Gần 2 tỉ USD đầu tư vào Chân Mây-Lăng Cô
Ngân hàng Đầu tư quốc tế hỗ trợ VN phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
GDP Trung Quốc tổn thương vì chiến dịch chống tham nhũng
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp Slovakia đến đầu tư
Đòi nợ thuế, khó trăm bề
Tin kinh tế đọc nhanh 21-09-2015
- Cập nhật : 21/09/2015
Sắt thép Trung Quốc vẫn "ồ ạt" vào Việt Nam
Theo số liệu mới công bố của Tổng cục hải quan, nhập khẩu sắt thép trong tháng 8/2015 đạt 1,53 triệu tấn với trị giá là 695 triệu USD; giảm 10,2% về trị giá so với tháng trước.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 8, lượng sắt thép cả nước nhập về là 9,91 triệu tấn, tăng 41,1% về lượng.
Đồng thời, số liệu thống kê của Tổng cục hải quan cũng cho thấy, mặc dù đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong 8 tháng năm 2015 giảm 22,7% nhưng trị giá nhập khẩu vẫn đạt 5,14 tỷ USD; tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014.
Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua từ Trung Quốc là gần 6 triệu tấn, tăng mạnh 79,4%; Nhật Bản:1,69 triệu tấn, tăng 13,8%; Hàn Quốc: 1,14 triệu tấn, tăng 26,7%...so với 8 tháng/2014.
Bên cạnh đó, đối với sản phẩm từ sắt thép, trong tháng 8/2015, cả nước nhập khẩu hơn 292 triệu USD, giảm 15,1% so với tháng trước.
Tính đến hết tháng 8/2015, tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước đạt 2,7 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong 8 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc với trị giá hơn 952 triệu USD, tăng 56,5%; từ Hàn Quốc đạt hơn 764 triệu USD tăng 85,6% so với cùng kỳ năm trước…
Techcom Capital thành lập hai quỹ đầu tư chứng khoán
Ngày 19.9, đại diện Công ty TNHH Quản lý Quỹ Kỹ thương (Techcom Capital) cho biết Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chính thức cấp giấy chứng nhận thành lập Quỹ đầu tư cổ phiếu Techcom (TCEF) và Quỹ đầu tư trái phiếu Techcom (TCBF).
Mở rộng các điểm thanh toán thẻ
Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa có văn bản yêu cầu NH Nhà nước chi nhánh các địa phương và NH thực hiện các giải pháp đẩy mạnh thanh toán qua thẻ.
Cụ thể, NH phải yêu cầu các đơn vị chấp nhận thẻ cam kết chấp nhận thanh toán tất cả loại thẻ và không thu phụ phí của khách hàng khi thanh toán bằng thẻ, chấn chỉnh các đơn vị chấp nhận thẻ thu phụ phí của khách hàng.
Ngoài ra, ban chỉ đạo phát triển POS các địa phương phối hợp với cơ quan chức năng liên quan tạo điều kiện thuận lợi cho các NH triển khai lắp đặt thêm POS, đặc biệt mở rộng đến các lĩnh vực tiềm năng như bệnh viện, trường học, dịch vụ công, chợ đầu mối, hộ tiểu thương... nhưng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Bia, nước uống tăng lực… tiêu thụ mạnh
Tuy nhiên, việc tăng trưởng này chủ yếu đến từ việc tăng giá trị, trong khi tăng trưởng khối lượng tiêu thụ lại “giậm chân tại chỗ”.
Đáng chú ý là tại thành thị, tình hình tiêu thụ các nhóm sản phẩm chính như sữa, thực phẩm, sản phẩm chăm sóc gia đình… đang gặp khó khăn thì nhóm sản phẩm đồ uống đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức 6,7%. Tăng trưởng của nhóm sản phẩm đồ uống tập trung chủ yếu đến từ bia, nước uống tăng lực và nước uống thể thao.
Đại diện Nielsen khuyến nghị điều quan trọng đối với các nhà sản xuất Việt Nam là phải xác định được những vùng nông thôn trọng điểm đầu tư để đảm bảo tối đa hiệu quả kinh doanh. Đồng thời phải hiểu biết về người tiêu dùng nông thôn và có các lộ trình thích hợp để giành lấy thị trường tiềm năng này.
Điện thoại “cứu nguy” cho xuất khẩu 8 tháng
Tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong 8 tháng năm 2015 đạt 20,18 tỷ USD; tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2014 và đóng góp gần 5 tỷ USD trong 9 tỷ USD của tăng xuất khẩu.
Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, trị giá xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong tháng 8/2015 đạt 3,02 tỷ USD; tăng 19,1% so với tháng trước (tương ứng tăng 485 triệu USD).
Kết quả đạt được đã nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện trong 8 tháng năm 2015 lên 20,18 tỷ USD; tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2014 và đóng góp gần 5 tỷ USD trong 9 tỷ USD của tăng xuất khẩu.
EU là đối tác lớn nhất nhập khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam với trị giá đạt 6,7 tỷ USD, tăng22,3% và chiếm 33,2% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Tiếp theo là thị trường: các Tiểu Vương Quốc Arập thống nhất đạt 3,17 tỷ USD, tăng 23%; Hoa Kỳ đạt 1,78 tỷ USD, tăng 109,5%; Đức đạt 1,2 tỷ USD, tăng 42,2%; Áo đạt 1,12 tỷ USD,giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2014.
Theo nhận định của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng chủ lực này đã vượt 20 tỷ USD trong 8 tháng và đóng góp nhiều nhất vào tăng kim ngạch xuất khẩu .
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện trong 8 tháng năm 2015 đạt 7,18 tỷ USD; tăng 37,5% so với cùng kì năm 2014.
Trong đó, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc đạt 4,52 tỷ USD, tăng18,1% và chiếm 62,9% kim ngạch nhập khẩu của cả nước; Hàn Quốc đạt 2,14 tỷ USD, tăng 85,1%…so với cùng kì năm 2014.