Bộ NN&PTNT, một số tỉnh chậm hoàn thành việc rà soát, phê duyệt quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra ở địa phương. Điều này ảnh hưởng đến tiến độ cấp mã số ao nuôi và xác nhận đăng ký nuôi cá tra thương phẩm, ứng dụng và chứng nhận quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGap).

Đến nay, mới có gần 50% diện tích nuôi cá tra được chứng nhận VietGap, trong khi Nghị định 36 đặt ra mục tiêu đến hết năm 2015 các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm phải áp dụng và được chứng nhận VietGap và các chứng nhận quốc tế tương đương.

Bộ NN&PTNT khẳng định mục tiêu này “không thể hoàn thành, cần thêm thời gian”. Do đó, cơ quan này đề nghị lùi thời gian thực hiện mục tiêu này đến hết năm 2016.

Ngoài ra, theo Bộ NN&PTNT, việc quy định chỉ được phép sản xuất sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước không quá 83% và tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10% (cá tra loại tốt) gây khó khăn trong việc tiêu thụ xuất khẩu cá tra.

Vì thế, cơ quan này đề nghị Chính phủ giao Bộ NN&PTNT hướng dẫn lộ trình thực hiện theo hướng đến ngày 31/12/2018, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh xuất khẩu có tỷ lệ mạ băng không vượt quá 20%, hàm lượng nước tối đa không vượt quá 86% so với khối lượng tịnh của sản phẩm.. 1 năm sau, tức hết năm 2019 mới áp dụng đầy đủ quy định cá tra phi lê đông lạnh có hàm lượng nước không quá 83% và tỷ lệ mạ băng không vượt quá 10%.

Đáng chú ý, đối với việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra, cơ quan hải quan chỉ chấp nhận thông quan đối với những lô hàng của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra đã được Hiệp hội Cá tra Việt Nam xác nhận, rất nhiều hiệp hội, UBND các tỉnh đã kiến nghị bỏ quy định này.

Bộ NN&PTNT cho rằng việc tiếp tục duy trì đăng ký hợp đồng xuất khẩu là cần thiết. Song cơ quan này đề xuất quy định “mở” hơn bằng cách sửa đổi việc đăng ký hợp đồng xuất khẩu cá tra theo hướng không phải là điều kiện để cơ quan hải quan chấp nhận thông quan. Đồng thời, đề xuất bỏ thu phí của doanh nghiệp khi đăng ký hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra.

 

Dù vậy, Bộ NN&PTNT vẫn muốn bổ sung thêm quy định về chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát theo hình thức hậu kiểm tại các cơ sở nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra.


Việt Nam đón thêm dòng vốn ngoại tỷ đôla

Tổng vốn FDI cấp mới và tăng thêm đang cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.

Trong buổi gặp với Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh tuần qua, Huân tước Lord Puttnam - Đặc phái viên về thương mại và văn hóa của Thủ tướng Anh cho hay trong hai năm tới, Vương quốc Anh phải vươn lên đứng thứ 10, thay vì vị trí 15 trong số hơn 100 quốc gia vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam. So sánh với dữ liệu hiện tại, để lọt vào top 10, vốn đầu tư của Anh phải đạt tối thiểu 7 tỷ USD, tức tăng 2,5 tỷ USD so với con số hiện nay.

samsung display tang von them 3 ty usd la diem sang cho buc tranh thu hut von fdi tu dau nam den nay.

Samsung Display tăng vốn thêm 3 tỷ USD là điểm sáng cho bức tranh thu hút vốn FDI từ đầu năm đến nay.

Nhiều tổ chức quốc tế cũng chia sẻ quan điểm tích cực về xu hướng đầu tư vào Việt Nam thời gian tới. Trong kế hoạch hai năm một lần đưa đoàn gồm 3.600 doanh nghiệp của Mỹ tại Singapore sang Việt Nam, Đại sứ Kirk Wagar thông tin 81% doanh nghiệp mong muốn mở rộng đầu tư tại khu vực ASEAN, mà Việt Nam được chọn là điểm đến số một. Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (Jetro) Ishige Hiroyuki trong buổi làm việc với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 16/9 cũng bày tỏ, 70% doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng quy mô kinh doanh tại Việt Nam, tập trung trong lĩnh vực sản xuất. 

Bên cạnh những tín hiệu tích cực trên, con số thực tế cũng chứng minh tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang cải thiện và các dự án lớn đã xuất hiện kể từ quý II trở lại đây.

Trong lĩnh vực bất động sản, Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án thành phố Đế Vương trị giá 1,2 tỷ USD do nhà đầu tư trong nước liên doanh với Denver Power (Vương quốc Anh), triển khai tại TP HCM. Hay ở khu vực công nghiệp, Samsung tiếp tục ghi dấu ấn khi tăng thêm 3 tỷ USD cho dự án sản xuất các loại màn hình của công ty Samsung Display, tổng vốn rót thêm là 3 tỷ USD, so với con số ban đầu một tỷ USD.

Kết quả này tạo bước ngoặt, khiến sau một thời gian dài tổng vốn FDI đăng ký và cấp mới bị thụt lùi so với năm ngoái thì nay đã tăng 30% sau 8 tháng, đạt 13,3 tỷ USD - cao nhất so cùng kỳ kể từ năm 2010 đến nay. Giải ngân vốn FDI tăng gần 8%, đạt 8,5 tỷ USD. 

Ông Đỗ Nhất Hoàng - Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nhận định Việt Nam có nhiều triển vọng về thu hút FDI năm 2015 và trong thời gian tới. Nguyên nhân là các tổ chức quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp đều đánh giá tốt về môi trường đầu tư - kinh doanh trong nước. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc và Thái Lan sang các nước ASEAN, trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến hấp dẫn. Việc vốn giải ngân tăng cũng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài ngày càng có niềm tin vào thị trường Việt Nam.

Một số dự án lớn trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, năng lượng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú ăn uống… có nhiều khả năng được cấp phép trong 4 tháng cuối năm, ông Hoàng dẫn chứng về tiềm năng thu hút vốn năm nay.

Tuy nhiên, đại diện cơ quan quản lý cho hay Việt Nam vẫn phải vượt qua nhiều rào cản, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu, công nghiệp hỗ trợ manh mún, năng suất lao động chưa cao, môi trường kinh doanh phải cạnh tranh với các nước trong khu vực... 

 


FPT thắng thầu dự án thuế kỷ lục tại Bangladesh

Vượt qua 5 nhà thầu quốc tế, FPT IS được Bangladesh chọn lựa để triển khai dự án hệ thống ứng dụng quản lý thuế VAT sau hai giai đoạn đấu thầu căng thẳng.

Lễ ký hợp đồng giữa Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) và Cơ quan thuế Bangladesh đã diễn ra ngày 16/9. Với trị giá 33,6 triệu USD, đây là hợp đồng công nghệ thông tin theo dạng chìa khóa trao tay lớn nhất từ trước đến nay của Bangladesh.

Doanh nghiệp Việt Nam cho biết đã phải vượt qua 5 nhà thầu quốc tế đến từ Anh, Pháp, Canada, Trung Quốc và Luxembourg để triển khai dự án Cung cấp, triển khai và bảo hành, bảo trì hệ thống ứng dụng quản lý thuế VAT (IVAS). Dự án được triển khai trong 12 tháng và bảo hành, bảo trì trong vòng 5 năm tiếp theo.

Trước đó, Bangladesh gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu đúng, thu đủ thuế, tổng hợp thống kê số liệu do hạn chế ứng dụng công nghệ thông tin. Dự kiến, IVAS sẽ giúp cơ quan thuế nước này quản lý, tổng hợp, phân tích tốt hơn và nhanh chóng có thể áp dụng Luật thuế VAT mới vào năm 2016. IVAS cũng góp phần giúp Bangladesh thực hiện kế hoạch nâng số tiền thu thuế VAT từ 4,5 tỷ USD (chiếm 3,7% GDP) năm 2014 lên 8 tỷ USD (4,5% GDP) vào năm 2020.

FPT IS từng thắng thầu hàng chục hợp đồng quốc tế, gần đây là hợp đồng trị giá 1,4 triệu USD nằm trong gói tài trợ của chính phủ Mỹ dành cho Philippines, nhằm nâng cao thu nhập cho người dân bằng cách kích thích chi tiêu và đầu tư công, làm tăng nguồn thu thuế và phòng chống tham nhũng.


Nếu lãi suất của Mỹ tăng, VN bị tác động ra sao?

 Cơ sở để Fed tăng lãi suất là tỉ lệ thất nghiệp và chỉ số lạm phát tại Mỹ, tuy nhiên hai yếu tố này đang ngược chiều nhau. ..

dong usd lien tuc nhich dan trong nhung ngay qua

Đồng USD liên tục nhích dần trong những ngày qua

PGS.TS Trần Hoàng Ngân (hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính - marketing):

Nếu tăng 0,5% sẽ gây ra cú sốc mạnh

Cơ sở để Fed tăng lãi suất là tỉ lệ thất nghiệp và chỉ số lạm phát tại Mỹ, tuy nhiên hai yếu tố này đang ngược chiều nhau. Tỉ lệ thất nghiệp giảm là yếu tố để Fed nâng lãi suất nhưng chỉ số lạm phát lại thấp, do vậy có lý do để Fed trì hoãn việc tăng lãi suất.

Về quốc tế, tình hình không thuận lợi cho việc tăng lãi suất do kinh tế thế giới còn khó khăn nhưng kỳ vọng của nhà đầu tư lại mong Fed tăng lãi suất. Do vậy, xét cả hai yếu tố thì khả năng Fed tăng lãi suất hay không là 50:50.

* Nếu Fed tăng lãi suất sẽ tác động thế nào đến VN?

- Theo tôi, trong tình huống đó cơ hội để giảm lãi suất VND sẽ không còn. Hiện lãi suất VND vẫn còn cao so với các đồng tiền trong khu vực dù lạm phát ở VN ở mức thấp. Lý do là lãi suất VND bị kìm bởi tỉ giá. Nếu lãi suất USD tăng lên thì chênh lệch lãi suất giữa VND và USD bị thu hẹp, khi đó sẽ tạo áp lực dịch chuyển sang ngoại tệ, dẫn đến nhu cầu về USD tăng gây áp lực lên tỉ giá.

* Vậy tỉ giá có tăng không nếu Fed tăng lãi suất?

- Theo tôi, việc này còn phụ thuộc vào cung cầu thị trường, sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tiền tệ chứ không chỉ phụ thuộc vào mỗi yếu tố là Fed tăng lãi suất.

Trong hai đợt tăng tỉ giá vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã lường trước yếu tố này, do vậy nếu Fed chỉ tăng lãi suất thêm 0,25% lên mức 0,5%, áp lực lên tỉ giá VND/USD sẽ không lớn và Ngân hàng Nhà nước vẫn đủ sức giữ vững tỉ giá. Nhưng nếu Fed tăng đến 0,5% thì sẽ gây ra cú sốc mạnh.


VN được hưởng lợi nhiều từ AEC

AEC mang thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu VN, cũng như cung cấp hàng hóa đầu vào chi phí hiệu quả hơn cho sản xuất, giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng VN

nganh cong nghiep o to cua asean trong tien trinh hoi nhap kinh te cua cac quoc gia thuoc hiep hoi cac quoc gia dong nam a 

Ngành công nghiệp ô tô của ASEAN trong tiến trình hội nhập kinh tế của các quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 

Ngày 16-9, tại buổi báo cáo về “Những cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp cần phải làm gì khi các quy định của AEC được thực hiện”, vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công thương Lương Hoàng Thái cho biết việc hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một mục tiêu dài hạn và thời điểm 31-12-2015 chỉ là cột mốc quan trọng trong quá trình chuẩn bị của các nước chứ không phải đích đến cuối cùng, sẽ không có chuyện mọi thứ thay đổi hoàn toàn sau thời điểm này. 

Thực tế, hiện nay nhiều cam kết đã được các nước thực hiện gần hết lộ trình đề ra.

Theo ông Thái, AEC hướng đến một thị trường chung, không gian sản xuất thống nhất, khu vực phát triển kinh tế đồng đều, cơ bản không còn hàng rào thuế quan... “VN là một trong những nước có khả năng được hưởng lợi cao từ AEC, chủ yếu từ việc các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá tích cực.

Ngoài ra, AEC mang thêm thị trường cho hàng hóa xuất khẩu VN, cũng như cung cấp hàng hóa đầu vào chi phí hiệu quả hơn cho sản xuất, giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng VN”, ông Thái nhấn mạnh.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục