tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 13-08-2016

  • Cập nhật : 13/08/2016

Nước Nga trải qua 18 tháng suy thoái

GDP nước này đã giảm 0,6% quý II năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu chính thức vừa công bố.

Con số này đánh dấu 18 tháng Nga chìm trong suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có hy vọng cho người dân nước này, vì tốc độ giảm đã bắt đầu chậm lại. Năm 2015, GDP Nga co lại 3,7%. Còn quý I năm nay, mức giảm là 1,2%.Nga đang chịu tác động kép từ giá dầu thấp và các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây. Đã 6 quý, kinh tế nước này không tăng trưởng.

nguoi dan mua ban tai mot cho thuc pham o nga. anh: reuters

Người dân mua bán tại một chợ thực phẩm ở Nga. Ảnh: Reuters

Phương Tây cho rằng Nga phải chịu trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Các lệnh trừng phạt của họ đã khiến đầu tư vào Nga giảm mạnh, và các công ty Nga không thể tiếp cận nguồn vốn Âu - Mỹ.

Đồng rouble cũng lao dốc so với USD năm 2015, đẩy lạm phát lên 2 chữ số. Dù lạm phát từ đó đã hạ nhiệt, giá cả tháng trước vẫn tăng 7%.

Hàng triệu người Nga thì lại rơi vào cảnh nghèo khó từ năm 2014, khi Nga cấm vận hầu hết thực phẩm nhập khẩu từ phương Tây. Việc này đã đẩy giá cả lên cao hơn nữa, trong khi mức lương thực tế lại giảm 10% năm ngoái.

Một số cuộc biểu tình phản đối đã diễn ra tại Nga vì khủng hoảng kinh tế. Đây là việc rất hiếm khi xảy ra.

Để đối phó với khủng hoảng, Tổng thống Nga - Vladimir Putin đã phải giảm chi tiêu công. Ông thậm chí tự cắt 10% lương mình năm ngoái.

Tháng trước, Chính phủ Nga đã tăng lương tối thiểu thêm 20%. Ngân hàng trung ương tuần này cũng dự báo Nga quay về "tăng trưởng chậm" trong những tháng tới. Trong khi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì cho rằng GDP nước này sẽ co lại 1,2% năm nay và chỉ tăng trở lại năm tới.

Tháng 9, Nga sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội. Các lãnh đạo nước này cũng đang cố trấn an người dân rằng nền kinh tế đang có bước ngoặt.


Hơn 50% lợi nhuận của Petrolimex từ kinh doanh xăng dầu

Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Petrolimex 6 tháng đầu năm đạt hơn 2.800 tỉ đồng, bằng 148% so với cùng kỳ. 

Trong đó, lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh xăng dầu mang lợi cho tập đoàn này 1.597 tỉ đồng, chiếm 56,9% tổng lợi nhuận hợp nhất.

Ngày 11-8, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết đã gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước báo cáo tài chính quý 2 của Công ty mẹ - Petrolimex và báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 năm 2016 của toàn Tập đoàn.

Theo báo cáo, kết quả sản xuất - kinh doanh 6 tháng năm 2016 của Petrolimex, Tổng doanh thu thuần hợp nhất (của các đơn vị thành viên Petrolimex trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn, vận tải xăng dầu, thiết kế, cơ khí, xây lắp, bảo hiểm,…) đạt 58.718 tỉ đồng, bằng 73,4% so với cùng kỳ.

Lý giải doanh thu giảm, người được ủy quyền công bố thông tin của Petrolimex- ông Lưu Văn Tuyển cho biết do giá dầu thô thế giới bình quân 6 năm 2015 là 53,29 USD/thùng, trong khi bình quân năm 6 tháng 2016 giảm còn 39,52 USD/thùng, bằng 74,16% giá dầu bình quân cùng kỳ năm trước.

Điều đáng chú ý là dù doanh thu giảm nhưng theo báo cáo, tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế của tập đoàn này đạt 2.802 tỷ đồng, bằng 70,6% kế hoạch và bằng 148% so với cùng kỳ.

Trong đó, lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh xăng dầu của toàn Tập đoàn đạt 1.597 tỉ đồng, tương đương 56,9% tổng lợi nhuận hợp nhất. Còn tổng lợi nhuận trước thuế của các hoạt động kinh doanh ngoài xăng dầu (kinh doanh gas, hóa dầu, bảo hiểm, ngân hàng…) đạt 1.205 tỉ đồng, tương đương 43,1 % tổng lợi nhuận hợp nhất. 

Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất 6 tháng 2016 là 2.292 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận của Tập đoàn trong lợi nhuận hợp nhất là 2.026 tỉ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu hợp nhất là 11,2%.

Chính vì lợi nhuận cao nên tổng số tiền mà Petrolimex phải nộp ngân sách 6 tháng đầu năm là 17.336 tỉ đồng, tăng 2.346 tỉ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.


Bàn giao giàn khoan 230 triệu USD cho Vietsovpetro

Chiều 12-8, tại TP Vũng Tàu, Công ty CP Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) tổ chức lễ khánh thành và bàn giao giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 cho chủ đầu tư là Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro).
cac dai bieu du le khanh thanh va ban giao gian khoan tu nang tam dao 05 cho chu dau tu la lien doanh viet-nga (vietsovpetro).

Các đại biểu dự lễ khánh thành và bàn giao giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 cho chủ đầu tư là Liên doanh Việt-Nga (Vietsovpetro).

Tham dự sự kiện có nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cùng các bộ, ngành, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu…

Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Mỹ với tổng khối lượng là 18.000 tấn. Giàn có khả năng khoan tới mỏ dầu khí với độ sâu 9.000 m.

Chiều dài của giàn là 167 m, khả năng chất tải gần 3.000 tấn. Giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị 230 triệu USD.

Giàn được thiết kế có khả năng chịu được điều kiện khắc nghiệt của môi trường, có thể hoạt động an toàn trong điều kiện bão cực hạn trên cấp 12. Giàn được đăng kiểm bởi đơn vị ABS (Mỹ).

Đây là giàn khoan tự nâng thứ hai do PV Shipyard thực hiện sau giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 đã được bàn giao cho Vietsovpetro đưa vào sử dụng thành công trong hơn bốn năm qua.

Với khối thép khổng lồ nặng xấp xỉ 13.699 tấn cùng hàng tấn các thiết bị điện, điện tự động, kiến trúc nội thất, có thể nói giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 là giàn khoan lớn nhất từ trước đến nay.

gian khoan tu nang tam dao 05.

Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05.

Tháng 3-2014, giàn được khởi công chế tạo. Sau 32 tháng thi công, trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đến nay đã hoàn thiện và bàn giao cho chủ đầu tư.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng biểu dương các thành tích vượt bậc của tập thể cán bộ, công nhân viên PV Shipyard.


Thêm 60.000 tỉ đồng nợ xấu đã được xử lý

Tính đến ngày 29-7, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,45%, huy động vốn tăng 9,94%, tín dụng nền kinh tế tăng 8,54% so với cuối năm 2015. Tỉ lệ nợ xấu tiếp tục giảm.

Đây là hàng loạt chỉ số quan trọng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra trong cuộc họp báo chiều qua (11-8), về hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm và định hướng hoạt động những tháng cuối năm 2016.

Cụ thể, trong bảy tháng đầu năm 2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,45%, huy động vốn tăng 9,94% (huy động bằng VND tăng 12,28%, bằng ngoại tệ giảm 6,25%),  so với cuối năm 2015. Tín dụng tăng 8,54% cao hơn so với cùng kỳ. Thanh khoản của các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục được đảm bảo và có dư thừa, mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm so với cuối năm trước.

Từ cuối tháng 5-2016, NHNN đã chỉ đạo các TCTD thực hiện các biện pháp cân đối vốn duy trì ổn định lãi suất huy động, tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có điều kiện giảm lãi suất cho vay; ban hành thông tư sửa đổi quy định các giới hạn, tỉ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, trong đó điều chỉnh tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn giảm dần theo lộ trình, đã góp phần hỗ trợ giảm áp lực lãi suất cho các TCTD.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp, mặt bằng lãi suất của các TCTD về cơ bản diễn biến ổn định. Từ cuối tháng 4-2016, các ngân hàng (NH) đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn và đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn về tối đa 10%/năm đối với các khách hàng vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Theo NHNN, đến cuối tháng 6-2016, tỉ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,58%, giảm so với mức 2,78% vào tháng 5-2016.

Theo số liệu do các TCTD và Công ty Quản lý tài sản - VAMC báo cáo, tổng các khoản nợ xấu được xử lý trong sáu tháng đầu năm 2016 đạt 59,71 ngàn tỉ đồng (giảm 14,55% so với cùng kỳ năm trước). Trong đó, bán nợ cho VAMC (8,88 ngàn tỉ đồng), khách hàng trả nợ (30,98 ngàn tỉ đồng), sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu (7,24 ngàn tỉ đồng).


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục