Ba tháng, Việt Nam chi 10,6 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
Ba tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu 10,6 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi xuất khẩu sang thị trường này chỉ đạt hơn 4,1 tỷ USD. Đáng nói kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc bằng 1/3 tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam theo các thị trường.
Tổng cục Hải Quan vừa công bố tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2016. Theo đó, tổng kim ngạch thương mại 3 tháng năm 2016 của Việt Nam đạt hơn 76,17 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 38,77 tỷ USD, nhập khẩu đạt 37,4 tỷ USD, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 1,37 tỷ USD.
nhập khẩu và nhập siêu của Trung Quốc vẫn lớn nhất đối thương mại Việt Nam
Về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch hơn 8,3 tỷ USD, (chiếm 24,4% tổng xuất khẩu theo thị trường), xuất khẩu sang EU đạt 7,6%, chiếm hơn 19%... Đây cũng là hai thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam với kim ngạch lần lượt là: 6,6 tỷ USD và 5,4 tỷ USD.
Về thị trường nhập khẩu, Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc với hơn 10,6 tỷ USD (chiếm hơn 28% tổng kim ngạch nhập khẩu), tiếp sau là Hàn Quốc với 6,8 tỷ USD và khu vực ASEAN với hơn 5,3 tỷ USD, chiếm 14% tổng giá trị nhập khẩu.
Đây cũng là thị trường mà Việt Nam nhập siêu lớn, trong đó nhập siêu từ Trung Quốc với 6,5 tỷ USD; từ Hàn Quốc hơn 4,4 tỷ USD và từ các nước ASEAN hơn 1,3 tỷ USD...
Xét về doanh nghiệp, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đang xuất siêu nhưng với con số thấp chỉ đạt 4,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 27.286,4 tỷ USD, nhập khẩu đạt 22,49 tỷ USD. Khu vực doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt 11,49 tỷ USD, trong khi đó nhập khẩu đạt 14,9 tỷ USD, nhập siêu 3,5 tỷ USD.
Đáng chú ý, các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất trong 3 tháng qua đều có xuất xứ từ Trung Quốc và các đối tác thương mại Trung Quốc luôn đứng đầu trong danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ cung ứng hàng nhập khẩu cho Việt Nam.
Trong đó máy móc, thiết bị phụ tùng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 1,9 tỷ USD, máy vi tính linh kiện điện tử là 1,23 tỷ USD, nguyên liệu dệt may, da giày là 1,62 tỷ USD, điện thoại và linh kiện điện tử 1,5 tỷ USD, sắt thép các loại đạt hơn 2,9 triệu tấn và ô tô nguyên chiếc (chủ yếu là xe tải) đạt 2,26 nghìn chiếc.
Ngoài các hàng hóa nhập khẩu chính ngạch có khai báo hải quan, nhập khẩu từ Trung Quốc còn có nhiều hình thức: tạm nhập tái xuất, nhập tiểu ngạch, nhập hàng theo chính sách ưu đãi cho nhân dân vùng biên giới và đặc biệt là lượng nhập lậu các mặt hàng: thịt tươi sống, động thực vật, rau quả và hàng tiêu dùng đang có chiều hướng gia tăng (DT)
Apple 'đặt' Samsung sản xuất 100 triệu tấm nền màn hình OLED trong năm 2017
iPhone trong tương lai sẽ được chuyển sang dùng tấm nền màn hình OLED - Ảnh: Apple
Theo thông tin của trang Korean Herald (Hàn Quốc), Apple và Samsung vừa đạt được một thỏa thuận hợp tác quan trọng, khi sẽ là đối tác sản xuất màn hình OLED chính trong tương lai.
Gạo Việt lo mất thị trường vì giá cao
Xuất khẩu gạo ba tháng đầu năm nay của nước ta đạt trên 1,4 triệu tấn với giá trị đạt hơn 600 triệu USD, theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng gạo xuất khẩu tăng gần 58%, giá trị tăng 55%.
Xuất khẩu gạo tăng mạnh, tuy nhiên giá gạo cũng đang ở mức cao nhất so với các nguồn cung cấp khác trong khu vực châu Á. Cụ thể, giá gạo xuất khẩu trong tháng 3 tăng trở lại mức 375-380 USD/tấn (loại gạo 5% tấm), cao hơn giá Thái Lan. Do giá cao nên gạo Việt Nam thiếu cạnh tranh và có thể mất thị phần đối với nhu cầu mới trong thời gian tới.
Iran, Ấn Độ bắt tay giải bài toán khó giá dầu
Iran và Ấn Độ tăng cường hợp tác giải quyết bài toán khó về cung - cầu dầu thế giới - Ảnh: Reuters
Nhóc tì 3 tuổi 'đe dọa' nhóm trật tự đô thị để bảo vệ bà mìnhKhông nước nào cần bơm thêm dầu nhiều hơn Iran, và cũng không quốc gia nào hiện trong “cơn khát” dầu lớn hơn Ấn Độ.
TIN LIÊN QUAN <
Theo CNN, Iran và Ấn Độ gần đây tăng cường hợp tác để giải quyết bài toán khó về cung - cầu dầu thô thế giới.
Iran đang nâng sản lượng dầu thô, sản xuất dầu mỏ nhiều hơn kể từ sau khi được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt quốc tế hồi tháng 1. Phần lớn số dầu này được bán cho Ấn Độ - đất nước đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Tehran từ thời mà các hạn chế thương mại vẫn đang áp đặt lên quốc gia Trung Đông.
Số dầu Ấn Độ nhập khẩu từ Iran đã tăng gần gấp ba lần kể từ tháng 1, chạm mốc 540.000 thùng dầu/ngày trong tháng trước, theo số liệu từ hãng nghiên cứu thị trường hàng hóa Genscape.
Nhiều nhà máy lọc dầu của Ấn Độ được xây dựng để xử lý dầu thô bơm từ Iran. Dữ liệu của Genscape còn cho thấy hầu hết các thùng dầu mới của Iran đã và đang được vận chuyển đến nhà máy lọc dầu ở bang Gujarat, thay thế các lô hàng nhập khẩu từ Iraq và Nigeria.
Ấn Độ hiện tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn bất cứ nền kinh tế lớn nào khác và nước này cũng cần nhiều năng lượng hơn. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Nhu cầu dầu thô của Ấn Độ sẽ tăng thêm 300.000 thùng/ngày trong năm nay.
“Ấn Độ có thể thay thế Trung Quốc trở thành cỗ máy tăng trưởng chính của thế giới”, IEA cho hay. Giá dầu rẻ giúp Ấn Độ - đất nước gần như hoàn toàn dựa vào dầu nhập khẩu - có các thương vụ với mức giá ưu đãi hơn. Mỗi đô la Mỹ giảm trong giá cả dầu thô sẽ giúp quốc gia Nam Á tiết kiệm 1 tỉ USD mỗi năm.
Quan hệ thương mại Ấn Độ - Iran có cơ hội để mở rộng thêm. Các nhà sản xuất dầu mỏ lớn thế giới sẽ họp vào cuối tuần này ở Doha (Qatar) để thảo luận về thỏa thuận đóng băng sản lượng, nhưng Iran đã tuyên bố trước đó rằng họ sẽ tiếp tục tăng hạn ngạch. Iran muốn bơm 4 triệu thùng dầu/ngày trong thời gian tới, tăng so với mức 3,3 triệu thùng/ngày hiện nay.
Tehran và New Delhi có thể mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực năng lượng khác. Hai nước đã thảo luận về một đường ống chuyển khí thiên nhiên lỏng Iran - Pakistan - Ấn Độ. Đối với quốc gia Nam Á, tăng cường hợp tác là một phần của chiến lược dài hạn. Bất chấp áp lực từ Mỹ, Ấn Độ trước đây từng từ chối tham gia đầy đủ vào các thỏa thuận hạn chế thương mại đối với Iran do Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu.
Trong thời gian Iran chịu lệnh trừng phạt quốc tế, Ấn Độ đã trả tiền một cách hợp pháp cho lượng nhỏ dầu thô Iran bằng cách gửi đồng rupee vào một quỹ. Iran sau đó dùng quỹ này để mua hàng hóa Ấn Độ. Hàng nhập khẩu từ Ấn Độ vào Iran tăng gần gấp đôi những năm 2009 đến 2013.
Giao dịch bất động sản chững lại
Ngày 15.4, trong một báo cáo gửi Thành ủy TP.HCM, UBND TP và các sở ngành, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết giao dịch trong quý 1/2016 có dấu hiệu chững lại so với quý 4/2015.
Theo đó, từ đầu năm đến nay toàn thị trường đã bán được khoảng 9.000 căn trong tổng số khoảng 57.000 căn dự kiến chào bán trong năm 2016.
Đến nay, cũng đã có khoảng 700 người nước ngoài mua căn hộ cao cấp. Nguyên nhân, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, là do một số thay đổi về chính sách gần đây, nhất là thông tin sửa đổi Thông tư 36 theo hướng siết lại nguồn tín dụng vào bất động sản.
Tuy nhiên, HoREA dự báo thị trường bất động sản năm 2016 tiếp tục tăng trưởng không thấp hơn năm 2015 và sẽ có sự chuyển hướng tích cực, đầu tư nhiều hơn vào phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán vừa túi tiền cũng như sự gia tăng đầu tư vào bất động sản công nghiệp, văn phòng cho thuê, căn hộ dịch vụ trong giai đoạn đất nước hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhất là đón đầu Hiệp định TPP. Đồng thời, do nguồn cung tăng và áp lực đảm bảo tính thanh khoản, áp lực cạnh tranh dẫn đến giá cả sẽ hợp lý hơn, có lợi cho người tiêu dùng.
(
Tinkinhte
tổng hợp)